Mục tiêu của Luật Cạnh tranh

Chuyên mụcLuật cạnh tranh Luật cạnh tranh

Mục tiêu chủ yếu của pháp luật cạnh tranh là nhằm đạt được hiệu quả phân bổ và tối đa hóa phúc lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này mới chỉ là sự bắt đầu vì vẫn còn những vấn đề khác.

Bài 5: Mục tiêu của Luật Cạnh tranh

Bài này nằm trong Phần II. Vai trò, mục tiêu của luật cạnh tranh của Chương I – Tổng quan chung về cạnh tranh, chính sách cạnh tranh và luật cạnh tranh.

Các bài khác tại Phần I

Các bài khác tại Phần II


Mục tiêu của Luật Cạnh tranh

Mục lục:

  1. Duy trì tính cạnh tranh trên thị trường
  2. Tăng cường hiệu quả của nền kinh tế
    1. Duy trì cạnh tranh hiệu quả
    2. Các thuật ngữ kinh tế cơ bản
    3. Hiệu quả động lực
  3. Các mục tiêu khác của pháp luật cạnh tranh
    1. Bảo vệ tự do kinh tế
    2. Bảo vệ đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh bình đẳng
    3. Các vấn đề xã hội, chính trị

Luật Cạnh tranh

1. Duy trì tính cạnh tranh trên thị trường

Xét theo nghĩa rộng, Luật Cạnh tranh ra đời là để bảo vệ quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Các quy phạm của luật cạnh tranh có mục tiêu tìm cách phát huy cạnh tranh hiệu quả và không bị bóp méo trên thị trường.

Điều này không có nghĩa là trong một nền kinh tế thị trường, tất cả các ngành kinh tế đều bị thả cho cạnh tranh tự do, không kiểm soát. Các nước, tùy theo trình độ phát triển có thể mở cửa cho cạnh tranh ở các phạm vi khác nhau. Ở các nước phát triển, các lĩnh vực như dịch vụ y tế hoặc cung cấp các tiện ích cơ bản như giao thông công cộng, điện, gas, nước,.. phải chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Ở các nước đang phát triển, phạm vi các lĩnh vực chịu sự can thiệp của Chính phủ thường lớn hơn, ví dụ như hàng không, khai thác khoáng sản,… Ngoài ra, các nước có thể có quan điểm khác nhau về phạm vi tác động của các yếu tố xã hội đối với thị trường tự do. Ví dụ, ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, ngành nông nghiệp được bảo hộ thông qua các biện pháp trợ cấp, trợ giá và quyền mua can thiệp để điều tiết thị trường và như vậy ở các nước này, thị trường nông nghiệp là một thị trường tương phản với những gì mà một thị trường cạnh tranh yêu cầu.

Từ góc độ kinh tế có thể nói mục tiêu duy nhất của luật cạnh tranh là duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, vị trí của Luật Cạnh trạnh không đơn giản chỉ có vậy. Nhiều ý kiến cho rằng nên theo đuổi một phạm vi mục tiêu rộng lớn hơn.

2. Tăng cường hiệu quả của nền kinh tế

a. Duy trì cạnh tranh hiệu quả

Nhiều nhà kinh tế cho rằng mục tiêu chính của luật cạnh tranh là thúc đẩy và duy trì một quá trình cạnh tranh hiệu quả, từ đó đạt được cách thức phẩn bổ hiệu quả hơn các nguồn lực22. Các nhà kinh tế đi theo cách tiếp cận này thuộc trường phái kinh tế học công nghiệp và đặc biệt là kinh tế học phúc lợi. Các nhà kinh tế này tìm cách chứng minh tại sao cạnh tranh lại được cho là làm ra lợi ích lớn nhất cho xã hội và để đạt được hiệu quả. Để có thể hiểu những vấn đề này tốt hơn trước tiên chúng ta cùng nhau nghiên cứu qua một số khái niệm cơ bản của kinh tế học vi mô.

b. Các thuật ngữ kinh tế cơ bản

– Đường cong của cầu và thặng dư của người tiêu dùng

Người tiêu dùng không đồng nhất về văn hóa tiêu dùng. Họ có những ưu tiên khác nhau, có thu nhập khác nhau và kết quả là sẽ sẵn sàng trả những mức giá khác nhau cho một hàng hóa cụ thể. Mức giá tối đa mà một người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hóa là mức giá đặc cược của anh ta. Khi người tiêu dùng mua số lượng hàng hóa càng lớn thì anh ta sẽ phải trả càng ít cho các đơn vị sản phẩm mua thêm. Về lý thuyết, các nhà cung cấp có thể ép mỗi người tiêu dùng chấp nhận một mức giá khác nhau nhưng trên thực tế, điều này thường không khả thi. Do đó, nhà cung cấp phải xem xét mối quan hệ giữa sự sẵn sàng trả giá của người tiêu dùng và số lượng hàng hóa sẽ được mua trên thị trường một cách tổng thể. Nếu chỉ có những người mua sẵn sàng trả giá cao được cung cấp, số lượng hàng hoá được sản xuất sẽ ít hơn trong trường hợp nếu người mua là người trả giá thấp hơn được cung cấp. Trái lại, để bán được số lượng hàng hóa lớn hơn thì mức giá bán cần phải giảm để phù hợp với người mua chỉ sẵn sàng trả giá thấp. Mối quan hệ giữa giá bán và lượng cung được thể hiện bởi đường cong của cầu thị trường. Đường cong cầu thông thường có xung hướng chéo xuống từ trái sang phải.

Nếu chúng ta giả sử rằng giá thị trường là 500 đồng chúng ta có thể thấy một số người tiêu dùng sẽ chỉ phải trả 500 đồng cho một hàng hoá mà họ có thể trả mức giá cao hơn thế. Điều này dẫn đến một hiện tượng được kinh tế học gọi là thặng dư của người tiêu dùng và được chỉ ra bởi vùng gạch chéo ở Đồ thị 1. Đó là sự khác nhau giữa mức giá sẵn sàng trả của người mua và mức giá thị trường.

– Độ co dãn của cầu

Số lượng tại đó một lượng hàng hoá được yêu cầu sẽ tăng khi giá giảm (và ngược lại) sẽ phụ thuộc vào thị trường đang nghiên cứu và độ co giãn của cầu đối với sản phẩm.

Độ co giãn giá của cầu đo tính nhạy cảm của số lượng hàng hoá được yêu cầu căn cứ vào giá. Cầu sẽ được cho là không co giãn nếu một lượng tăng về giá dẫn đến việc giảm không đáng kể về cầu. Ví dụ, cầu đối với dầu mỏ là không co giãn vì trong nhiều lĩnh vực sử dụng dầu mỏ không có sản phẩm thay thế để có thể thực hiện chức năng tương tự. Trái lại, cầu là co giãn nếu một sự tăng giá dẫn đến giảm đáng kể về cầu. Ví dụ, cầu đối với ô tô 4 chỗ là co giãn.

Đường cong của cầu và thặng dư của người tiêu dùng

Ở góc độ kỹ thuật, độ co giãn giá của cầu là sự thay đổi phần trăm về số lượng của một sản phẩm được yêu cầu chia cho những thay đổi phần trăm tương ứng trong giá của nó. Kết quả sẽ là một số âm vì sự giảm cầu sẽ được thể hiện dưới dạng số âm từ điểm xuất phát. Nếu cầu với một sản phẩm nào đó giảm 2 phần trăm là kết quả của việc tăng giá 1 phần trăm, sự thay đổi của cầu sẽ được thể hiện là -2 phần trăm. Độ co giãn của cầu khi đó sẽ là -2 chia cho 1 (lượng tăng giá), bằng -224. Điển hình, độ co giãn giảm theo chiều đi xuống của đường cầu, do đó ở mức giá cao hơn cầu co giãn hơn. Lý thuyết kinh tế đặt đường phân cách giữa cầu co giãn và cầu không co giãn ở mức -1. Cầu là co giãn ở mức thấp hơn hay nói cách khác là âm hơn mức -1. Cầu không co giãn trong khoảng -1 và 0. Nhưng có một điều, trên thị trường khi mà cầu không co giãn, sự thiếu hụt hàng hoá sẽ dẫn đến mức giá cao hơn. Một vụ mùa thất bát có thể lại tốt hơn cho người sản xuất lương thực so với một vụ mùa bội thu. Cụ thể là vì sương muối mà sản lượng cà phê của Brazil vào năm 1995 bị giảm sút nhưng vì cung giảm nên cà phê lại được giá25.

Vị trí của một doanh nghiệp đơn lẻ trên thị trường sẽ khác với vị trí của tất cả các nhà sản xuất trên thị trường như một thể thống nhất. Như trên đã nói, nhu cầu xăng là không co giãn nhưng giá cho bất kỳ nhãn hàng nào cũng co giãn. Nếu Petrolimex có tăng giá xăng nhưng Petro Vietnam không làm như vậy, các lái xe sẽ tìm đến cây xăng của Petro Vietnam và mua xăng ở đây. Tuy nhiên, nếu tất cả người bán xăng cùng nhau thống nhất tăng giá xăng, lượng xăng được yêu cầu có lẽ sẽ không thay đổi nhiều.

– Độ co giãn chéo của cầu

Độ co giãn của cầu đo mối quan hệ giữa giá của sản phẩm và cầu đối với sản phẩm đấy còn độ co giãn giá chéo của cầu lại đo nhu cầu đối với một sản phẩm (A) tăng bao nhiêu khi giá của một sản phẩm khác (B) tăng lên. Nó được đo bằng sự thay đổi phần trăm về số lượng được yêu cầu đối với sản phẩm A chia cho sự tăng lên về phần trăm trong giá của B. Độ co giãn chéo của cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định thị trường sản phẩm liên quan.

Độ co giãn giá chéo là dương nếu tăng giá ở sản phẩm B dẫn đến sự tăng về cầu đối với sản phẩm A và điều này cho thấy rằng A và B là các sản phẩm thay thế được cho nhau. Sự thiếu hụt cà phê ở Việt Nam, dù rằng dẫn tới việc tăng giá cà phê, không khiến cho người tiêu dùng ngừng mua cà phê và không làm cho người tiêu dùng chuyển sang mua chè. Điều này chỉ ra rằng người tiêu dùng không coi chè là một sản phẩm thay thế cho cà phê và rằng nhu cầu cà phê là không co giãn. Một điểm quan trọng cần lưu ý là việc khi xem xét hai sản phẩm có thể có sự co giãn giá chéo theo một hướng này và không theo hướng khác. Mặc dù người uống cà phê có thể không mua chè khi giá cà phê tăng, điều này không có nghĩa là người uống chè không muốn mua cà phê nếu có sự tăng giá tương tự đối với chè.

Nếu các sản phẩm là bổ sung cho nhau chứ không phải là thay thế nhau thì chỉ số co giãn giá chéo có thể âm chứ không phải luôn dương. Nếu giá xăng tăng, cầu đối với ô tô động cơ lớn dùng nhiều gas có thể giảm xuống.

– Tối đa hoá lợi nhuận

Kinh tế học phúc lợi giả định rằng các công ty sẽ hành xử một cách hợp lý và theo cách nào đó để có thể tối đa hoá lợi nhuận26 còn trên thực tế các công ty có luôn luôn hành xử như vậy không thì phải xem xét thêm.27 Cụ thể là, với một công ty có vị trí độc quyền, ban giám đốc có thể thích một “cuộc sống yên ổn” để tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng với các hoàn cảnh khác thì chưa chắc đã thế. Chỉ có điều chắc chắn là một

công ty sẽ không để bị thua lỗ trong dài hạn vì nếu thế nó chắc chắn sẽ bị phá sản. Còn nếu một công ty không đem lại lãi cho các cổ đông của nó sẽ hấp dẫn đối với một kẻ chuyên mua lại và sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân trong một phi vụ mua lại công ty.

– Tính kinh tế nhờ quy mô

Tính kinh tế nhờ quy mô xảy ra khi chi phí sản xuất bình quân một hàng hoá giảm xuống nếu hàng hoá đó được sản xuất với số lượng lớn. Nếu một nhà máy chỉ sản xuất một sản phẩm khi đó sản phẩm đó phải gánh chịu toàn bộ chi phí xây dựng và vận hành nhà máy. Tuy nhiên, nếu nhà máy đó sản xuất 10.000 sản phẩm thì chi phí sẽ được chia đều cho 10.000 chứ không phải chia cho 1. Tất nhiên là, một số chi phí (chi phí khả biến) có thể tăng lên cùng với sản xuất (ví dụ như năng lượng, lao động dù rằng chúng có thể không tăng tỷ lệ với số đơn vị sản phẩm tăng thêm). Tuy nhiên, có một số chi phí có thể không tăng, ví dụ như đối với việc giao hàng, người lái xe tải sẽ được trả tiền như cũ và xăng sẽ tốn như cũ không cần biết là xe tải đó chở đầy hàng hay chỉ chở một nửa trọng tải.

Tính kinh tế nhờ quy mô có kết quả trong trường hợp đạt được hiệu quả trong sản xuất vì sản lượng tăng lên28. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ đến một điểm khi mà chi phí bình quân ngừng giảm và không còn thu được tính kinh tế nhờ quy mô nữa. Điểm đó được gọi là quy mô hiệu quả tối thiểu (MES). MES có ý nghĩa đặc biệt lớn với luật cạnh tranh vì nó có tác dụng rất lớn trong việc xác định cấu trúc thị trường. Trường hợp MES là rất lớn trong tương quan với thị trường, như việc một nhà sản xuất phải cung cấp một số lượng lớn sản phẩm trên thị trường trước khi đạt được MES, khi đó chỉ một số công ty, có lẽ chỉ một công ty có thể hoạt động hiệu quả trên thị trường. Tuy nhiên, trên một thị trường cạnh tranh, MES chỉ ở mức thấp so với tổng cầu thì sẽ có nhiều công ty có thể hoạt động trên thị trường đó.

c. Hiệu quả động lực

Toàn bộ phân tích ở trên về hiệu quả và không hiệu quả trong sản xuất và phân bổ là không toàn diện. Người ta đã khẳng định rằng ở điểm cân bằng tĩnh nơi mà công nghệ là cố định và các chi phí có liên quan đến một mức độ nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều thị trường là động, phát triển liên tục với việc ra đời sản phẩm và công nghệ mới. Một đánh giá chính xác hơn về phúc lợi của người tiêu dùng sẽ có được nếu tác động của những đổi mới đó được tính đến. Điều này liên quan đến việc chấp nhận

quan điểm trong ngắn hạn về sức mạnh thị trường đáng kể có thể phát sinh nhưng không phải lúc nào sức mạnh thị trường cũng có hại cho phúc lợi người tiêu dùng. Những phân tích sau đây của một nhà kinh tế sẽ giải thích rõ điều đó29.

“Trong việc phân tích phúc lợi tĩnh của sức mạnh thị trường, có bằng chứng là một khoản thua thiệt về thặng dư người tiêu dùng sẽ xảy ra trong trường hợp người tiêu dùng sẵn sàng trả chi phí biên thì lại không được cung cấp hàng hóa. Sự thực thì điều này cũng thường xảy ra khi có một độc quyền không được điều tiết lại làm tăng giá lên trên mức chi phí biên về cung cấp. Việc tính toán sự không hiệu quả tĩnh mà kết quả được phân tích ở các khía cạnh chi phí sản xuất thực tế so với chi phí sản xuất tối thiểu (không hiệu quả về sản xuất), và ở khía cạnh giá được đặt trên chi phí biên về cung cấp (không hiệu quả về phân bổ)… Trong phân tích tĩnh này có một tổng thua thiệt về phúc lợi rất rõ ràng gắn với việc lạm dụng sức mạnh thị trường. Việc phân tích tĩnh không có khía cạnh thời gian vì nó đang tìm đến một trạng thái cân bằng. Một phân tích như thế là không thể giải thích hoặc bằng sự kết hợp sự phát triển công nghệ hoặc bằng sự đổi mới quá trình và sản phẩm, mà chỉ liên quan đến sự phân bổ nguồn lực trong bối cảnh công nghệ cố định và chi phí đã được định sẵn. Trong thế giới thực, thị trường sản phẩm tiến hóa liên tục theo thời gian do những phát hiện công nghệ mới, sự ra đời của những sản phẩm mới được cải tiến. Những đổi mới đó sinh ra phúc lợi do hiệu quả động lực. Điều này có nghĩa là một phân tích phúc lợi đúng đắn về sức mạnh thị trường cần tính đến cả hiệu quả động và hiệu quả tĩnh – và bất cứ sự kết hợp nào giữa hai yếu tố này.

Trong trường hợp các khía cạnh của hiệu quả động được đưa vào phân tích cạnh tranh, thì sự lạm dụng sức mạnh thị trường dẫn tới sự thua thiệt về hiệu quả phân bổ và sự thua thiệt trong phúc lợi người tiêu dùng được xác định chủ yếu theo giả định rằng chi phí liên quan của công ty không giảm do sự hợp lý hóa sản xuất hoặc rằng sự đổi mới sản phẩm không xảy ra. Theo trường phái châu Âu, có thể rút ra kết luận sau đây: sức mạnh thị trường có thể thúc đẩy tăng  năng suất,  tăng trưởng giá trị gia tăng và giảm chi phí của quá trình tăng trưởng bất chấp xu hướng thấp hơn mức phân bổ nguồn lực tối ưu trong cân bằng tĩnh.

Hiệu quả động được phân tích dưới khía cạnh tổng thặng dư bao gồm thặng dư người tiêu dùng cộng với thặng dư của nhà sản xuất, phát triển theo thời gian với sự ra đời của một sản phẩm trong quá trình đổi mới. Một sản phẩm mới thỏa mãn một nhu cầu mà không được nuôi dưỡng trước đó. Nếu sản phẩm được cung cấp ở mức chi phí sản xuất biên ngắn hạn thì khi đó không nhà cung cấp nào bù đắp được đầu tư đã bỏ vào quá trình nghiên cứu và phát triển ban đầu. Sự đề phòng vấn đề này của nhà cung cấp có nghĩa là sẽ không có động lực để đầu tư và phát triển sản phẩm mới. Thậm chí trong tình huống thị trường cạnh tranh, một công ty đầu tư vào một dự án nếu giá trị ròng hiện tại của khoản sẽ thu về trong tương lai phù hợp với chi phí đầu tư và những thua lỗ ban đầu. Đánh giá của công ty cạnh tranh sẽ bao gồm cả sự cần thiết đối với ít nhất là một tỉ lệ thông thường lợi nhuận như trong điều kiện cân bằng. Nhà cung cấp sẽ thờ ơ trong việc có đầu tư hay không nếu họ sau đó chỉ kiếm được lợi nhuận đủ bù

đắp cho chi phí ban đầu của mình cũng như hoàn lại những gì đã đầu tư. Đổi mới sản phẩm chỉ xảy ra nếu công ty kiếm được hơn mức đầu tư ban đầu. Họ sẽ chỉ đầu tư trên thực tế nếu họ dự tính được sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận đó có nghĩa là đặt giá trên mức tổng chi phí trung bình tối thiểu trong ngắn hạn hoặc có những rào cản gia nhập hoặc công ty đổi mới có sức mạnh thị trường. Thị trường, khi nó vận hành tốt, giải quyết sự cân bằng khó khăn này bằng việc tạo ra vị trí thống lĩnh thị trường tạm thời, lợi nhuận siêu ngạch, sau đó thu hút tất cả cách thức và dạng nhân tố doanh nghiệp mà bỏ qua lợi nhuận siêu ngạch mà trong điều kiện cân bằng khoản đầu tư biên sẽ chỉ là khoản bù đắp bởi giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận thông thường trong tương lai”.

Nhà kinh tế Áo Joseph Schumpeter nhìn nhận vấn đề với ý tưởng rằng cạnh tranh sẽ là một sự khích lệ tốt hướng đến đổi mới hơn là độc quyền. Ông cho rằng một nhà độc quyền có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chi phí đổi mới và phát triển kỹ thuật.

Lập luận của Schumpeter là cạnh tranh trong đổi mới còn quan trọng hơn cạnh tranh về giá bởi vì nó là công cụ hiệu quả hơn trong việc đạt được lợi thế so với một đối thủ nào đó. Điều này được biết đến như là “sự ganh đua của Schumpeter”, trường hợp các công ty cạnh tranh trong một cuộc đua thường xuyên để đưa sản phẩm mới ra thị trường trong “sự bùng nổ của phá hủy sáng tạo”, cạnh tranh là động và các vị trí sức mạnh thị trường chỉ là ngắn hạn vì đổi mới liên tục sẽ trao lợi thế vào tay người khác. Khái niệm về hiệu quả động và cạnh tranh động đặc biệt quan trọng đối với cái được gọi là “nền kinh tế mới – nền kinh tế tri thức” của những thị trường công nghệ cao.

3. Các mục tiêu khác của pháp luật cạnh tranh

Theo phân tích ở trên thì mục tiêu chủ yếu của pháp luật cạnh tranh là nhằm đạt được hiệu quả phân bổ và tối đa hóa phúc lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này mới chỉ là sự bắt đầu vì vẫn còn những vấn đề khác. Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu có nên xác định việc theo đuổi tính hiệu quả về kinh tế là mục tiêu duy nhất của Luật Cạnh tranh hay không. Một khi điều này được giải quyết, nó sẽ tác động đến nội dung của Luật Cạnh tranh và cách thức thực thi luật trên thực tế. Nhưng trước hết, chúng ta cùng nhìn nhận pháp luật cạnh tranh có thể theo đuổi những mục tiêu khác sau đây:

a. Bảo vệ tự do kinh tế

Việc sử dụng các quy phạm cạnh tranh để bảo vệ thị trường mang tính cạnh tranh có thể đạt được hiệu quả về kinh tế nhưng cũng có thể hậu thuẫn cho sự tự do kinh tế. Thị trường mang tính cạnh tranh sẽ loại trừ việc tạo ra sức mạnh thị trường một cách thái quá.

Như chúng ta biết, luật chống độc quyền, được xây dựng bởi không phải là những chuyên gia trong lĩnh vực luật thương mại (dù họ đã trở thành những chuyên gia đầu tiên) cũng không phải là những nhà kinh tế (dù họ đã cung cấp những nền tảng cơ bản). Thay vào đó, ở Mỹ những chính trị gia là người mong muốn có luật cạnh tranh còn ở châu Âu thì đó là những học giả quan tâm đến những trụ cột của hệ thống tự

do kinh tế, những người nhìn nhận luật cạnh tranh như là câu trả lời cho một vấn đề qua trọng đối với nền kinh tế: sự nổi lên từ một công ty, một doanh nghiệp như một sự thể hiện hiện tượng đối lập về quyền lực kinh tế; một quyền lực không chính danh và có thể vi phạm một cách nguy hiểm không chỉ tự do kinh tế của các tổ chức, cá nhân khác, mà còn có thể xâm phạm sự cân bằng các quyết định công cộng bởi sức mạnh độc đoán của nó. Các công ty, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh của họ và được thực hiện quyền đó nhưng họ không bao giờ được trở thành người ép buộc người khác. Quyền lực kinh tế của một công ty không được vượt quá thẩm quyền nó được giao trong phạm vi công ty. Vượt quá những hạn chế này, quyền lực kinh tế của một công ty được nhìn nhận là sự lạm dụng và phải được hạn chế, từ đó không ai có thể ra quyết định ảnh hưởng đến người khác mà không cho họ biết trước điều đó.

Các phân tích trên lý giải cho sự can thiệp của nhà nước vào hành vi cạnh tranh trên thị trường. Một trong những lập luận nền tảng ủng hộ cấu trúc thị trường cạnh tranh, nơi mà từng người bán và người mua là không đáng kể trong mối tương quan với quy mô của thị trường, là việc nó phi tập trung hóa và hạn chế quyền lực thị trường và từ đó bảo vệ tự do kinh tế30.

b. Bảo vệ đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh bình đẳng

Việc bảo vệ tự do kinh tế hậu thuẫn cho thị trường cạnh tranh và có thể trong nhiều thị trường tạo ra hiệu quả kinh tế. Pháp luật cạnh tranh có mục tiêu hạn chế quyền lực thị trường, từ đó ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ và tìm cách bảo vệ họ trước những doanh nghiệp lớn. Thay vì bảo vệ cạnh tranh, xu hướng có thể là sử dụng các quy tắc cạnh tranh để bảo vệ đối thủ. Ví dụ như pháp luật cạnh tranh có thể được sử dụng để bảo vệ các công ty nhỏ trước hành vi đặt giá thấp của các công ty thống lĩnh, hoặc buộc một công ty thống lĩnh phải cho phép công ty nhỏ tiếp cận các nguồn lực mà công ty lớn này kiểm soát để công ty nhỏ có thể cạnh tranh trên thị trường.

Một chính sách như vậy có thể phù hợp với quan điểm phổ biến là không tin tưởng vào các công ty lớn. Nó là cái được mô tả bởi một số trường phái như là những người đại chúng, như chúng ta sẽ xem dưới đây, và có thể được nhìn nhận như là cạnh tranh “công bằng” hơn là cạnh tranh “tự do”. Tuy nhiên, nó sẽ làm cho một chính phủ phải nuôi dưỡng các công ty nhỏ và để thúc đẩy một xã hội trong đó công dân được khuyến khích thành lập doanh nghiệp và tự làm chủ doanh nghiệp của mình và hành xử với tư cách là doanh nhân. Việc hạn chế quyền lực thị trường cũng ngăn cản việc phân bổ lại của cải từ người tiêu dùng nộp cho các công ty có quyền lực thị trường (một cách cá lẻ hay tập thể) và đảm bảo rằng người tiêu dùng có vô số lựa chọn.

c. Các vấn đề xã hội, chính trị

Pháp luật cạnh tranh cũng có thể được sử dụng để phục vụ các chính sách khác như chính sách về xã hội, về tạo việc làm, về công nghiệp, về môi trường và/hoặc về khu vực (ví dụ, bằng việc cấm sáp nhập mà có thể gây ra việc sa thải hàng loạt hoặc cho phép các thỏa thuận hạn chế mà sẽ giúp bảo vệ các ngành công nghiệp đang thua lỗ).

5/5 - (13101 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền