So sánh trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan và TNPLQT khách quan

Chuyên mụcCông pháp quốc tế Công pháp quốc tế

So sánh trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan và trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan.

Khái niệm

Trách nhiệm pháp lý quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và QPPLQT, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể LQT (chủ yếu giữa các quốc gia) do vi phạm luật quốc tế (hoặc trong trường hợp thực hiện các hành vi mà luật không cấm) gây thiệt hại cho chủ thể khác phải có nghĩa vụ đáp ứng đòi hỏi về mặt chính trị và vật chất của bên bị hại. Trong những TH xác định, chủ thể gây thiệt hại có thể bị gánh chịu sự trừng phạt trên cơ sở LQT do bên bị hại hoặc các chủ thể khác của LQT thực hiện.

Trách nhiệm pháp lý quốc tế là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể có hành vi vi phạm luật quốc tế (hoặc trong trường hợp thực hiện các hành vi mà luật quốc tế không cấm), gây thiệt hại cho các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế phải gánh chịu.

Theo đó, chủ thể gây thiệt hại phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục thiệt hại đã gây ra, thực hiện một số các yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại, kể cả việc phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt do chủ thể bị thiệt hại hoặc các chủ thể khác áp dụng hoặc các hình thức và biện pháp khác trên cơ sở luật quốc tế.

Đặc điểm

Trách nhiệm pháp lý quốc tế đặt ra kể cả trong trường hợp chủ quan và khách quan
Trách nhiệm pháp lý quốc tế chỉ bao gồm trách nhiệm bồi thường, đền bù các thiệt hại (cả về vật chất và tinh thần) đã gây ra chứ không mang ý nghĩa là một hình phạt.
Trách nhiệm pháp lý quốc tế là trách nhiệm của các chủ thể của luật quốc tế với nhau.

Ý nghĩa

  • Chế định trách nhiệm pháp lý là công cụ cần thiết đảm bảo sự tuận thủ các quy phạm pháp luật quốc tế
  • Chế định trách nhiệm pháp lý đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc Pacta sunt servanda.
  • Chế định trách nhiệm pháp lý là cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các chủ thể khi xảy ra sự kiện pháp lý vi phạm đến các lợi ích chính đáng của một chủ thể luật quốc tế hoặc khi lợi ích của cộng đồng quốc tế bị vi phạm.
So sánh Trách nhiệm pháp lý chủ quan Trách nhiệm pháp lý khách quan
 

Cơ sở pháp lý

Dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật: Điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của Tòa án và trọng tài quốc tế, các văn bản của tổ chức quốc tế và văn bản đơn phương của quốc gia. Có quy phạm pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ tương ứng trong trách nhiệm khách quan.
Cơ sở thực tiễn – Có hành vi trái pháp luật.

– Có thiệt hại thực tế xảy ra (về vật chất và tinh thần).

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

– Có sự kiện là phát sinh hiệu lực áp dụng của các quy phạm pháp lý nêu trên.

– Có thiệt hại vật chất phát sinh.

– Là loại thiệt hại nằm ngoài ý chí của chủ thể sử dụng, bất chấp các biện pháp đảm bảo mà quốc gia hữu quan đã áp dụng trong khi sử dụng.

Phạm vi mức độ thiệt hại. Phạm vi hẹp hơn. Trong nhiều trường hợp có vi phạm vì mức độ thiệt hại rất lớn.
 

Các hình thức trách nhiệm.

Ngoài trách nhiệm vật chất còn có trách nhiệm phi vật chất và các hình thức tương ưng. Trách nhiệm vật chất ít được đề cập.
Nghĩa vụ bồi thường Có trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế (không phải bồi thường). Nghĩa vụ bồi thường của quốc gia gây thiệt hại là nghĩa vụ bắt buộc.
Cách thức khắc phụ hậu quả. – Khôi phục lại nguyên trạng.

– Bồi thường vật chất (bằng tài sản hoặc bằng tiền tương đương với tài sản bị thiệt hại).

– Bồi thường thiệt hại phi vật chất và các hình thức tương ứng.

 

– Đề bù bằng tiền hoặc hiện vật.

– Việc bồi thường này phải tương xứng với thiệt hại xảy ra và phải bồi thường toàn bộ.

– Sự bồi thường này bao gồm cả thiệt hại thực tế và những chi phí để khác phụ thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền