Phân biệt nhân dân và cử tri

Chuyên mụcLuật hiến pháp Khi nào được xem là công dân Việt Nam

Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính đến ngày bầu cử, đủ mười tám tuổi (18) trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.

 

Xem thêm: Điều kiện để trở thành cư chi

 

Tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội. Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh dương lịch của năm sau.

Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.

Phân biệt nhân dân và cử tri

Nhân dân Cử tri
Khái niệm Nhân dân là tập hợp đông đảo những dân tộc thuộc mọi giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng đang sống trong một khu vực địa lý nhất định. Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử các cơ quan đại biểu của nhân dân (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) và có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm các đại biểu do mình bầu ra khi các đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Đội tuổi Mọi lứa tuổi được tính từ khi sinh ra Theo quy định của pháp luật, cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính đến ngày bầu cử, đủ mười tám tuổi (18) trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.
Căn cứ – Được ghi tên vào sổ hộ khẩu

– Được cấp thẻ căn cước công dân

– Được ghi tên vào danh sách cử tri

– Được cấp thẻ cử tri

Như vậy có nghĩa là: Nhân dân của 1 nước chưa chắc là cử tri của nước đó nhưng đã là cử tri thì chắc chắn phải là nhân dân của nước đó!

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền