Mặc dù tất cả mọi trình tự kiểm tra, xử phạt giao thông đều được quy định cự thể trong luật, trong thông tư nhưng không phải người đi đường nào cũng biết cộng thêm cái tâm lý chung của những người vi phạm giao thông mà không biết luật là sợ bị phạt, sợ bị giữ phương tiện nên cứ bị tuýt còi là nghĩ rằng mình mắc lỗi gì đó rồi lo lắng xuất trình giấy tờ và trình bày để xin tha mặc dù chả biết những anh “công an tốt bụng” có đang làm đúng luật hay không?
Sau đây là Trình tự kiểm tra, xử phạt giao thông, một số điều luật người đi đường cần biết để có thái độ ứng xử hợp lý khi gặp những anh “công an tốt bụng” trên đường!
I. Người được giao tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ:
– Văn cứ vào Khoản 1 Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 và Khoản 5 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì người tuần tra, kiểm soát giao thông là Cảnh sát giao thông. Có thể hiểu, chỉ có Cảnh sát giao thông mới có quyền kiểm soát và kiểm tra lỗi vi phạm.
– Tuy nhiên, căn cứ và Khoản 3 Điều 87 Luật giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông có thể huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp để cùng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông trong trường hợp cần thiết.
– Cảnh sát giao thông không được đút tay vào túi quần hoặc túi áo, không được sử dụng bia, rượu và các chất có cồn, không được hút thuốc theo quy định tại Điều 43 Thông tư 17/2012/TT-BCA.
II. Điều kiện để được dừng xe kiểm tra, kiểm soát:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì CSGT được dừng phương tiện trong những trường hợp sau:
– Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm;
– Thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm;
– Thực hiện lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông của một số cơ quan có trách nhiệm. Trường hợp này CSGT phải có văn bản chứng minh mình đang thực hiện mệnh lệnh của cấp trên;
– Có tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người tham gia giao thông.
III. Tác phong, thái độ của cán bộ Công an:
Khi làm việc với người nhân, cán bộ Công an phải cư xử đúng mực, đúng theo quy định của pháp luật.
– Khi tiếp xúc để làm việc, phải chào theo quy định của Điều lệnh Ngành CAND hoặc kết hợp chào bằng lời theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 17/2012/TT-BCA.
– Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm theo quy định tại Điều 41 Thông tư 17/2012/TT-BCA.
– Xưng hô phải đúng mực và tuân thủ quy định tại Điều 38 Thông tư 17/2012/TT-BCA.
IV. Chứng minh vi phạm
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
– Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì trong trường hợp các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông được ghi lại bằng các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ thì người tham gia giao thông có quyền được xem hình ảnh, kết quả ghi thu lại đó. Nếu như không xem được ngay thì phải hướng dẫn người dân xem tại cơ quan công an.
– Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì trường hợp chưa thể dừng phương tiện để xử lý tại chỗ thì phải thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến trụ sở coongan nơi phát hiện để giải quyết.
V. Kiểm tra, kiểm soát giấy tờ
Nếu như đủ căn cứ để kiểm tra giấy tờ (chứng minh được lỗi vi phạm, hoặc chứng minh được việc thực hiện nhiệm vụ tuần tra theo mệnh lệnh) thì CSGT sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ như sau:
– Giấy phép lái xe;
– Giấy đăng ký xe;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ (đối với ô tô)
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe cơ giới.
– Chứng minh nhân dân (căn cước/hộ chiếu)
– Giấy tờ khác liên quan đến hoạt động của phương tiện vận tải.
Ngoài ra, CSGT có thể sẽ kiểm soát các thiết bị an toàn, kỹ thuật của xe như: đèn chiếu sáng, còi, hệ thống phanh, gạt nước, gương chiếu hậu, xi – nhan… Và kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ (nếu có).
VI. Xử lý vi phạm
Theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì nếu như cá nhân vi phạm mà bị xử phạt từ 250.000 đồng trở xuống, hoặc tổ chức vi phạm hành vi bị phát từ 500.000 đồng trở xuống thì việc xử phạt hành chính có thể thực hiện mà không cần biên bản trừ trường hợp phát hiện hành vi vi phạm bằng thiết bị, phương tiện kỹ thuật.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Cám ơn thông tin bạn chia sẻ. Với thông tin bổ ích này, mình sẽ biết được cách thức, trình tự để xử phạt giao thông. Hiện nay, có một số ít các anh giao thông làm việc không có tâm, người vi phạm an toàn giao thông thì không bắt, nhè người đi đường hiền lành mà bắt nạt, đòi tiền. Một số trường hợp khi đag thi hành nhiệm vụ còn có mùi rượu bia. Bắt người vi phạm vô chưa nói lỗi gì thì đã quát nạt thế này thế kia. Phải biết luật thì mới đối phó được với mấy anh này thôi