Tội phá rối an ninh được quy định tại Điều 118 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 89. Tội phá rối an ninh BLHS 1999.
Các nội dung liên quan được tìm kiếm:
- Tội phản bội Tổ quốc theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết tại Bộ luật hình sự 2015
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ tại Bộ luật hình sự 2015
Điều 118. Tội phá rối an ninh
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bình luận tội phá rối an ninh theo quy định của BLHS 2015
1. Phá rối an ninh là gì?
Phá rối an ninh được hiểu là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, với mục đích chống chính quyền nhân dân.
2. Các yếu tố cấu thành tội phá rối an ninh
2.1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:
a) Có hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều phá rối an ninh chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động cơ quan, tổ chức.
Hành vi phá rối an ninh, được thể hiện qua việc gây ra tình trạng náo động, lộn xộn, mất trật tự, an toàn ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, nơi đóng quân của lực lượng vũ trang (nhưng không sử dụng vũ lực, phá hoại tài sản như tội bạo loạn).
b) Có hành vi chống người thi hành công vụ. Được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực (như dùng tay, chân, đấm, đá, dùng gậy gộc đánh giết,…) đối với người thi hành công vụ nhằm cản trở không cho họ thực hiện công vụ, nhiệm vụ (người thi hành công vụ là cán bộ công chức hoặc người cản trở không cho họ thực hiện công vụ, công vụ được Nhà nước giao).
c) Có hành vi cản trở hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Được hiểu là những hành vi gây khó khăn cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Lưu ý: Các hành vi nêu trên về tính chất, mức độ của hành vi chưa đến mức cấu thành tội bạo lọan (nghĩa là tính chất, mức độ về bạo lực có hạn chế hơn nhiều so với tội bạo loạn) mặc dù về hình thức có những điểm giống nhau.
2.2. Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể là sự ổn định chính trị của Nhà nước và hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội.
2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố. Mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân (cụ thể là nhằm làm mất ổn định tình hình chính trị, làm suy yếu nhà nước) là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
2.4. Chủ quan
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Về hình phạt tội phá rối an ninh
Mức hình phạt của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
a) Khung một (khoản 1)
Có mức phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ 02 đến 07 năm.
c) Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội).
4. Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Để lại một phản hồi