Review Đại học Luật Hà Nội – Cảm nhận của sinh viên

Chuyên mụcCafe Dân Luật, Tuyển sinh Sinh viên trường luật
Ảnh minh họa - Nguồn: CLB Luật Gia Trẻ - Trường đại học luật Hà Nội

Dưới đây là “Review Đại học Luật Hà Nội” từ chính những sinh viên đã, đang theo học tại trường đã chia sẻ trên Group các khóa mà mình có sưu tầm, tổng hợp. Xin chia sẻ lại để các bạn, đặc biệt là những bạn sinh viên đang có ý định đăng ký theo học tại ngôi trường này.

Góc review Đại học Luật Hà Nội – HLU

Bài viết được chia sẻ bởi bạn Mai Chi (fb.com/fomeichi) trong Group Học Không Giỏi, Xóa Group! (XGR) ngày 4 tháng 5 năm 2020.

GÓC REVIEW ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI – HLU

1. Tên tiếng Anh của trường: Hanoi Law University, gọi tắt là HLU, nhưng còn được biết đến với cái tên vô cùng mến thương khác: Trường “L”.

Tọa lạc trên con đường được coi là đẹp nhất Hà Nội – Nguyễn Chí Thanh, nơi 1 năm có 365 ngày thì 364 ngày tắc đường, trừ mùa dịch.

Là ngôi trường đứng đầu cả nước về đào tạo Luật, chất lượng đào tạo của trường là điều không thể bàn cãi, thế nhưng học phí ở đây lại siêu rẻ, rẻ hơn nhân cách của mấy con tiểu tam (Tuesday). Chỉ khoảng 26 lon bò húc / tín chỉ (260k/ tín chỉ), có lẽ nhịn ăn vài bữa là đủ tiền đóng học rồi.

View ở trường thì siêu đẹp với tòa nhà chữ L to nhất Hà Nội, cơ sở vật chất, KTX đầy đủ, sang xịn mịn. Tuy nhiên vì khuôn viên nhỏ nên chỉ mất vài phút để đi hết một vòng quanh trường và cả ngắm ô tô, bởi sân trường thực sự là một bãi đỗ xe công cộng. Tuy nhiên view siêu đẹp, sống ảo ở đây thì khỏi chê.

2. Trường “L” nổi tiếng với chương trình học khá khắc nghiệt và nói không với chữ “nhàn”. “Bát môn sát thủ”: Lý luận, Hiến pháp, Triết học, Hành chính, Đường lối, Đất đai, Tài chính và Công pháp và trùm cuối… TOEIC – thứ đã khiến biết bao nhiêu ước mơ cộng tham vọng trở thành Đại biểu Quốc hội của sinh viên trường bị vùi dập một cách tơi tả ?. Tuy nhiên không cần quá lo lắng về việc học bởi vì thầy cô ở trường Luật thì siêu giỏi, siêu tâm lý với sinh viên, đáng yêu và cũng vô cùng xịn sò: Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, người tham gia ban soạn thảo các Luật, … Giáo trình ở trường hoàn toàn là do các thầy cô giảng dạy trực tiếp biên soạn, hơn nữa còn được rất nhiều trường bạn sử dụng làm tài liệu giảng dạy hay tham khảo nữa đó. Biệt đội Avenger của Marvel còn chả ngầu bằng team giảng viên của HLU.

3. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song Gái xinh trường Luật thì thời nào cũng có. Con gái trường Luật không những xinh mà còn rất tâm lý, hehe. Lấy vợ về thì đừng có ngoạc mồm hỏi tao sao giấu tiền ở đâu mà chúng nó cũng biết.

Tỉ lệ sinh viên bỏ nhà ra đi suốt mấy tháng không thèm mò về ngày càng tăng do KTX của trường còn đẹp hơn khách sạn 5 sao.

4. Một điều làm cho sinh viên trường Luật luôn luôn tự hào và lấy làm động lực phấn đấu, đó là có rất nhiều nhân vật quyền lực nổi tiếng, “tinh anh” đã từng học Luật, có thể kể đến sơ sơ như: Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Chính phủ – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh,… Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp,… tất nhiên đều là người học Luật rồi ?

5. Các hoạt động ngoại khóa, các CLB, Liên Chi Đoàn ở trường luôn luôn sôi nổi và không hề thua kém bất cứ trường Đại học nào. Chính vì vậy đừng lo vào trường Luật là “chỉ biết học” thôi nhé!

Học Luật là auto bị gắn cho cái mác sau-này-sẽ-làm-Luật-sư cộng cãi-giỏi. Ấy vậy mà lúc nghỉ học về nhà cãi nhau còn thua mấy bà hàng xóm.

Vào trường Luật, các bạn sẽ được rèn giũa năng lực “cà khịa”, đồng thời nâng cao khả năng chém gió, bình luận về các vấn đề chính trị – xã hội một cách phi thường.

Ai có mong muốn thoát ế sau khi lên Đại học thì chớ có dại nhảy vào trường “L”. Nhắc rồi không nghe thì đừng có mà khóc đấy nha.

6. Có thể nói, sinh viên của trường hội tụ đầy đủ yếu tố đến từ các trường bạn hàng xóm: Xinh trai đẹp gái như FTU; ngoại giao đỉnh như DAV; hiền lành giống VWA ; quản lý giỏi như NAPA và “ăn chơi pay lắk” gần ngang ngửa VYA.

Cái này thì ai cũng biết nhưng vẫn phải nói lại: Sinh viên Luật thì luôn giỏi ăn nói, giỏi tranh biện, thông minh, tâm lý, mạnh mẽ, chín chắn, … không có chỗ để chê (nếu phải chê thì là ” biết quá nhiều”).

7. Học phí rẻ như vậy mà sinh viên Luật vẫn nghèo chỉ có thể là do dốc hết tài sản mua giáo trình và văn bản Luật ?

Các bạn nữ trường khác đừng mất công sang tán trai trường này, vì khả năng trúng vietlot 5 lần liên tiếp còn cao hơn việc tán đổ trai HLU. Thề! Chảnh chó vl!

8. Có 2 cách để nâng cao vốn từ đó là ra chợ cãi solo tay đôi với mấy bà bán thịt, cá. hoặc ngồi chém gió với sv trường L.

9. Đừng động vào sách của sinh viên trường Luật.

10. Mẹ bảo: ” Học HLU sau này thì tha hồ chọn người yêu” nhưng vào rồi mới biết: không những phải canh mấy bà hoa hậu trường FTU mò sang cướp trai còn phải lo mấy thằng đực rựa HUST- NUCE vì chúng nó có thể úp sọt trai trường mình bất cứ lúc nào.

11. Thứ duy nhất bền bỉ hơn ý chí của sinh viên trường Luật là Grapheme. Bởi học Luật phải chịu rất nhiều áp lực, nên sinh viên trường này luôn tỏ ra rất mạnh mẽ.

Hãy nhớ có đứa bạn là sinh viên Luật thì phải làm thân, đối xử tốt với nó vào, nếu sau này gặp vụ việc gì rắc rối hay muốn ly hôn mà được chia nhiều tài sản nó còn lấy giá “mềm” cho.

Tuy nhiên, đừng bao giờ để sinh viên trường “L” ghét, bởi người đó có thể khiến bạn ra “hầu tòa” bằng 7749 cách áp dụng được đấy.

Link bài viết gốc: https://www.facebook.com/groups/GoPokemonVN/posts/1983645188436872/

Review về Đại học Luật Hà Nội

Bài viết được chia sẻ bởi bạn Thu Hà (có thể gọi là Hà Thu) vào tháng 10 năm 2021 trên facebook Nguyễn Thị Thu Hà (fb.com/thuha.25052002.tamphattaiduc). Mọi người hãy theo dõi và kết nối với Fb của bạn Thu Hà nếu để đón đọc nhiều bài viết hữu ích khác về chủ đề này nha.

REVIEW VỀ ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (PART 1) ^^

Dạo này mình khá bận rộn nhưng nay fb thông báo kỉ niệm đỗ Đại học Luật Hà Nội vào 5/10/2020 mà khiến mình vẫn rưng rưng một cảm giác gì đó, nên quyết định dành thời gian viết một bài tâm sự với các bé K46, nếu được anh/ chị khoá trên ủng hộ, góp ý thêm thì thật sự là quá tuyệt vời ^^. Thời gian trôi qua nhanh quá, mới đó mà đã một năm rồi, vừa ngày nào còn chân ướt chân ráo – là một tấm chiếu mới chưa trải ở HLU, thế mà giờ phải “nhường ngôi“ cho các bé K46 với danh nghĩa sinh viên năm 2 rùi. Mình nhớ lại tầm này năm ngoái, mình cũng náo nức lắm, nhưng may mắn hơn các em là được nhập học tại trường, khoa mình nhập học hôm 20/10/2020 á, một ngày đặc biệt nhỉ ?. Ui hôm ý mẹ mình đèo mình đi từ 6 rưỡi mà mình cứ chỉ đường vòng vo cho mẹ nên cứ bị lạc hay sao á, mãi 8 giờ mới đến trường:))))). Hôm ấy nhiều câu lạc bộ tuyển thành viên và đông vui lắm ấy, vì đến muộn nên tận 13 giờ 30 mình mới đến lượt nhập học, mệt xỉu luôn, nhưng vui vì sự náo nhiệt, à hôm ý có apply câu lạc bộ võ sau tối hôm ý có anh trong câu lạc bộ nhắn trong nhóm bảo là: “ Em là cô bé áo dạ vàng xinh xinh hôm nay à? “ =)))) được khen thấy vui vui. À các anh/ chị còn bảo là chắc học được khoảng 5-7 tuần là các em nản ngay, lúc ý mình không có tin lắm:)))) nhưng sau đúng thế thật, cảm giác cũng hơi mệt, học ca 13 giờ chiều khá buồn ngủ và lịch nhà trường xếp kì 1 cho nói chung là có nhiều cái bất tiện. Giờ mình sẽ review cụ thể nhá:

– Kì 1 lịch học của các em sẽ do nhà trường xếp, lớp cũng được chia random luôn, khoa luật chung đông nhất, đăng kí theo tín chỉ mỗi kì nên sẽ học cùng nhiều bạn ở các lớp khác cùng khoa còn các khoa còn lại học cùng lớp với nhau 4 năm.

– Kì 1 thì hầu như chúng mình sẽ học giống nhau những môn sau: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật (5 tín), Luật Hiến pháp Việt Nam (4 tín), Triết học (3 tín), Tin học (2 tín). Ngoài ra khoa Luật Kinh tế học thêm Kinh tế vĩ mô, với thấy bảo có mấy lớp số thứ tự đầu bên Luật chung học Xã hội học pháp luật từ kì 1 nữa.

– Mấy hôm nay đọc cfs thấy các em hay bảo là khoa Luật CLT (chất lượng thấp), đại trà,…:))))) khiến nhiều người cảm thấy tổn thương và bực mình, khó chịu đó. Nên nhớ là không có trường nào đạo tạo ngành có tên là chất lượng thấp cả:)))), ngành nào cũng có những người giỏi, thầy cô sịn giảng dạy nha! Mỗi ngành sẽ có những cái hay riêng á, nên đỗ vào ngành nào thì cũng vui vẻ và mỉm cười bước tiếp nhé, đừng phàn nàn, than thở đôi khi là ngành chọn người rồi đó và các em đã là những người may mắn đỗ, vượt qua rất nhiều thí sinh khác rồi.

– Nếu muốn kì 1 có kiến thức và điểm số ổn thì đừng “ nháp “ nhé, hoặc là biết điểm dừng nhé, nếu không sau thấy mình thua bạn bè một khoảng xa hay dễ nản lắm đó, vì mình có đọc nhiều cfs ở trường về vấn đề này.

– Ở kì 1, các em sẽ phải thi vấn đáp Lí luận (nếu không dịch đợt thi vì anh/ chị K44 thi viết), các môn khác thi viết, tin thì làm trên máy. Vấn đáp có thể nói là một “ thứ lạ “ với các em và nhiều trường ở ngay kì 1 năm nhất, nhưng mà nó khá thú vị vì không phải môn nào cũng có. Thấy anh/ chị bảo sau này còn có Hành chính,… nữa. Thường thì cái gì nó thú vị, độc lạ thì cũng sẽ đi kèm với rủi ro cao ;)))) mình là một người thích những trải nghiệm mới mẻ, thích những điều mới và khác lạ nên mình thấy nó khá thú vị. Môn này để học tốt, vượt vũ môn thành công thì nên chăm chỉ đọc giáo trình ngay từ đầu đến cuối khi học.

– Nếu có thời gian thì đọc giáo trình cả Hiến pháp nữa nhé, còn Triết thì hơi khó nuốt, nhưng ai giỏi + chăm có thể ngâm cứu thêm.

– Ngoài ra thì tụi em sẽ phải học thể chất kì hai, bon chen đăng kí mệt phết đấy:)))), yoga thì ai sức khoẻ loại 4 mới được học, còn lại phải học một trong các môn như aerobic, cầu lông, võ,… Thấy mọi người bảo cầu lông khó và dễ trượt, sinh viên học lại như lá rụng mùa thu:)))) aerobic dễ thở nhất, còn mình thì thấy dễ trượt thôi ? và cũng nhiều lớp nhất. Nhưng mà mình thấy nó cũng khó dã man ấy, khó + khổ hơn cả việc học Lí luận huhu. Nhiều lúc mình còn nghĩ là nếu không may mình phải học lại môn này thì mình ước là chỉ cần đóng tiền thôi chứ không cần phải học lại ròng rã 15 tuần. Nhớ tới những buổi học thể chất nắng nóng từ 13 giờ đến gần 17 giờ mới tan, mà học suốt cả sáng đến 12 giờ mới tan:)))) lóc cóc đi tìm quán ăn mà chưa kịp ăn xong hẳn đã phải chạy vội vã về trường. Rồi có hôm mình cùng vài bạn đi tìm thầy và các bạn mấy vòng sân trường, sau bị đánh vào muộn, xỉu up xỉu down. Học online thì phải quay video cũng mệt không kém ???, cứ mỗi lần kiểm tra là mình phải quay ít nhất 10-20 lần, còn nộp mỗi buổi bình thường cũng phải quay khoảng chục lần thôi mà:))))). Kỉ lục là lần thi học phần, mình quay từ sáng đến khoảng 14-15 giờ chiều, quay hơn 40 lần, hôm ấy 16 giờ chiều mới ăn cơm. Điểm so với các bạn không phải cao nhưng thực sự là hạnh phúc lắm vì qua môn này rồi ?, cũng không thảm bại lắm. Sau lần này mình nghĩ rằng có khó khăn gì mình cũng sẽ vượt qua thui.

Link youtube anh/chị trường mình tập đây: https://youtu.be/z75MfqfB8tU:)))))))

– Về học phí: học phí trường Luật nhìn chung cũng rẻ so với các trường về kinh tế, nhưng chất lượng khá sịn.

– Về đội ngũ giảng viên: giỏi, tâm huyết và hiểu biết sâu rộng lắm. Mình ngưỡng mộ và quý các thầy cô lắm vì họ biết nhiều điều lắm. Thầy/ cô cũng thoải mái trao đổi các vấn đề, hỏi xem sinh viên hiểu chưa, không hiểu gì cứ hỏi nè.

– Về vấn đề làm thêm: Các em có thể làm thêm thoải mái nha miễn sao phù hợp với sức khoẻ, lịch học là được, nên đi làm từ kì 2 năm nhất nha, kì 1 để quen với môi trường học đã nhá. Còn muốn trải nghiệm thì đi làm từ kì 1 cũng được nè.

– Về giáo trình, tài liệu: nên mua của Phòng B101 của trường mình, ngoài ra có thể mua của các anh/ chị mình quen pass lại để tránh sách fake nha.

Mọi người đón chờ part 2 mình review cụ thể về môn Lí luận nhá! ❤️

Có gì thắc mắc, góp ý cứ cmt cho mình biết nha! Mình là sinh viên K45 khoa Luật Thương mại quốc tế nha!

REVIEW VỀ ĐÔI ĐIỀU CÁC EM SẼ PHẢI HỌC VÀ LÀM Ở ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (PART 2)

Bài viết mang tính tham khảo cho các bé K46 với những gì mình biết, học hỏi từ thầy/ cô, bạn bè, anh/ chị nè, không mang tính chất pr hay khoe khoang gì cả:> nên hi vọng đón nhận được sự thiện chí ạ!

Mã số sinh viên gồm 6 số trong đó 2 số đầu là tên khoá, 2 số sau là lớp, 2 số cuối là thứ tự trong lớp.

Ví dụ: 462510: khoá 46, lớp 25, số thứ tự là 10.

Các em sẽ có:

– Điểm chuyên cần (chiếm 10%): bao gồm đi học đủ (có nhiều giờ thảo luận thầy/ cô sẽ điểm danh đó, được phép nghỉ không quá 25% số buổi học) và giơ tay phát biểu mà được thầy cô mời trả lời (thường là đúng) sẽ được giảng viên cộng điểm. Giảng viên thấy tích cực hoặc có thể chưa đúng hay đủ lắm nhưng vẫn khuyến khích cộng cho, ai được cộng thường sẽ được đọc tên hoặc gửi lại danh sách lúc cuối giờ, hoặc tụi em có thể hỏi danh sách những người được cộng trong ca hôm đó.

– Bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm (vừa đổi quy chế từ năm nay áp dụng là 30%, tuy nhiên có môn là 40% nhưng kì 1 năm nhất chắc các môn đều là 30% hết): các em sẽ có đề cương môn học up ở trên trang thông tin trường và sẽ ghi tuần này làm bài tập cá nhân/nhóm. Với nhóm thì thầy/ cô thường chia theo số thứ tự, ví dụ nhóm 1 từ số 46xx01 đến 46xx05. Bài tập cá nhân thì sẽ có ở môn Lí luận, như các khoá trước là phải ôn 40 câu, sau đó giảng viên chọn 2 câu bất kì. Bài tập nhóm thì có ở triết/ hiến pháp, cần người leader tốt, có trách nhiệm và các thành viên cùng cố thì nhóm sẽ điểm cao. Mà điểm bài tập nhóm theo quan điểm của mình cũng như nhiều bạn mình thì nhiều khi nó cũng phụ thuộc vào vía và may rủi nữa:))))). Môn tin cũng thực hành để lấy điểm cá nhân nha.

– Thi kết thúc học phần (thường chiếm 60%, tuy nhiên có môn ở năm 2,… vẫn có thể chiếm 50%, tuỳ ấy), số điểm này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả, cao là kéo lên hẳn, còn thấp là tụt hẳn luôn:))). Triết/ hiến pháp sẽ thi viết ở trường nếu học off, lí luận thi vấn đáp còn tin thực hành word/excel/ powerpoint á. Tin học 5 tuần 2 tín nha, các môn còn lại thì toàn 15 tuần thui á.

– Ở kì 1, các em sẽ phải thi vấn đáp Lí luận (nếu không dịch đợt thi vì anh/ chị K44 thi viết), các môn khác thi viết, tin thì làm trên máy. Vấn đáp có thể nói là một “ thứ lạ “ với các em và nhiều trường ở ngay kì 1 năm nhất, nhưng mà nó khá thú vị vì không phải môn nào cũng có. Thấy anh/ chị bảo sau này còn có Hành chính,… nữa. Thường thì cái gì nó thú vị, độc lạ thì cũng sẽ đi kèm với rủi ro cao ;)))) mình là một người thích những trải nghiệm mới mẻ, thích những điều mới và khác lạ nên mình thấy nó khá thú vị. Môn này để học tốt, vượt vũ môn thành công thì nên chăm chỉ đọc giáo trình ngay từ đầu đến cuối khi học. Chúng mình sẽ có đề cương môn học, các em có thể mở ra xem tuần tới học bài gì và đọc trước. Trước mình học thấy giảng viên bảo là năm nào cũng trên trăm người học lại (có khi là vài trăm người, nhiều nhất các môn). Môn này nhiều giảng viên còn hay hỏi bất ngờ để xem các em chuẩn bị bài chưa nữa, lúc ý mới tìm và mở thì xác định bị mắng trước lớp đấy. Ngoài ra còn có phần kiểm tra bài cũ rất gắt gao nữa:))))), có người thì cho bốc thăm câu hỏi trong hộp và phải đứng trước lớp trả lời, mà câu hỏi thì mình cũng không được chuẩn bị trước như cấp 3 đâu nhé, chúng ta không biết những câu hỏi trong đó là gì đâu. Nên là giờ học môn này cứ phải gọi là căng thẳng lắm, mọi người cứ phải bảo nhau nay ai học chưa, giơ tay đi:))))) mà không ai giơ tay là giảng viên gọi sổ đấy. Chính vì thế nên môn này là môn mình cũng sợ nhất lúc học vì khá nghiêm ngặt. Khi thi vấn đáp thì lúc đầu sẽ vào theo thứ tự, sau đó các bạn vào sau sẽ ngồi dưới, chúng mình sẽ bốc thăm đề và có một khoảng thời gian chuẩn bị ra giấy nháp được phát, sau đó lên trả lời với 2 giảng viên. Bàn 2 giảng viên nào trống thì phải vào thôi nên là không có quyền chọn lựa đâu:))))) cái này là do may rủi á. Có 100 câu cần học để đi thi, 20 câu có thể bỏ (lúc cuối gần ngày thi bộ môn mới đăng thông tin), nhưng thực ra 20 câu này hay vào phần hỏi thêm lấy điểm cao hơn á. Theo kinh nghiệm của mình, thì nên học tất cả những câu này trong khoảng 14-20 ngày, ai muốn an toàn học trong 1 tháng cũng được, ai thích chơi hệ mạo hiểm thì có thể ít hơn. Một yếu tố không thể thiếu là may mắn (các cụ phù hộ), nên trước khi đi thi nhớ thắp hương ^^ vì có nhiều bạn cũng không may mắn, học 7x/80 câu mà vào 2 câu không học rồi phải học lại môn này á. À thi học phần x60% điểm nhé, chuyên cần 10%, giờ đổi quy chế bỏ bài tập học kì nên nâng bài tập nhóm/cá nhân lên 30%. Trước khi đi thi mình hỏi nhiều anh/ chị, có người bảo cứ viết ra nháp, thầy cô xem nháp đấy, có người bảo không cần viết nhiều, họ còn chẳng viết gì:)))))). Nhưng mình thấy mọi người kể là nhiều người không viết gì và bị đuổi ra khỏi phòng thi á vì giảng viên thấy không tôn trọng họ. Theo mình thì nên viết hết vào nháp câu trả lời cho 2 câu mà chúng ta bốc phải, nhớ gì viết hết vào vì nếu chúng ta làm đủ rồi thì giảng viên sẽ không hỏi 2 câu đó nữa, coi như chúng ta đã được 7 và bắt đầu hỏi thêm để nâng điểm số. Số câu hỏi thêm có thể lên đến 5-10 câu nha hoặc có thể hơn:> tuỳ người ý. Hồi đi thi thì mình ngồi vào bàn 2 giảng viên được các bạn thi trước đánh giá là khó tính, nhiều người học lại được 1-2 điểm thôi, thậm chí là giảng viên còn nói luôn là “ Em học lại nhé! “ nên mình cũng sợ phết. Mình viết được 4 trang A4 cho 2 câu trả lời, cô A đọc và xem xong gật đầu rồi bắt đầu hỏi thêm mình khoảng 2-3 câu, sau đó cô bận ra nghe điện thoại hay gì đó rồi bảo với cô B là bài mình làm tốt và đủ ý hết rồi, hỏi thêm mình luôn đi, cô đang hỏi dở câu xyz và mình trả lời tiếp với cô B. Sau đó cô hỏi mình khoảng 2-3 câu nữa, mình trả lời xong thì cô bảo là: “ Bài của em thế là xong rồi đó. “ khiến mình cũng hơi ngỡ ngàng lúc ý:)))) tại mình cũng không biết liệu mình được mấy điểm rồi ta?! Sau mình mỉm cười và cảm ơn cô, chào cô ra khỏi phòng thi. Sau đó thì mình cà các bạn trong lớp chờ ở phòng chờ để mọi người thi xong hết giảng viên sẽ ra đọc điểm luôn. Môn này là có điểm nhanh nhất á, còn các môn còn lại thì khá lâu. Lúc đó thì một cậu bạn cùng lớp mình chắc vừa thi xong và ra, sau có cười bảo mình là: “ Hà ơi, mày được 10 đó! “:))))))). Lúc ý thì mình không tin lắm, nghĩ bạn mình đùa, mình bảo nó là: “ Hâm à “. =))))) Một lúc sau thì giảng viên vào phòng đọc điểm cho lớp mình. Mình hồi hộp ghê, nghe giảng viên đọc điểm mọi người mình khá lo vì nhiều bạn không cao, những bạn ngồi 2 giảng viên mà kiểm tra mình toàn điểm thấp thôi, 2 rồi 3.5,… cũng có, giống như những bạn mình thi trước đó kể thật. Đến mình thì cô đọc 10 khiến mình ngỡ ngàng, không tin và các bạn trong lớp “ Ồ “ lên, thực sự trong đầu mình chỉ nghĩ chắc có khi chỉ 8.5 hoặc 9 là cùng. Nói chung là mình nghĩ cũng có phần may mắn nè, chắc được các cụ độ á, hôm đi thi mặc áo khoác trường nữa ^^ . Hihi! Môn đầu tiên nhiều tín nhất (5 tín), cũng là môn mọi người đánh giá là khó và dễ học lại ở kì 1 nhất thì mình được A+ hehe ^^ .

– Cũng đừng quên nên học Tiếng Anh sớm nữa nha các bé. Có thể tìm hiểu và hỏi các anh chị đi trước để biết học ở đâu uy tín nè. Mình thấy các bạn mình, có chị mình quen và mình hỏi giảng viên dạy Tiếng Anh bên Giao thông vận tải có ôn thi đại học Tiếng Anh cho mình thì đều review giảng viên bên Ngoại ngữ á, có 1 nhóm được lập ra và toàn thầy cô giỏi bên Ngoại ngữ như dạy Sư phạm Anh và từng đi du học, học bổng nước ngoài á.

– Nếu muốn có động lực và không bị nản, chán về sau thì nên cố từ kì 1 nha, chăm chỉ đọc giáo trình, gạch chân, dùng bút nhớ take note lại những chỗ mà các em chưa hiểu để hỏi lại thầy cô nha! Mình thấy tư duy mọi người học ở trường Luật mình rất hay, hay đặt các câu hỏi tại sao, mình ngưỡng mộ và thấy các bạn thông minh lắm nha!

– Các em cũng có thể tham gia câu lạc bộ nếu các em muốn để được cộng 3 điểm rèn luyện nếu có cơ hội được học bổng thì điểm rèn luyện cũng cần xét đến nha!

Hôm nay là 10/10, ngày Luật sư Việt Nam nên mình chúc tất cả các luật sư và những người học luật nhiều hạnh phúc, sức khoẻ nha!

Mình up 1 chiếc ảnh có cuốn Lí luận hồi mình cũng là chiếu mới để chống trôi và cho các em biết cuốn ý ra sao nè, ngoài ra nói có sách mách có chứng nên sẽ show điểm Lí luận nè, hình ảnh mang tính bằng chứng chứ không phải khoe nhé nên hi vọng mọi người nghĩ thoáng và tích cực ^^ .

Law school – HLU và những điều chưa kể

Bài viết của bạn Khanh Linh Truong chia sẻ trên Group K46 – Trường Đại học Luật Hà Nội vào ngày 13 tháng 10 năm 2021. Mình thấy bạn Linh còn chia sẻ kinh nghiệm thi vấn đáp, kinh nghiệm ghi chép trong quá trình theo học tại HLU và rất nhiều nội dung hữu ích khác. Mọi người có thể tham khảo cũng như ủng hộ bạn Linh bằng cách thường xuyên ghé thăm blog tại địa chỉ lilytruongg.com hoặc fb.com/linhhkhanhtruong nhé!

LAW SCHOOL – HLU VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA KỂ

Mình biết ơn những năm tháng ở HLU, thứ mình học được không phải là nhớ được bao nhiêu điều luật, đọc được bao nhiêu bản án. Thứ mình học được là cách để tư duy, để xử lý một vấn đề ngay trong cuộc sống của mình, để luôn có kế hoạch dự phòng cho những trường hợp xấu nhất, để biết nhìn nhận một vấn đề khách quan hơn, nhiều chiều hơn.

‼️‼️Cảnh báo: Bài viết chia sẻ những góc nhìn và quan điểm cá nhân. Nếu bạn đang chán học, bài viết này sẽ giúp bạn tìm lại một chút cảm hứng!

01. Trong tiết học đầu tiên của trường Luật, thầy giáo đã hỏi cả lớp rằng: “Tại sao các em lại ngồi ở đây? Hãy cho tôi biết lí do rồi tôi sẽ giảng bài”. Trong lớp mình, mọi người bắt đầu xôn xao, bạn thì nói: “Dòng đời xô đẩy”, bạn thì nói: “Em cũng chẳng biết”… Toàn những lí do vô tâm! Điều mà thầy muốn nghe có lẽ rất ít hoặc chẳng có ai dám đứng thẳng lên và nói rằng: “Vì đây là lựa chọn của em, cuộc đời của em”.

Đợi cả lớp trật tự, thầy mới cất tiếng: “Các em nghĩ người chọn nghề hay nghề chọn người?”. Một lần nữa bầu không khí lại nóng lên. Bạn A nói “Thưa thầy, em nghĩ là nghề chọn người, vì có những người phải học, phải làm mới biết họ hợp với nghề đó hay không?”, “Vậy nếu ngược lại thì sao? Người chọn nghề?”- Thầy hỏi vặn. “Em có thể tìm ra những phẩm chất của bản thân có hợp với nghề đó hay không? Từ đó quyết định lựa chọn của mình. Điểm cốt lõi ở đây chính là em phải hiểu chính bản thân mình. Mình thích gì? Mình có thể làm tốt điều gì?. Thanh xuân của các em chỉ vỏn vẹn 05-10 năm thôi, nếu cứ xao nhãng học mà không có đam mê, các em đang phí hoài tuổi trẻ của mình đấy!”. Có những người học Luật, học xong rồi mới nhận ra mình không hợp, nhưng có những người học xong mới nhận ra: mình với nghề là chân ái. Cuộc đời vốn dĩ chẳng có đúng sai, đúng ngành hay trái ngành đã trở thành những câu chuyện thường tình như cơm bữa. Một lần sai là một lần bạn hiểu hơn về bản thân mình. Chỉ mong một ngày bạn có thể sống vì những điều mình thực sự mong muốn.

02. Trong một tiết học hình sự, thầy giáo mình giả vờ ra ngoài một lát. Thầy nói: “Các em tự nghiên cứu vấn đề, mấy phút nữa tôi sẽ quay lại ngay!”.

Điều đáng nói là lớp học của mình có hai cửa, thầy đi ra bằng cửa trước nhưng lại đi vào bằng cửa sau.

Tại sao thầy lại đi cửa sau?

Cả lớp đều chủ quan nên ồn ào ngồi nói chuyện riêng. Sau đó mới để ý thầy đã đứng ở cuối lớp từ bao giờ! Mọi người đều tái mặt!

Thầy đứng đó, vỗ tay thật to rồi nói: “Các em xem! Bao nhiêu chiếc màn hình laptop đặt ở đây đang được dùng để nghiên cứu bản án? Tôi cảm thấy rất buồn vì cái mà tôi nhìn thấy lại là facebook, Instagram, là email chứ không phải là bản án mà tôi đang dạy. Các em tưởng tôi dễ bị lừa thế sao? Các em tưởng cứ chăm chú nhìn vào màn hình thì tôi không biết các em đang làm gì sao?”. Chưa bao giờ, tất cả mọi người đều cúi gằm mặt như thế! “Học thì ấm vào thân” “Học là học cho mình”, nói thì dễ nhưng làm thì khó. Mình nhìn thấy sự lo lắng trong đôi mắt già nua của thầy, thầy bắt đầu kể: “Các em có biết khi các em đang ngồi đây, bố mẹ đang phải làm gì không? Họ phải lao động vất vả, họ làm ruộng, họ làm công chức,… cho dù là bất kì công việc gì, ba mẹ cũng đang làm việc để các em có cơ hội được ngồi đây!. Ngày xưa thầy cũng đi học, lớp học nghèo lắm các em, đến cuốn giáo trình còn không có thì nói gì đến máy tính, điện thoại. Vậy mà tại sao, một thời đại thiếu thốn lại rèn luyện nên những con người xuất sắc? Các em còn trẻ, thầy nhìn các em mà thấy hình bóng của mình năm xưa. Nhớ lại một thời nhiệt huyết vì tri thức, vì tương lai, vì cuộc sống còn nhiều khó khăn bộn bề. Thầy thấy tiếc tuổi trẻ của các em lắm! Đừng mong rằng cuộc sống màu hồng nữa, xốc lại tinh thần và học hành tử tế cho thầy xem!”

03.Thầy cô:

Mình thật may mắn vì có cơ hội được học từ những thầy cô tâm huyết với nghề. Có những thầy cô đã từng làm Thẩm phán, Đại biểu Quốc Hội, có những thầy cô đã đóng góp vào quá trình lập pháp để viết nên bộ luật mình đang cầm trên tay…Người ta thường nói dân Luật cứng nhắc, khô khan nhưng chỉ đến khi được nghe các thầy đọc thơ, thổi sáo, được lắng tai nghe những câu chuyện bình dị về cuộc sống đời thường…mình lại thấy thầy cô chỉ đơn giản là những người mẹ người cha, thầy cô coi chúng mình như con cái trong nhà. Có những lúc nặng lời nhắc nhở, có những lúc chỉ muốn thức tỉnh những học trò lười biếng. Có khi nào mai sau, khi đã thành công với nghề, chúng mình lại biết ơn những lời mắng mỏ ngày xưa chan chứa sự quan tâm thân tình ấy.

Mình nhớ khi thuyết trình bài tập nhóm môn Tâm lý học, mình đã lựa chọn cách kể một câu chuyện thay vì đọc slide hay nói lại bản word đã nộp cho thầy trước đó. Mặc dù chỉ có 10 phút thôi nhưng những câu hỏi của mình luôn khiến cho các bạn phải tò mò và tập trung để nghe tiếp. Cô H chấm điểm có nhắn nhủ với mình: “Linh à, em rất hợp với ngành tâm lý”. Bài đó nhóm mình đạt điểm cao nhất lớp. Mình cảm ơn cô đã động viên và sau này mình có hẹn cô nói chuyện riêng và được cô khuyên nhủ nhiều điều. Mình nhận ra rằng, mặc dù mình học Luật, nhưng không nhất thiết trong tương lai mình cũng phải theo đuổi ngành ấy. Mình có thể đi một con đường khác miễn là con đường ấy khiến mình hạnh phúc và tin tưởng vào chính mình.

Mình biết ơn những năm tháng ở HLU, thứ mình học được không phải là nhớ được bao nhiêu điều luật, đọc được bao nhiêu bản án. Thứ mình học được là cách để tư duy, để xử lý một vấn đề ngay trong cuộc sống của mình, để luôn có kế hoạch dự phòng cho những trường hợp xấu nhất, để biết nhìn nhận một vấn đề khách quan hơn, nhiều chiều hơn.

03. Nơi yêu thích nhất của mình ở HLU chính là…

Thư viện.

Đây là nơi yên tĩnh, là nơi mình cảm thấy bình yên và có đầy đủ tất cả những thứ mình cần, từ sách chuyên ngành, chuyên khảo cho đến sách kĩ năng, đời sống. Mình thường ngồi đó đến 19h30 tối, lúc ấy thư viện sẽ đóng cửa. Vì cuối ngày nên bãi gửi xe thường rất vắng, mình đi dạo xung quanh để có thể ngắm nhìn quang cảnh mỗi lúc chiều tà. Thư viện là nơi để mình tận hưởng sự cô đơn, của những thanh âm yên bình mà chỉ có mình mới có thể hiểu hết. Đó là tiếng “lách cách” của bàn phím, đó là tiếng sột soạt của một trang sách được mở ra, đó là tiếng tích tắc của đồng hồ, đó là tiếng bước chân khẽ khàng để tránh không làm phiền ai đó. Phải chăng sự im lặng nghiêm trang của tri thức đã khiến con người biết nghĩ về nhau, tôn trọng lẫn nhau từ những hành động rất nhỏ? Đó là cách mình khẽ khàng kéo một chiếc ghế, kê một chiếc thang để lấy được cuốn sách trên cao, đó là những lúc nín thở cầu nguyện rằng cuốn sách mình đang tìm không bị mượn hết?.

04. HLU trong mình là một mảnh kí ức không tên nhưng vô cùng quý giá. Ngày tháng ấy, chúng mình đã cùng nhau cố gắng, đã chạy hết sức lên tầng 13 nhà A bằng thang bộ để đến lớp kịp giờ. Ngày tháng ấy, chúng mình đều cố gắng, “đi học muộn” cùng nhau cho có bè, có bạn. Ngày tháng ấy, khi làm việc teamwork, xin lỗi vì tớ đã seen mà không rep nhóm trưởng. Ngày tháng ấy, chúng ta đã cùng nhau, sống những tháng ngày thanh xuân rực rỡ nhất…

Dù cho những ám ảnh của kì thi, của những deadline không có điểm dừng, dù cho nỗi sợ hãi, hoang mang của những màn vấn đáp “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” đã trở thành “thương hiệu” độc nhất. Dù có thế nào!

“HLU, mình muốn cảm ơn cậu”

Sau tất cả. Mình chỉ muốn nói là…Một chữ thôi!

Mình “yêu” cậu nhiều lắm!

Link bài viết gốc:

– Part 1: https://www.facebook.com/thuha.25052002.tamphattaiduc/posts/962692934312707
– Part 2: https://www.facebook.com/thuha.25052002.tamphattaiduc/posts/965945457320788

Ngành chất lượng cao – HLU

Bài viết của bạn Linh Nguyen chia sẻ trên Group K46 – Trường Đại học Luật Hà Nội vào ngày 13 tháng 10 năm 2021. Các bạn hãy tham gia Group Hội REVIEW CÁC MÔN HỌC – HLU của Linh để tìm đọc thêm thật nhiều nội dung hữu ích nhé!

NGÀNH LUẬT CHẤT LƯỢNG CAO – HLU

Có nhiều bạn inbox cho chị hỏi về hệ Chất lượng cao của trường, và cũng có rất nhiều các bạn cũng quan tâm đến hệ Chất lượng cao của Trường Đại học Luật Hà Nội nên nay chị sẽ review một chút về ngành Luật cao giá nhất HLU có gì nhé

?Học phí:

Học phí mỗi kỳ cũng phải giao động 16-18tr (990k/ tín, gấp gần 4 lần hệ thường).

Nhưng tiền bạc đi đôi với chất lượng, thế nên những khác biệt của các em khi học hệ CLC với các ngành khác:

?Vật chất, chất lượng giảng dạy xịn sò

Thẻ sinh viên giao diện màu?, khác với màu xanh của các hệ khác

Có một khu riêng trong thư viện, chỉ dành riêng cho sinh viên CLC và giáo viên (kiểu VIP ấy).

?Luôn luôn được học ở nhà A, có điều hòa rét run, thang máy và Wifi riêng (Wifi của CLC khá yếu nên các em dùng 4G-5G vẫn hơn =))) ) (Cái này chị vẫn thấy đỉnh bởi vì những ngày mùa hè mà nóng thì rất khó học)

?Các em sẽ được tổ chức thành 1 lớp khoảng 35 người như khi học ở THPT và các em sẽ gắn bó với nhau hết 4 năm đại học. (Không chia lớp theo kiểu tín chỉ như ngành Luật), với các môn tổ chức đăng ký thì các em phải đăng ký theo số đông.

?Các em được phát giáo trình trước khi năm học bắt đầu, tất nhiên tất cả đều là giáo trình mới nhất của trường in (It’s Real not pha ke)

?Chương trình học và thi của ngành CLC cũng khác với các hệ khác, mặc dù cùng 1 môn. Chỉ có một vài môn thôi nhé, không phải môn nào cũng khác.

?Giảng viên của ngành Luật CLC phải thông qua một quá trình chọn lọc đặc biệt sao cho phù hợp với tiêu chí của trường, bật mí cho các em một tiêu chí trong 5 điều kiện để làm giảng viên ngành CLC là các giảng viên phải có trình độ thạc sĩ trở lên, với các môn thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải có trình độ Tiến sĩ, Phó Giáo Sư hoặc có trình độ Thạc sĩ tốt nghiệp ở các trường đại học chuyên ngành Luật ở các nước phát triển (Anh, Pháp, Mỹ, v.v….).

?Các em được trường tổ chức cho nhiều hoạt động ngoại khóa

Có nhiều giờ thảo luận nên hiểu vấn đề sâu hơn. Mỗi người khi tham gia thảo luận sẽ có nhiều thời gian hơn để đưa ra các quan điểm, cùng thầy cô trao đổi, làm rõ và phân tích được các nhận định. Lớp cũng ít người hơn nên việc thảo luận sẽ đảm bảo em luôn được nói, không đông nên không sợ không được hỏi đã hết giờ.

✨Được học nhiều môn học bằng tiếng anh hơn. Việc này bổ sung cho các em kỹ năng ngoại ngữ cũng như tiếng anh đặc thù của môn. Bật mí bạn nàocó tiếng Anh sẽ là một lợi thế, và được miễn học học phần tiếng Anh nâng cao tại lớp và chỉ phải học tiếng Anh pháp lý. Bạn nào chưa có chứng chỉ TOEIC hoặc IELTS thì có thể lựa chọn học ở trường. hoặc học từ bây giờ lấy chứng chỉ thì sẽ được miễn nha.Học TOEIC thì dễ và nhanh hơn

✨Học GDTC có các môn, và cơ sở riêng biệt với các hệ khác

Không như các hệ khác, hệ CLC được học tại Cục phục vụ ngoại giao đoàn (73 Vạn Bảo).

Các môn được tự chọn là Bóng rổ và Khiêu vũ, cùng với môn bắt buộc là môn bơi. Môn GDTC sẽ được học ở năm nhất, chỉ phải học 1 lần, mỗi tuần sẽ có 2 buổi, một buổi học môn tự chọn và một buổi học môn bơi.

✨Có quỹ học bổng riêng, chỉ dành cho sinh viên CLC (Sinh viên CLC được nhận 2 học bổng bao gồm của toàn trường và của riêng hệ CLC)

Học bổng CLC cao nhất là 9tr5 và thấp nhất là 3tr5 và được nhận thêm học bổng của toàn trường (Mức học bổng: Loại Khá: 4tr2. Loại Giỏi: 4tr6. Loại Xuất sắc: 5tr). Vậy nếu em chăm chỉ học hành và là mộtscholarship hunterthì mỗi kỳ em cũng được tổng số tiền học bổng cao nhất là 14tr5

?Tín chỉ nhà trường đăng ký

Bởi vì nhà trường đăng ký tín chỉ cho các em, nên các em không sợ hiện tượng nghẽn mạng hay lỡ môn em muốn học. Các môn được đăng ký sẽ được gửi cho cán sự lớp để mang về lớp thông báo, từ đó lớp biểu quyết theo số đông để chọn môn cả lớp sẽ học.

?Học quân sự khác biệt

Về học phí đi quân sự sẽ nhiều hơn các bạn của các ngành khác, đổi lại các em sẽ được auto xếp vào tòa được coi là ổn nhất của Malibu, các phòng đều có đệm cứng, với tầng 1 có điều hòa, bồn rửa mặt, phòng tắm có nóng lạnh/ Tầng 2 thì chỉ có nóng lạnh thôi, tuy nhiên có nhà vệ sinh sẽ không có cửa =))). Các em sẽ phải tự chi trả phí tiền điện, tiền nước mình đã sử dụng theo giá kinh doanh của trung tâm. Các em sẽ được tổ chức phòng ăn riêng, và có bổ sung thêm món ăn cùng với cơm vô cực =)). Cùng với đó là cuối tuần được tổ chức đi tham quan các bảo tàng.

Về cơ bản thì sẽ có nhiều quyền lợi hơn, tiền nào của nấy mà

?ĐIỀU KIỆN ĐỂ ỨNG TUYỂN NGÀNH CLC VÀ CÁCH ỨNG TUYỂN

– Về điều kiện:

Phải là người đã trúng tuyển hệ đại học chính quy thuộc các ngành Luật, Luật TMQT, Luật Kinh tế.

Đối với ngành Luật TMQT điểm trúng tuyển tối thiểu bằng điểm ngành Luật khối D01 khi chưa nhân hệ số môn tiếng anh. (Tức nếu trúng tuyển ngành Luật TMQT nhưng nếu không nhân hệ số 2 môn tiếng anh mà tổng điểm vẫn thấp hơn điểm trúng tuyển ngành Luật khối D01 thì không thỏa mãn điều kiện để ứng tuyển).

(Dành cho người nước ngoài) Phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương tốt nghiệp phổ thông của Việt Nam, có năng lực tiếng Việt đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo do Hiệu trưởng quy định.

-> Các tiêu chí ưu tiên:

Chỉ cần thỏa mãn 1 trong các tiêu chí sau sẽ được ưu tiên xét tuyển.

(1) Là học sinh của các trường chuyên/năng khiếu quốc gia, tỉnh/thành phố trực thuộc TW, học sinh lớp chuyên của các trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao.

(2) Là học sinh Giỏi 3 năm liền ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12).

(3) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh, thành phố hoặc tương đương (trở lên) các môn Toán, Lý, Hóa, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử và Địa lý.

=> Cách ứng tuyển: Phải chờ thông báo của trường, nhưng hàng năm

Sinh viên nộp đơn đăng ký ứng tuyển theo mẫu của trường theo hạn ấn định tại phòng A1.07 của tòa A (Tòa 15 tầng) trường Đại học Luật Hà Nội.

Gửi hồ sơ theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên. Ngày, giờ được gửi cho ĐH Luật được tính theo dấu của bưu điện.

Sinh viên khi ứng tuyển vào CLC phải nộp lệ phí là 50 cành

Có thể nộp trực tiếp khi nộp đơn tại ĐH Luật

Hoặc Nộp theo hình thức chuyển khoản theo mẫu và stk mà nhà trường thông báo trong thông báo tuyển sinh ngành CLC của trường.

Mọi người thường lầm tưởng rằng CLC thì đào tạo khó hơn các ngành khác.

Thật ra thì học ngành nào cũng khó, mỗi ngành có 1 cái khó riêng, học luật cần có 1 tư duy mở và phải nghiên cứu và đưa ra những ví dụ luận điểm để có thể dễ hình dung nhất.

Sau khi nghiên cứu và đi hỏi các anh chị, thì số liệu đã chứng minh, mới chỉ có 4 khóa cử nhân CLC ra trường, nên chị nghiên cứu từ đây nhé.

>Khoa CLC được thành lập vào K39 nhưng cũng có số lượng lớn bằng giỏi

>Toàn khóa K40 có 1 bằng xuất sắc duy nhất của anh Phan Anh Vũ, tốt nghiệp cử nhân ngành Luật CLC.

>Toàn khóa K41 có 10 bằng xuất sắc, 8 bằng xuất sắc thuộc về các cử nhân của ngành CLC, 2 bằng còn lại lần lượt thuộc về cử nhân ngành Luật và cử nhân ngành Luật Kinh tế.

>Toàn khóa K42 chưa có số liệu cụ thể

>>> Từ số liệu có thể chỉ ra, các anh chị các khóa ra trường của ngành CLC rất tài năng, chịu khó thì mới có thể đạt được nhiều bằng xuất sắc như vậy.

>>> Mới chỉ 4 khóa mà đã có khá nhiều thành tích, điều này không phải tự nhiên mà có, mà cũng nằm ở quy chế xét tuyển sinh viên gia nhập ngành CLC, bởi để vào ngành CLC sinh viên vừa phải đỗ vào các ngành Luật của trường, vừa phải thông qua quá trình sàng lọc dựa trên thành tích, điểm thi với các sinh viên khác để được trúng tuyển ngành CLC (Trong trường hợp số hồ sơ dự tuyển vượt quá số chỉ tiêu tuyển sinh).

Tóm lại, Ngành Luật CLC của HLU xứng đáng với cái tên ngành của nó, Chất lượng rất cao, và nếu các e cảm thấy mình xứng đáng nằm trong lớp này, hãy đăng ký nhé?

Học bổng HLU

Bài viết của bạn Hoàng Thị Giang Na chia sẻ trên Group K46 – Trường Đại học Luật Hà Nội vào ngày 16 tháng 11 năm 2021.

GÓC HỌC BỔNG

Hello các em, lại là chị Giang Na đây

Mấy hôm nay có rất nhiều bạn nhắn hỏi chị về học bổng tại HLU như thế nào? Thì trong bài viết ngày hôm nay chị sẽ review một vài điều cần biết về học bổng nhé!

Hai yếu tố mà tất cả các bạn sinh viên cần chú ý khi xét học bổng đó là: Kết quả học tập và kết quả rèn luyện.

Đầu tiên, ĐIỀU KIỆN VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP

✨ Kết quả học tập của các bạn sinh viên cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Điểm số trung bình: Đối với Học bổng xuất sắc theo hệ số 4 sẽ là từ 3.6/4. Còn học bổng giỏi thì cần điểm trung bình hệ số 10 là 8.0/10 (hệ số 4 là 3.2/ 4(Không áp dụng cho các bạn học Chất Lượng Cao). Còn học bổng khá thì không có một con số cụ thể nào vì với từng kỳ, từng khoá thì đó là con số khác nhau, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điểm số trên mặt bằng chung (Nhiều người điểm cao thì điểm số để được học bổng khá cũng tăng theo). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây được 3.2 vẫn chưa dược học bổng. Bởi điểm GPA của các bạn sinh viên rất cao nên điểm xét học bổng cũng sẽ tang cao theo.

  • Số tín chỉ tối thiểu: 14. Đây là số tín chỉ bạn bắt buộc phải đạt được. Nếu kỳ học đó bạn học dưới 14 tín chỉ thì sẽ không đủ điều kiện để xét học bổng.

  • Điều kiện với từng học phần: Không bị cấm thi, không bị thi lại, không bị học lại bất kỳ học phần nào trong kỳ học đó (Trừ thể dục và quốc phòng)

Thứ hai, ĐIỀU KIỆN VỀ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
  • Kết quả rèn luyện được đánh giá thông qua điểm rèn luyện. Đây là điểm số mà các bạn tích luỹ trong cả kỳ học. Điểm rèn luyện phụ thuộc vào: Ý thức chấp hành nội quy, quy chế; Ý thức tham gia hoạt động ngoại khoá; Ý thức công dân;…

  • Để đáp ứng điều kiện về điểm rèn luyện thì các bạn sinh viên cần có điểm rèn luyện loại khá trở lên (Từ 65đ trở lên trên thang điểm 100) đối với học bổng khá. Và điểm rèn luyện loại tốt trở lên (Từ 80đ trở lên trên thang điểm 100) đối với học bổng giỏi. Điểm số này do các bạn sinh viên tự đánh giá dựa trên bảng mẫu, sau đó được Ban Cán sự lớp, Ban Chấp Hành Chi đoàn, thầy/cô cố vấn học tập đánh giá, xem xét, thông qua.

  • Có một số trường hợp điểm trung bình học tập rất cao nhưng do điểm rèn luyện thấp nên không được xét học bổng. Vì vậy các bạn cần chú ý và nghe kỹ hướng dẫn của Ban Cán sự lớp cùng Ban Chấp hành Chi đoàn khi điền phiếu tự đánh giá điểm rèn luyện ở cuối kỳ học nhé!

Thứ ba, CÁC MỨC HỌC BỔNG

  • Học bổng trợ cấp xã hội: 600.000đ hoặc 840.000đ tuỳ đối tượng chính sách.

  • Học bổng loại khá: 4.200.000 VNĐ

  • Học bổng loại giỏi: 4.620.000 VNĐ

  • Học bổng xuất sắc: 5.040.000 VNĐ

? Còn đối với các bạn thuộc các lớp Chất Lượng Cao thì sẽ được chia các mức khác nhau vì học phí của CLC cao hơn các ngành khác nek.

Có một điều có thể nhiều bạn K46 chưa biết, cách đây 1 năm thì học bổng HLU chỉ là 1.750.000đ đối với học bổng khá, còn học bổng loại giỏi: 2.000.000đ. nhưng bây giờ học bổng đã cao hơn rất nhiều, điều này cũng tương ứng với việc là số lượng sinh viên được học bổng cũng sẽ hạn chế hơn rất nhiều đó. Vì vậy, để có thể có được học bổng tại HLU thì các bạn phải thực sự xuất chúng nek ❤

Trên đây là một vài chia sẻ về học bổng của HLU. Có phần nào không hiểu thì cứ ib chị nha ❤

Link bài viết gốc: https://www.facebook.com/groups/k46hlu/posts/942072863395734/

Còn rất rất nhiều bài viết khác, mình sẽ tiếp tục cập nhật. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Đại học Luật Hà Hội, điểm chuẩn 2021?

Đại học Luật Hà Hội (HLU), điểm chuẩn 2021 cụ thể như sau:
– Điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế (khối C00) là 29,25 điểm. Xếp thứ 2 là điểm chuẩn ngành Luật (khối C00) với mức 28 điểm.
– Trong khi đó, mức điểm chuẩn các ngành đào tạo ở Phân hiệu của Đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk dao động từ 18,40 đến 22,75 điểm.
Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2021

Chỉ tiêu Đại học Luật Hà Nội 2021?

Năm 2021, Đại học Luật Hà Nội (HLU) tuyển hai ngàn chỉ tiêu cho 04 ngành gồm: Luật, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý), ngoài ra, trường còn có chương trình liên kết với Đại học Arizona – Hoa Kỳ.
Trước đó, với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông (xét học bạ), HLU đã công bố điểm trúng tuyển diện xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả học tập bậc THPT: đối với thí sinh trường THPT chuyên là từ 24.8 – 28.41 điểm, thí sinh trường THPT khác là từ 27.02 đến 29.27 điểm, thí sinh trúng tuyển tại Phân hiệu của HLU Đắk Lắk là 20.15 điểm. 

4.6/5 - (32090 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền