So sánh người đại diện theo ủy quyền với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Chuyên mụcLuật tố tụng dân sự, Thảo luận pháp luật Ủy quyền

Về nguyên tắc, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia giải quyết vụ án thì các đương sự sẽ có các lựa chọn sau:

(1) Tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng;

(2) Nhờ người đại diện (gồm đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật);

(3) Nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp gồm: Luật sư, trợ giúp viên pháp lý, đại diện của tổ chức tập thể lao động hoặc công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, về đại thể trong trường hợp đương sự nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ cũng không thể thay mặt đương sự trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Trong khi đó, nếu đương sự nhờ người đại diện theo ủy quyền (trong trường hợp hợp đồng ủy quyền không có giới hạn về quyền lợi và nghĩa vụ của người được ủy quyền) thì người đại diện theo ủy quyền của đương sự có thể trực tiếp thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Vậy cụ thể, người đại diện theo ủy quyền của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác nhau như thế nào?

So sánh người đại diện theo ủy quyền với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Tiêu chí Người đại diện theo ủy quyền của đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Định nghĩa Người đại diện theo ủy quyền của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo nội dung phạm vi hợp đồng ủy quyền của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng hỗ trợ cho đương sự về mặt pháp lý, giúp đỡ đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận.
Bản chất tư cách tham gia tố tụng Tham gia với tư cách chính là nhân danh và thay mặt đương sự (người được đại diện) để bảo vệ quyền và lợi ích của chính đương sự theo hợp đồng ủy quyền. Tham gia với tư cách song song cùng với đương sự. Khi tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với đương sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như người đại diện theo ủy quyền của đương sự.
Hình thức xác lập tư cách Hợp đồng ủy quyền bằng văn bản công chứng, chứng thực. Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản và được Tòa án chấp nhận.
Điều kiện trở thành Phải thỏa mãn đầy đủ 03 điều kiện:

(1) Được đương sự ủy quyền;

(2) Hợp đồng ủy quyền được lập bằng văn bản phải có công chứng, chứng thực.

(3) Đáp ứng điều kiện về chủ thể theo quy định pháp luật.

Phải thỏa mãn đầy đủ 03 điều kiện:

(1) Được đương sự nhờ;

(2) Được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

(3) Đáp ứng về điều kiện chủ thể theo quy định pháp luật.

Chủ thể – Người đại diện theo ủy quyền của đương sự phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

-Bên cạnh đó, nội dung ủy quyền trong tố tụng hành chính phải tuân thủ theo Bộ luật dân sự. Mặt khác, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Như vậy, về nguyên tắc chung thì người đại diện theo ủy quyền của đương sự có thể bao gồm:

+ Người Việt Nam

+ Người nước ngoài

(trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác).

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có thể là: 01 trong 04 chủ thể theo khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc đại diện của tổ chức tập thể lao động hoặc công dân Việt Nam có đủ điều kiện)

Theo đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bắt buộc phải đáp ứng điều kiện là công dân Việt Nam (tức là người Việt Nam).

– Ngoài ra, so với điều kiện về chủ thể của người đại diện theo ủy quyền của đương sự thì điều kiện của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mang tính nghiêm chặt hơn, phải đáp ứng: “Chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính”.

Phạm vi quyền và nghĩa vụ Nhân danh, thay mặt thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của đương sự(nếu hợp đồng ủy quyền không giới hạn; tức ghi nhận, cho phép người đại diện thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của đương sự như chính đương sự). Quyền và nghĩa vụ bị hạn chế hơn, hẹp hơn so với người đại diện theo ủy quyền của đương sự.
Quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án Chỉ ghi nhận quyền: “Được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập” theo khoản 8 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (nếu hợp đồng ủy quyền không giới hạn quyền này). Theo đó, pháp luật tố tụng hành chính không hề nói rõ rằng liệu người đại diện theo ủy quyền của đương sự có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án hay không. Có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án theo khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Nguồn: Lawnet.thukyluat.vn


Các tìm kiếm liên quan đến So sánh người đại diện theo ủy quyền với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, so sánh người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, so sánh người đại diện của bị hại và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại., so sánh người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại đương sự, so sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền luật dân sự 2015, người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, người đại diện trong tố tụng hành chính, người có quyền lợi ích được bảo vệ, một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền