Site icon Hocluat.VN

Trình bày các biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước

cuong-che-hanh-chinh

1. Cưỡng chế hành chính là gì?

Cưỡng chế hành chính là bắt buộc phải thi hành một mệnh lệnh, quyết định hành chính, là phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các biện pháp cưỡng chế hành chính có tính chất, nội dung và vai trò khác nhau trong hoạt động quản lý.

 

Các nội dung liên quan:

 

2. Các biện pháp cưỡng chế hành chính cụ thể

2.1. Các biện pháp phòng ngừa

Các biện pháp phòng ngừa có tính chất hạn chế quyền

Đó là các biện pháp như: đóng cửa biên giới khi dịch bệnh; cấm đi vào đường đang có nguy cơ sụt lún, nhà đổ,…

Các biện pháp phòng ngừa có tính chất bắt buộc trực tiếp

Đó là các biện pháp như: kiểm tra thực phẩm; kiểm tra, tiêu hủy gia cầm; cách ly những người bị xác định có khả năng nhiễm bệnh lây lan,…

2.2. Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

– Tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Khám người;

– Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Bảo lãnh hành chính;

– Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

– Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.

2.3. Các biện pháp hành chính khác

Trong Pháp lệnh XLVPHC có quy định 04 “biện pháp hành chính khác”, thực chất đây là các “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt”. Là “biện pháp hành chính” vì chúng do luật hành chính quy định. Là “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt” vì tính cưỡng chế hành chính của nó rất đặc biệt, còn cao hơn tất cả các biện pháp cưỡng chế hành chính còn lại, bởi nó hạn chế quyền tự do – một quyền cơ bản nhất của con người.

Đó là các biện pháp:

– Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

– Đưa vào trường giáo dưỡng;

– Đưa vào cơ sở giáo dục;

– Đưa vào cơ sở chữa bệnh;

2.4. Các biện pháp trách nhiệm hành chính

Nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính này có mục đích xử lý đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, được áp dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động nhà nước và xã hội, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cho nên Pháp lệnh XLVPHC quy định rất cụ thể các biện pháp thuộc nhóm này.

 


Các tìm kiếm liên quan đến các biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước, trình bày các biện pháp cưỡng chế hành chính, ví dụ cưỡng chế hành chính, các biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng khi không có vi phạm hành chính, thực trạng cưỡng chế hành chính hiện nay, cưỡng chế nhà nước là gì, nêu các hình thức cưỡng chế hành chính nhà nước, vai trò của cưỡng chế hành chính, biện pháp phòng ngừa hành chính

3.7/5 - (3 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Exit mobile version