Toàn văn những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018

Chuyên mụcLuật cạnh tranh, Thảo luận pháp luật Luật cạnh tranh

Toàn văn những điểm mới của luật cạnh tranh 2018. Luật Cạnh tranh (sửa đổi) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2019 thay thế Luật Cạnh tranh 2004.

Luật có 10 chương và 118 điều, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018

Những quy định bị bãi bỏ

– Bỏ hành vi tập trung kinh tế ra khỏi khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh (Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018);

– Khái niệm về bí mật kinh doanh (Khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004);

– Khái niệm về bán hàng đa cấp (Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004);

Những quy định mới được bổ sung

– Nguyên tắc cạnh tranh công bằng và lành mạnh trong quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh (Khoản 2 Điều 5);

– Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến cạnh tranh của cơ quan nhà nước (Điều 8);

– Quy định về cách thức xác định thị phần và thị phần kết hợp (Điều 10)

+ Số đơn vị hàng hóa bán ra trên tổng số đơn vị hàng hóa bán ra;

+ Số đơn vị hàng hóa mua vào trên tổng số đơn vị hàng hóa mua vào.

– Hành vi thỏa thuận cạnh tranh (Điều 11):

9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định  (Điều 12);

– Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: miễn trừ của các ngành, lĩnh vực đặc thù (Điều 14);

– Bổ sung thêm thành phần hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và đưa bổ sung quy định: doanh nghiệp tham gia hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ (Điều 15);

– Quy định về bãi bỏ quyết định miễn trừ: dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được miễn trừ (Điều 23);

– Lưu ý khi xác định về doanh nghiệp thống lĩnh thị trường: Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan (Điều 24);

– Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí đôc quyền bị cấm (Điều 27);

– Hậu quả pháp lý “chấm dứt hoạt động kinh doanh” của doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất (Điều 29);

– Mua lại doanh nghiệp: đưa ra thêm quy định mua lại trực tiếp / gián tiếp (Điều 29);

– Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế: dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế; phương án khắc phục khả năng gây hạn chế cạnh tranh, báo cáo tác động tích cực của việc tập trung kinh tế (Điều 34);

Những quy định được thay thế

– Bộ Công thương là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, trước đó là Bộ Thương mại (Điều 7);

– Khái niệm về tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Do Ủy ban cạnh tranh quốc gia đánh giá. Bỏ quy định về việc chiếm hơn 50% thị phần (Điều 30);

– Thông báo tập trung kinh tế: Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế (quy định hiện hành là 30- 50%) và được xác định từ các căn cứ: tổng tài sản, tổng doanh thu, giá trị giao dịch, thị phần kết hợp (Điều 33);

– Thay đổi một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45)

+ Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

+ So sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. (Hiện hành, chỉ cần so sánh trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác thì đã là hành vi cạnh tranh không lành mạnh)

+ Quy định cụ thể về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. (Trước đó quy định là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh);

– Quy định về tố tụng cạnh tranh (Chương VIII)

Hoàn toàn mới

– Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 13);

– Thời hạn được miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: 05 năm (Điều 21);

– Xác định sức mạnh thị trường đánh kể (Điều 26);

– Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế (Điều 31);

– Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế (Điều 32);

– Thẩm định việc tập trung kinh tế: thẩm định, quyết định về việc tập trung kinh tế; tập trung kinh tế có điều kiện, hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế (từ Điều 36 đến Điều 40);

– Quyết định về việc tập trung kinh tế và Tập trung kinh tế có điều kiện (Điều 41, 42);

– Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế (Điều 44);

– Lập nên Ủy ban cạnh tranh quốc gia, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động của Ủy ban này (Chương VII)

 

Toàn văn những điểm mới của luật cạnh tranh 2018

1. Bổ sung phạm vi điều chỉnh

– Quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh

>>> Luật hiện hành: quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Căn cứ: điều 1 Luật Cạnh tranh sửa đổi 2018

2. đối tượng áp dụng được mở rộng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Luật hiện hành: không có đối tượng này

Căn cứ: Khoản 2 điều 2 Luật Cạnh tranh sửa đổi 2018

3. Quy định về Áp dụng pháp luật về cạnh tranh

– Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.

– Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.

>>> Không còn nội dung quy định về trường hợp Điều ước quốc tế  mà VN tham gia ký kết sẽ áp dụng ĐƯQT

Quy định hiện hành:  Quy định về trường hợp điều ước quốc tế có quy định. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật này.

Căn cứ: điều 4 Luật Cạnh tranh sửa đổi 2018

4. thay đổi nội dung tiêu đề: Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh

Quy định hiện hành:  Quyền cạnh tranh trong kinh doanh

Căn cứ: điều 5 Luật Cạnh tranh sửa đổi 2018

5. Bổ sung quy định về Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh

– Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.

– Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

Quy định hiện hành: Không có nội dung này

Căn cứ: điều 6 Luật Cạnh tranh sửa đổi 2018

6.Bổ sung Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh

– Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Quy định hiện hành là Bộ Thương mại.

Bổ sung đối tượng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh là ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Căn cứ: điều 7 Luật Cạnh tranh sửa đổi 2018

7. Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh

– yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật

– yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

– Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

>>> Quy địnhh hiện hành không có nội dung này

– Bỏ quy định về Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp

Căn cứ: điều 8 Luật Cạnh tranh sửa đổi 2018.

8. Bổ sung chương II quy định về thị trường liên quan và thị phần

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 9, 10 Luật cạnh tranh 2018

9. Bổ sung các trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

– Thỏa thuận phân chia khách hàng

– Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

– Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

– Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 11 Luật cạnh tranh 2018

10. không tiếp cận kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ dựa vào tiêu chí thị phần như hiện nay, mà kiểm soát hành vi trên cơ sở bản chất, tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của hành vi.

Căn cứ: Điều 12 Luật cạnh tranh 2018

11. quy định về đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 13 Luật cạnh tranh 2018

12. giảm 2 quy định về các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

–  Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;

– Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

>>> Quy định hiện hành: có quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 14 Luật cạnh tranh 2018

13. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan xử lý hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

>>> Quy định hiện hành: Cơ quan quản lý cạnh tranh

Căn cứ: Điều 15 Luật cạnh tranh 2018

14. quy định rõ hơn trường hợp thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.

– Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.

–  Hồ sơ được thụ lý kể từ thời điểm bên nộp hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định hồ sơ.

>>> Quy định hiện hành: Không quy định những nội dung này

Căn cứ: Điều 16 Luật cạnh tranh 2018

15.  Quy định thêm nội dung về Yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

– Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có.

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 17 Luật cạnh tranh 2018

16. đưa ra quy định về Tham vấn trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 18 Luật cạnh tranh 2018

17. Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định không quá 30 ngày.

>>> Quy định hiện hành : Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn ra quyết định được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày.

Căn cứ: Điều 20 Luật cạnh tranh 2018

18. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Có thêm nội dung về Điều kiện và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận;

– Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc

Thời hạn hưởng miễn trừ không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 21 Luật cạnh tranh 2018

19.  Bổ sung nội dung Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

– Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được hưởng miễn trừ.

– Trường hợp điều kiện được hưởng miễn trừ không còn, bên được hưởng miễn trừ có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để ra quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ.

– Quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 23 Luật cạnh tranh 2018

20.  thay đổi cách tiếp cận kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền đưa ra thành 1 chương

Quy định hiện hành: nằm trong mục 2 chương 2

21. Bổ sung thêm Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể

– Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

– Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 24 Luật cạnh tranh 2018

22. quy định về  Xác định sức mạnh thị trường đáng kể

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 26 Luật cạnh tranh 2018

23. sửa đổi, bổ sung các Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

>>> Quy định hiện hành: Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

>>> Quy định hiện hành: Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

Căn cứ: Điều 27 Luật cạnh tranh 2018

24. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bổ sung biện pháp Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ: Điều 28 Luật cạnh tranh 2018

25. Tập trung kinh tế được đưa ra thành 1 chương

>>> Quy định hiện hành: nằm trong mục 3 chương 2

26. Tập trung kinh tế bị cấm

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

>>> Quy định hiện hành: Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Căn cứ: Điều 30 Luật cạnh tranh 2018

27. Bổ sung các quy định về:

– Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế

– Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 31, 32 Luật cạnh tranh 2018

28. Thông báo tập trung kinh tế

– Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

+ Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

+ Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

+ Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;

+ Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

>>> Quy định hiện hành: Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh

Căn cứ: Điều 33 Luật cạnh tranh 2018

29. bổ sung một số Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế:

– Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

– Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

– Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

–  Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 34 Luật cạnh tranh 2018

30. Sửa đổi, Bổ sung các quy định về

–  Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế

– Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế

– Bổ sung thông tin về tập trung kinh tế

– Tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế

– Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thẩm định tập trung kinh tế

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 36, 37, 38, 39, 40 Luật cạnh tranh 2018

31.  Quyết định về việc tập trung kinh tế

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:

a) Tập trung kinh tế được thực hiện;

b) Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật này;

c) Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.

>>> quy định hiện hành: cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định tập trung kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm;

b) Tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật này; lý do cấm phải được nêu rõ trong văn bản trả lời.

– Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định không đúng thời hạn, nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 41 Luật cạnh tranh 2018

32. quy định về Tập trung kinh tế có điều kiện

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 42 Luật cạnh tranh 2018

33. Bổ sung nội dung quy định về thực hiện tập trung kinh tế:

Doanh nghiệp tập trung kinh tế quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 36 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

>>> quy định hiện hành:  chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản về việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm.

Căn cứ: Điều 43 Luật cạnh tranh 2018

34.  Bổ sung quy định về Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 44 Luật cạnh tranh 2018

35. Bổ sung thêm hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có xu hướng xảy ra ngày càng phổ biến và có bản chất phù hợp với khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 45 Luật cạnh tranh 2018

36. Bổ sung Một chương quy định về Uỷ ban cạnh tranh quốc gia

Bao gồm những nội dung về chức vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn, các chức danh về Chủ tịch ủy ban cạnh tranh quốc gia, Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

>>> Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 46. 47, 48, 49, 50 Luật cạnh tranh 2018

37. Bổ sung Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh   

– Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 53 Luật cạnh tranh 2018

38. Bổ sung Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh

– Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 54 Luật cạnh tranh 2018

39. Bổ sung những nội dung quy định về chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.

Quy định hiện hành:

Chứng cứ là những gì có thật, được điều tra viên, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm quy định của Luật này

    Nguồn chứng cứ cũng được bổ sung:

–  Biên bản trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

–  Tài liệu, đồ vật khác hoặc nguồn khác theo quy định của pháp luật.

    Bổ sung nội dung về việc xác định chứng cứ

–  Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 57 Luật cạnh tranh 2018

40. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh

Cụ thể những cơ quan nói trên:

– Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

Quy định hiện hành: 

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

– Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

g) Thư ký phiên điều trần.

Quy định hiện hành: 

Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần

Căn cứ: Điều 58 Luật cạnh tranh 2018

41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh

Bổ sung nội dung quy định về:

–  Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

– Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;

– Tham gia phiên điều trần;

-Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 62 Luật cạnh tranh 2018

 

42. Bổ sung Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh

– Tham gia phiên điều trần.

– Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật.

– Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra.

– Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra.

– Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 63 Luật cạnh tranh 2018

43. Sửa đổi một số nội sung về Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh

Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần. Thời gian hoãn phiên điều trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.

Quy định hiện hành: 

Khi giải quyết vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Căn cứ: Điều 65 Luật cạnh tranh 2018

44. Bổ sung đối tượng Người tham gia tố tụng cạnh tranh

Bên bị khiếu nại.

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 66 Luật cạnh tranh 2018

45. Bổ sung nội dung về Quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra:

Bên bị khiếu nại là tổ chức, cá nhân bị khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh có các quyền sau đây:

– Được biết thông tin về việc bị khiếu nại;

– Giải trình về các nội dung bị khiếu nại.

Bên bị điều tra là tổ chức, cá nhân bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định tiến hành điều tra trong các trường hợp quy định tại Điều 80 của Luật này và có các quyền sau đây:

– Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;

– Được biết về thông tin, tài liệu, đồ vật mà bên khiếu nại hoặc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh đưa ra;

–  Được nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định của pháp luật;

– Đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng cạnh tranh;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên bị điều tra, bên khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

–  Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 67 Luật cạnh tranh 2018

46. Sửa đổi, bổ sung quy định về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Quy định hiện hành: Tiêu đề là Luật sư của bên khiếu nại, bên bị điều tra

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

–  Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người được bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu bằng văn bản tham gia tố tụng cạnh tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Đối tượng được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ngoài Luật sư (quy định hiện hành) còn có Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp luật, không trong thời gian bị khởi tố hình sự, không có án tích.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên trong cùng một vụ việc nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những bên đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một bên trong vụ việc.

–  Khi làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đăng ký phải xuất trình văn bản yêu cầu bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

>>> quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 68 Luật cạnh tranh 2018

47. Người phiên dịch 

. Người phiên dịch có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu để phiên dịch

Quy định hiện hành không có nội dung này

Căn cứ: Điều 71 Luật cạnh tranh 2018

48. Bổ sung khái niệm Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người không có khiếu nại trong vụ việc cạnh tranh, không phải là bên bị điều tra nhưng việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình đề nghị hoặc được bên khiếu nại, bên bị điều tra đề nghị và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Quy định hiện hành không có nội dung này

Căn cứ: Điều 72 Luật cạnh tranh 2018

49. Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch

1. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định, trừ trường hợp quy định hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có thẩm quyền thay đổi người giám định, người phiên dịch

Quy định hiện hành : Trước khi mở phiên điều trần, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định.

Căn cứ: Điều 74 Luật cạnh tranh 2018

50. Bổ sung quy định về:

– Cung cấp thông tin về hành vi vi phạm

– Tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm

Quy định hiện hành không có nội dung này

Căn cứ: Điều 75, 76 Luật cạnh tranh 2018

51. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh

– Thời hiệu khiếu nại là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

Quy định hiện hành: 02 năm

– Hồ sơ khiếu nại có thêm nội dung:  Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.

Quy định hiện hành không có nội dung này

Căn cứ: Điều 77 Luật cạnh tranh 2018

52. Cụ thể quy định về  Tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại

Về việc thông báo cho các bên liên quan về các trường hợp bổ sung hồ sơ khiếu nại, gia hạn thời gian bổ sung hồ sơ một lần

Quy định hiện hành không có nội dung này

Căn cứ: Điều 78 Luật cạnh tranh 2018

 

53. Bổ sung quy định về:

– Trả hồ sơ khiếu nại

– Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh

Quy định hiện hành: không có nội dung này

Căn cứ: Điều 79, Điều 80 Luật cạnh tranh 2018

 54. Giảm thời gian hạn điều tra vụ việc cạnh tranh

– Thời hạn điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh là 09 tháng kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

– Thời hạn điều tra vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 90 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày.

Quy định hiện hành: 180 ngày

– Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày.

Quy định hiện hành: 90 ngày được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày;

Căn cứ: Điều 81 Luật cạnh tranh 2018

55.  Bổ sung quy định về:

–  Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

– Lấy lời khai

Quy định hiện hành: không có nội dung này

Căn cứ: Điều 82, 83 Luật cạnh tranh 2018

56.  Chuyển hồ sơ trong trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm

– Trong quá trình điều tra, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh xem xét, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Quy định hiện hành: trường hợp này điều tra viên phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

– Trường hợp xác định không có căn cứ hoặc không khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tiếp tục điều tra theo quy định của Luật này.

Quy định hiện hành: phải trả lại hồ sơ cho cơ quan quản lý cạnh tranh để tiếp tục điều tra theo thủ tục quy định tại Luật này.

Căn cứ: Điều 85 Luật cạnh tranh 2018

57. Đình chỉ điều tra

-Trong quá trình điều tra không thể thu thập chứng cứ để chứng minh được hành vi vi phạm theo quy định của Luật này;

– Bên khiếu nại rút hồ sơ khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chấp thuận;

-.Trường hợp thực hiện điều tra quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chấp thuận.

Quy định hiện hành: Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật này;

Căn cứ: Điều 86 Luật cạnh tranh 2018

58. Bổ sung quy định mới về khôi phục điều tra 

Quy định hiện hành: không có nội dung này

Căn cứ: Điều 87 Luật cạnh tranh 2018

59. Báo cáo điều tra

Sau khi kết thúc điều tra, điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập báo cáo điều tra gồm các nội dung chủ yếu sau đây để trình Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh: có thêm nội dung Xác định hành vi vi phạm;

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra kết luận điều tra và chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh, báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tổ chức xử lý theo quy định của Luật này.

Quy định hiện hành: Sau khi kết thúc điều tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh.

không có nội dung báo cáo về xác minh hành vi vi phạm và không quy định về thẩm quyền ra kết luận điều tra.

Căn cứ: Điều 88 Luật cạnh tranh 2018

60. Bổ sung quy định mới về:

– Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế

– Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

– Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 89, 90, 91 Luật cạnh tranh 2018

61. Bổ sung nội dung về Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh

-.Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp sau đây:

+ Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;

+  Trường hợp thực hiện điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 92 Luật cạnh tranh 2018

62. Phiên điều trần

– Quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần;

– Quy định bổ sung trường hợp  trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định.

Quy định hiện hành: 10 ngày và không có trường hợp nên trên

– Những người tham gia phiên điều trần được bổ sung:

+ Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

+ Thư ký phiên điều trần;

quy định hiện hành không có những người này

Căn cứ: Điều 93 Luật cạnh tranh 2018

63. sửa đổi quy định về Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

giảm thời gian đưa ra Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh còn 5 ngày làm việc

Quy định hiện hành: 7 ngày làm việc

 

– Việc tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:

+Trực tiếp;

+Qua người thứ ba được ủy quyền.

–  Trường hợp không tống đạt được theo một trong các phương thức quy định thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 94 Luật cạnh tranh 2018

64.  Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày kết thúc thời hạn khiếu nại  theo quy định

Quy định hiện hành: Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại

Căn cứ: Điều 95 Luật cạnh tranh 2018

65. Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Quy định hiện hành: đưa ra các trường hợp không nhất trí hoặc nhất trí một phần hay toàn bộ tùy từng cơ quan các bên có quền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng bộ thương mại

Căn cứ: Điều 96 Luật cạnh tranh 2018

66. Thời hạn thụ lý khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại và các bên liên quan đến nội dung đơn khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quy định hiện hành:

Sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn khiếu nại theo quy định tại Điều 108 của Luật này trong thời hạn năm ngày làm việc.

Căn cứ: Điều 98 Luật cạnh tranh 2018

67. Bổ sung nội dung trong quy định về Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định đó. Quyết định tạm đình chỉ của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 99 Luật cạnh tranh 2018

68. Bổ sung quy định về Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Nội dung được đưa ra bao gồm những quy định về Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh , tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 100 Luật cạnh tranh 2018

69. Bổ sung nội dung quy định về Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại trong các trường hợp sau:

– Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng cạnh tranh;

– Có tình tiết mới dẫn đến khả năng thay đổi cơ bản quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không thể biết được.

Quy định Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị hủy

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 101 Luật cạnh tranh 2018

70. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi đến tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành.

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 102 Luật cạnh tranh 2018

71. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện   trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Quy định hiện hành: Không quy định thời hạn

Căn cứ: Điều 103 Luật cạnh tranh 2018

72.Các quyết định phải được công bố công khai được đưa vào quy định mới trong Luật cạnh tranh 2018 bao gồm:

– Quyết định được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm;

– Quyết định về việc tập trung kinh tế;

– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

– Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh;

– Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 104 Luật cạnh tranh 2018

73. quy định mới về:

– Nội dung không công bố

– Đăng tải nội dung quyết định phải được công bố

– Công bố và đăng tải báo cáo kết quả hoạt động hằng năm của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

– Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh

– Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 105, 106, 107, 108, 109 Luật cạnh tranh 2018

74. Bổ sung nội dung quy định trong Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh

– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

– Thêm hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả: Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

– Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 110 Luật cạnh tranh 2018

75. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh

– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Quy định hiện hành 10%

– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.

–  Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.

–  Mức phạt tiền tối đa quy định  áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

– Chính phủ quy định chi tiết mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này.

Quy định hiện hành không quy định số tiền cụ thể

Căn cứ: Điều 111 Luật cạnh tranh 2018

76. Bổ sung quy định mới về Chính sách khoan hồng

Quy định về việc miễn,giảm, căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng,…

Quy định hiện hành: Không có nội dung này

Căn cứ: Điều 112 Luật cạnh tranh 2018

77. Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

– Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Phân chia thẩm quyền và hình thức xử lý với từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể:

– Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền,

– Đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế,

– Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm khác

– Các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 45 của Luật này được xử lý theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Quy định hiện hành: gộp chung các nội dung để phân định thẩm quyền xử phạt, xử lý.

Căn cứ: Điều 113 Luật cạnh tranh 2018

78. Bổ sung quy định mới về Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Quy định hiện hành: Không quy định nội dung này

Căn cứ: Điều 114 Luật cạnh tranh 2018

79. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh  Sau 15 ngày

Quy định hiện hành 30 ngày

– Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.

Quy định hiện hành: yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Căn cứ: Điều 115 Luật cạnh tranh 2018

 

Còn nữa…


Các tìm kiếm liên quan đến điểm mới Luật cạnh tranh, những điểm mới của luật cạnh tranh, điểm mới trong dự thảo luật cạnh tranh 2017, luật cạnh tranh duthaoonline, du thao luật cạnh tranh, dự án luật cạnh tranh, luật cạnh tranh 2004 thuvienphapluat, tải dự thảo luật cạnh tranh, những điểm mới của dự thảo luật cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh, luật cạnh tranh 2018
5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền