Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân
– Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ luôn là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong lập trường tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ … Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ”.
– Dân chủ là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Dân chủ ở nước ta là dân chủ gián tiếp theo hình thức đại diện.
1. Nhà nước của dân
– Quan điểm nhất quán của HCM là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc thuộc về nhân dân.Quan điểm trên được thể hiện qua hai bản Hiến pháp mà Người đã lãnh đạo soạn thảo trong 24 năm làm Chủ tịch nước là Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.
– Nhân dân làm chủ Nhà nước tức là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước. Nhân dân có bầu ra các đại biểu, uỷ quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời, nhân dân cũng có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
– Người cũng nêu lên quan điểm Dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Do đó, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đất nước.
Trong nhà nước của dân, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là công bộc của dân.
2. Nhà nước do dân
– Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ.Nhà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra, do dân ủng hộ, đóng thuế để hoạt động… Do đó khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó. Tuy nhiên, quyền lợi, quyền hạn của nhân dân bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.
– Hồ Chí Minh quan niệm phải xây dựng Nhà nước Việt Nam mới hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước do nhân dân tạo ra và quản lý ở chỗ:
- Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ.
- Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
- Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân.
3. Nhà nước vì dân
Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác. Đồng thời, cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa uỷ quyền và cũng là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân.
Nhà nước đó là một nhà nước trong sạch, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành. Cán bộ nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
Cán bộ thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính…, là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài… Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài. Cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là làm quan phát tài.
Các tìm kiếm liên quan đến quan diem hcm ve xay dung nha nuoc the hien quyen la chu va lam chu cua nhan dan: quan điểm về xây dựng nhà nước trong sạch hiệu quả, tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, tư tưởng hồ chí minh về quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nhà nước, những quan điểm chung của hcm về văn hóa, quan điểm của hồ chí minh về vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, dân làm chủ là gì, xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện như thế nào
Để lại một phản hồi Hủy