Phân biệt tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật hình sự Phân biệt tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm

Để làm rõ sự khác biệt giữa tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm ta cùng lập bảng so sánh trên các tiêu chí: khái niệm, khách thể, mặt khác quan, mặt chủ quan, chủ thể

 

(Mắc công so sánh sự khác nhau, mình làm luôn phần giống nhau giữa 2 tội phạm này, bổ sung ở dưới bài)

 

Tội hiếp dâm Tội cưỡng dâm
Khái niệm Theo Điều 111 BLHS 1999 thì Hiếp dâm là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”; Điều 113 BLSH 1999 thì: Cưỡng dâm là “dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu.
Khách thể Tội phạm này xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ. Ngoài ra, tội phạm này còn gây khủng hoảng tinh thần của nạn nhân và trong một số trường hợp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nạn nhân. Tội phạm này xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người khác.
Mặt khách quan Đây là tội phạm có cấu thành hình thức, tội phạm có kết cấu bởi một trong các dạng
hành vi sau đây:- Dùng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu như xô ngã, bóp cổ, giữ, vật lộn, bịt miệng, đánh…nạn nhân. Những hành vi đó nhằm làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu.Trong thực tế, nếu người phạm tội đã dùng vũ lực làm cho nạn nhân bất tỉnh và giao cấu, đồng thời sau đó để nạn nhân chết (dù không có hành vi dùng vũ lực tiếp theo), người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội giết người. Tương tự như vậy, nếu bằng mọi cách để giao cấu mà người phạm tội đã giết chết nạn nhân rồi sau đó giao cấu với nạn nhân thì người phạm tội sẽ bị truy cứu thêm tội giết người.- Đe doạ dùng vũ lực: người phạm tội chưa thực hiện những hành vi dùng vũ lực,
chưa có bất kỳ một sự tác động vật chất nào lên người nạn nhân, mà thực hiện các hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm uy hiếp về mặt tinh thần. Sự uy hiếp này mang tính chất mạnh mẽ khiến cho người phụ nữ không dám chống cự, bị tê liệt ý chí và để người phạm tội giao cấu mình.- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: tình trạng này có thể có sẵn ở nạn nhân (nạn nhân bị bệnh động kinh, bệnh tâm thần) hoặc người thứ ba gây ra, hoặc do người phạm tội tạo ra (người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc mê), hoặc do các nguyên nhân khách quan khác (nạn nhân bị say xỉn, bị bất tỉnh, bị ốm đau bệnh tật mà sức khoẻ yếu…).- Thủ đoạn khác: là những thủ đoạn ngoài những trường hợp đã phân tích trên đây,
như: cho nạn nhân uống thuốc kích thích, lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ nạn nhân giao cấu. Đây là một quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống có hiệu quả hành vi phạm tội hiếp dâm. Dấu hiệu giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
Để xác định việc giao cấu có trái ý muốn của nạn nhân hay không, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố: mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh thực hiện hành vi giao cấu, nhân thân của hai bên, ý kiến của những người xung quanh, hậu quả sau giao cấu để lại… v.v…
Người phạm tội có hành vi ép buộc hoặc bằng những thủ đoạn khác nhau buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng chịu giao cấu với mình.

Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công tác (như quan hệ lệ thuộc giữa thủ trưởng và nhân viên); về mặt kinh tế (như quan hệ giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng); về mặt tín ngưỡng (cha xứ và con chiên) hay gia đình (cha mẹ và con)…v.v… Người đang ở trong tình trạng quẫn bách là trường hợp người đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được, mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác (như trường hợp người thân trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo khi hoàn cảnh lại đang túng thiếu nghiêm trọng…).
Người phạm tội lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nói trên của người bị hại để khống chế tư tưởng họ, buộc họ phải miễn cưỡng chịu sự giao cấu. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế người bị hại có thể là đe doạ hoặc hứa hẹn.

+ Người phạm tội có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng ưu thế của mình doạ sẽ gây thiệt hại cho người bị lệ thuộc nếu như không chịu sự giao cấu. Ví dụ, doạ chuyển công tác, doạ không nuôi dưỡng nữa, doạ sẽ nói bí mật… Cần lưu ý, hành vi đe doạ ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe doạ tê liệt ý chí, không dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe doạ chỉ bị khống chế tư tưởng; họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã (miễn cưỡng) chịu sự giao cấu.

+ Người phạm tội cưỡng dâm cũng có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình hoặc lợi dụng người khác đang trong tình trạng quẫn bách, hứa hẹn sẽ mang lại một quyền lợi hay một giải pháp nào đó cho người đó thoát khỏi tình trạng đó, nếu họ chịu sự giao cấu.  Sự hứa hẹn phải mang tính chất là một sự khống chế tư tưởng người khác, buộc họ phải miễn cưỡng chấp nhận việc giao cấu.

Những trường hợp ép buộc khác không thuộc phạm vi của tội này. Việc xác định nạn nhân có “miễn cưỡng” khi giao cấu hay không nhiều lúc rất phức tạp. Để xác định chính xác, đòi hỏi chúng ta phải làm rõ mối quan hệ giữa người khống chế và nạn nhân, điều kiện cụ thể xảy ra hành vi giao cấu… Tội phạm được xem là hoàn thành khi việc giao cấu đã diễn ra (không cần việc giao cấu hoàn thành về mặt sinh lý). Tuy nhiên, nếu người phạm tội đã có hành vi cưỡng ép giao cấu nhưng chưa giao cấu được thì tội phạm xem như chưa đạt.

Mặt chủ quan Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội biết hành vi giao cấu của mình là
trái ý muốn của người phụ nữ hoặc không cần biết là nạn nhân có đồng ý hay không nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi giao cấu bằng một trong những thủ đoạn nói trên. Đối với tội hiếp dâm, việc dùng vũ lực phải bao hàm mục đích giao cấu trái ý muốn với họ.Thực tế, có một số trường hợp, vì một lý do nào đó mà người phạm tội giết chết nạn nhân. Sau đó, thấy thân thể nạn nhân vẫn còn hấp dẫn nên đã tiến hành giao cấu với nạn nhân đã chết và người phạm tội biết điều đó thì không phải là tội hiếp dâm. Trong trường hợp đó, có thể truy cứu người phạm tội về tội xâm phạm thi thể
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết người bị hại lệ thuộc mình hoặc biết họ là người đang trong tình trạng quẫn bách; đồng thời người phạm tội cũng biết hành vi đe doạ hay hứa hẹn của mình là hành vi lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc là hành vi lợi dụng tình trạng quẫn bách của người khác để buộc họ phải miễn cưỡng giao cấu với mình. Nếu việc giao cấu được tiến hành mà có người tưởng nhầm người kia muốn cưỡng ép mình, đã chủ động tìm đến để giao cấu thì không thỏa mãn dấu hiệu chủ quan của tội phạm này. Chẳng hạn, A thiếu nợ B. Do B đang thiếu vốn kinh doanh nên đã tìm A nói về việc này với mục đích để A tìm cách trả vốn cho mình. Tuy nhiên, A tưởng B muốn ép mình giao cấu (vì B đã từng nói yêu A) nên đã miễn cưỡng tìm B đề nghị giao cấu. Hành vi của B không cấu thành tội phạm.
Chủ thể – Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Người thực hiện hành vi phạm tội này
là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham gia trong trường hợp đồng phạm tội hiếp dâm với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức. Tuy nhiên, nam từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể chịu trách nhiệm hình sự. theo khoản 2,3,4 Điều này.- Đối với tội hiếp dâm thì nạn nhân là bất cứ ai.– Người phạm tội có thể lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để giao cấu. Tình trạng này không thể tự vệ được của nạn nhân có thể là họ đã bị ngất xỉu, bị bỏ thuốc mê, bị bắt trói chân tay…
– Cả nam và nữ đều có thể là chủ thể là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, người phạm tội là nữ rất hiếm xảy ra. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3,4 Điều này.

– Đối với tội cưỡng dâm thì nạn nhân phải là người lệ thuộc với người phạm tội hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.

 

– Còn tình trạng quẫn bách của người bị hại (nạn nhân) trong vụ án cưỡng dâm là người bị hại vẫn còn nhận thức được, còn khả năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách không còn con đường nào khác mà buộc phải giao cấu.

 

Sự giống nhau giữa tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm

 

– Hiếp dâm và cưỡng dâm là những tội phạm về tình dục, xâm phạm đến quyền tự do, nhân phẩm, danh dự của người khác. Xét ở một góc độ nào đó thì hai tội phạm này đều trái hoặc không đúng ý muốn về tình dục của người khác.

 

– Sự giống nhau giữa hai tội này là mặt chủ quan của tội phạm và chủ thể phạm tội, cụ thể:

+ Mặt chủ quan của tội phạm : hai tội này được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước được hành vi dùng thủ đoạn của mình để buộc người bị hại giao cấu với mình là hành vi trái đạo đức, pháp luật nhưng họ đã mong muốn thực hiện được hành vi đó nhằm thỏa mãn dục vọng của mình.

+ Chủ thể của hai tội phạm này là người phải đủ điều kiện chung về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Bài viết đầy đủ, cơ sở pháp lý rõ ràng, ok
    Anh chỉ bổ sung thêm 1 dòng “Cưỡng dâm thiên về trường hợp nạn nhân bị ép buộc về ý chí hơn là về sức mạnh vũ lực”.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền