Mối quan hệ giữa khoa học điều tra hình sự (KHĐTHS) và khoa luật tố tụng hình sự (KHLTTHS).
Xem thêm:
- Phương pháp điều tra các tội phạm xâm phạm nhân thân
- Phương pháp điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu
ĐỀ MỤC: (Nhấn vào đây để di chuyên nhanh tới phần nội dung)
A – MỞ ĐẦU
Khoa học điều tra hình sự là khoa học pháp lý ứng dụng nhằm cung cấp kiến thức lý luận cơ bản về cách thức tổ chức, tiến hành hoạt động điều tra hình sự nói chung và các biện pháp điều tra hình sự nói riêng nhằm phục vụ công tác điều tra tội phạm trên thực tế có hiệu quả. Đây là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan, phát hiện tội phạm nhưng để hoạt động điều tra có hiệu quả thì khoa học điều tra đã cho thấy vai trò không nhỏ của mình trong khoa học luật tố tụng hình sự. bởi về cơ bản khoa học điều tra hình sự được sinh ra từ lòng của khoa học luật tố tụng hình sự cho nên khoa học điều tra hình sự có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với khoa học luật tố tụng hình sự trong suốt quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ.
B – NỘI DUNG
1. Một số khái niệm
– Mối quan hệ là gì?
Mối quan hệ được hiểu là sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
– Khái niệm khoa học điều tra hình sự?
Khoa học điều tra hình sự là khoa học về các qua luật phán ánh cấu trúc của vụ phạm tội, các quy luật hình thành các thông tin về vụ phạm tội và thủ phạm, các quy luật thu thập, nghiên cứu, đánh giá sử dụng chứng cứ và các phương tiện, biện pháp, phương pháp điều tra, phòng ngừa tội phạm được xây dựng trên cơ sở nhận thực các quy luật đó.
– Khái niệm khoa học luật tố tụng hình sự?
Khoa học luật tố tụng hình sự là khoa học về các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của luật tố tụng hình sự.
2. Mối quan hệ của Khoa học điều tra hình sự với Khoa học luật tố tụng hình sự
– Nhiệm vụ chung của khoa học điều tra hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự đó là góp phần loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, đảm bảo cơ sở khoa học để đạt mục đích đó trong hoạt động của cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm.
– Giữa khoa học điều tra hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự có mối quan hệ đặc biệt. Điều đó được giải thích bởi những nguyên nhân mang tính lịch sử. Thứ nhất, khoa học luật tố tụng hình sự xác định giới hạn và điều kiện áp dụng những chỉ dẫn của khoa học điều tra hình sự trong hoạt động điều tra, thẩm quyền của các chủ thể khác nhau trong việc áp dụng những phương tiện và biện pháp điều tra, trình tự thủ tục tiến hành các biện pháp điều tra. Thứ hai, khoa học điều tra hình sự nghiên cứu và đưa ra những phương tiện, biện pháp, những chỉ dẫn nhằm thực hiện các quy định của khoa học luật tố tụng hình sự một cách có hiệu quả nhất. Cụ thể:
Khoa học luật tố tụng hình sự nghiên cứu xác định hệ thống các quy định về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; xác định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, xác định quyền và nghĩa vụ cùa những người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Luật Tố tụng hình sự là cơ sờ pháp lý có tính bắt buộc điều chỉnh hoạt động điều tra, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan điều tra, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án hình sự, các biện pháp, chiến thuật, thủ thuật trong điều tra hình sự mang tính đặc thù riêng nhưng không được trái với các quy định của Luật Tố tụng hình sự. Khoa học điều tra hình sự nghiên cứu và đưa ra những phương tiện, biện pháp, những chỉ dẫn nhằm thực hiện các quy định của Khoa học luật tố tụng hình sự một cách có hiệu quả nhất. Khoa học điều tra hình sự là “nguồn cung cấp nguyên liệu” cho Luật Tố tụng hình sự và Khoa học luật tô tụng hình sự để phát triển và hoàn thiện. Ví dụ: Trong một vụ án, trước hết tội phạm được phản ánh vào môi trường xung quanh thông qua các dấu vết, hình ảnh của nó để lại trên các khách thể vật chất, trong trí nhớ của những người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người làm chứng, người chứng kiến…). Dấu vết tội phạm là cơ sở thực tiễn khách quan cho hoạt động chứng minh tội phạm, cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu, xem xét, tìm ra quy luật hình thành chúng, để xây dựng phương hướng cho việc khám phá phá vụ án và từ đó kết luận về những sự kiện có liên quan đến chúng, mà việc truy tìm các dấu vết của tội phạm để biến các dấu vết đó trở thành chứng cứ buộc tội từ đó tìm ra hung thủ của vụ án thì bắt buộc phải nhờ đến các phương pháp nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự. Tuy nhiên dấu vết tội phạm đề cập ở trên tự thân nó chưa phải là chứng cứ nên các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có quyền sử dụng chúng để làm cơ sở cho việc lập luận hay suy đoán của mình mà muốn chúng trở thành chứng cứ thì các dấu vết đó phải được thu thập theo trình tự, thủ đã được quy định BLTTHS. Như vậy khoa học luật tố tụng hình sự đã xác định các điều kiện, trình tự, thủ tục tiến hành các biện pháp điều tra trong khoa học điều tra hình sự để trùy tìm, làm rõ các dấu vết của tội phạm và biến các dấu vết tội phạm thành phương tiện nhận thức nhằm chứng minh, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự.
Khoa học điều tra hình sự cung cấp những phương tiện, biện pháp, những chỉ dẫn cụ thể nhằm thực hiện đúng các quy định của khoa học luật tố tụng hình sự một cách có hiệu quả nhất. Khoa học điều tra xây dựng phương pháp điều tra riêng với từng loại tội phạm mà nhu cầu đồi hỏi của thực tiễn về điều tra loại tội phạm đó nhờ đó mà họat động tố tụng được nhanh chóng và chính xác sớm hoàn thành nhiệm vụ. Tùy thuộc vào những mục đích khác nhau mà sẽ có những phương pháp tương ứng, hoạt động điều tra cho phép thu nhận được những thông tin khác nhau về nội dung và hình thức, đặc điểm của từng loại tội phạm. Phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có thể thấy luật ghi nhận nhiều cách thức, biện pháp điều tra khác nhau như: khám nghiệm hiện trường (Điều 201), khám nghiệm tử thi (Điều 202), xem xét dấu vết trên thân thể (Điều 203), thực nghiệm điều tra (Điều 204) mà đây cũng chính là các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học điều tra hình sự. Việc sử dụng biện pháp điều tra nào là tùy thuộc vào khách thể và mục đích điều tra. Ví dụ: muốn thu thập dấu vết tội phạm khi thực hiện hoạt động khám nghiệm hiện trường thì phải dùng những thủ thuật, phương pháp nhận thức như quan sát, kết hợp với đo đạc, so sánh, thí nghiệm để phát hiện và ghi nhận và thu giữ những thông tin phản ánh trong các dấu hiệu vật lý của địa điểm, đồ vật và tài liệu. Hoặc khi chúng ta muốn tìm hiểu khả năng thực hiện hành vi nhất định nào đó trong bối cụ thể như kiểm tra sự kiện được tái hiện lại trong các điều kiện giống như điều kiện thực tế thì sử dụng kết hợp phương pháp quan sát, mô hình hóa và thí nghiệm.
C – KẾT LUẬN
Khoa học điều tra hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự có môi quan hệ biện chứng với nhau. Khoa học điều tra hình sự là “nguồn cung cấp nguyên liệu” cho khoa học luật tố tụng hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự phát triển hoàn thiện. Ngược lại khoa học luật tố tụng hình sự cũng có sự cân bằng và điều chỉnh khoa học điều tra hình sự thông qua việc xác định giới hạn hay điều kiện áp dụng những chỉ dẫn của khoa học điều tra hình sự trong hoạt động điểu tra.
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình khoa học điều tra hình sự – NXB Công an nhân dân
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Bài viết: “Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự” đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (http://tks.edu.vn/)
Để lại một phản hồi Hủy