Phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác

Chuyên mụcLý luận nhà nước và pháp luật Nhà nước

Khái niệm nhà nước

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

 

Những nội dung liên quan:

 

Khái niệm tổ chức chính trị – xã hội

Tổ chức chính trị – xã hội là một trong những tổ chức xã hội góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tổ chức chính trị - xã hội là gì?
Tổ chức chính trị – xã hội là gì?

Tổ chức chính trị – xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,…

Phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác

Các nhà nước trong lich sử có sự khác nhau về bản chất, nhưng đều có đặc điểm chung. Những đặc điểm của nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị – xã hội do giai cấp thống trị tổ chức ra. Các đặc điểm đó là:

Nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô (Ảnh minh họa)

* Nhà nước:

– Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng

– Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ

– Nhà nước thiết lập quyền lực công, mang tính chất chính trị giai cấp

– Nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện

– Nhà nước quy định các loại thuế và thu thuế

– Nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia

>>> Xem thêm: Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước

* Các tổ chức xã hội (đoàn, hội,…):

– Là tập hợp một giai cấp, tổ chức có cùng quan điểm cùng lập trường, cùng ngành nghề hoặc cùng giới tính. Gia nhập một cách tự nguyện để thực hiện mục đích của mình.

– Không phân chia theo lãnh thổ hành chính, mà chỉ thành lập trong các đơn vị hành chính quốc gia

– Không thiết lập quyền lực công, chỉ có tính bắt buộc do ban lãnh đạo đứng đầu

– Đặt ra các điều lệ, quy định để áp dụng cho nội bộ tổ chức xã hội đó

– Đặt ra lệ phí, thu phí trong nội bộ tổ chức

– Không đại diện chủ quyền quốc gia, chỉ đại diện cho giới, tổ chức của mình

 

Sự khác nhau giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội không phải là Nhà nước

– Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt tách ra khỏi xã hội (không hòa nhập vào dân cư như xã hội nguyên thủy) đó là quyền lực nhà nước. Để thực hiện quyền lực này và quản lý xã hội, nhà nước tạo ra lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, họ được tổ chức thành các cơ quan và hình thành nên bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, buộc các giai cấp và tầng lớp dân cư trong xã hội phải phục tùng ý chí giai cấp thống trị.

– Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. Việc phân chia này không phụ thuộc huyết thống, chính kiến, nghề nghiệp, giới tính… Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác. Trong thiết chế chính trị xã hội thì chỉ nhà nước mới xác lập lãnh thổ của mình và chia lãnh thổ đó thành các bộ phận cấu thành nhỏ hơn: thành phố, tỉnh, huyện, xã…

– Nhà nước có chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tự quyết của Nhà nước về tất cả các vấn đề của chính sách đối nội và chính sách đối ngoai, không phụ thuộc quyền lực bên ngoài. Trong thiết chế chính trị-xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia. Đây là thuộc tính không thể tách rời của nhà nước.

– Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với mọi công dân. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng gắn bó hữu cơ với nhau không thể tách rời. Nhà nước có bộ máy cưỡng chế để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và thực hiện sự quản lý bắt buộc với mọi thành viên trong xã hội.

– Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc. Việc thu thuế nhằm tạo ra nguồn tài chính đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo việc thực hiện vai trò xã hội của nhà nước.

 

>>> Xem thêm: So sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản

 

Các tìm kiếm liên quan đến anh chị hãy so sánh nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội: so sánh cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, nhà nước khác với các tổ chức xã hội khác ở những điểm cơ bản nào, so sánh nhà nước với tổ chức thị tộc, bộ lạc, ưu thế của nhà nước so với các tổ chức xã hội khác, sự khác nhau giữa nhà nước và thị tộc, nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, tính giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào, sự khác nhau về thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể

5/5 - (11532 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền