Mối quan hệ của Luật Tố tụng hành chính với các ngành luật khác

Chuyên mụcLuật tố tụng hành chính Luật tố tụng hành chính Việt Nam

Mối quan hệ của Luật Tố tụng hành chính với các ngành luật khác.

 

Các nội dung liên quan:

 

Mối quan hệ với các các luật khác (Luật đất đai, luật cạnh tranh..)

– Luật tố tụng hành chính chỉ áp dụng quy định về thủ tục, cách thức giải quyết một vụ tranh chấp hành chính chứ không quy định những tiêu chí đánh giá quyết định hành chính, hành vi hành chính có hợp pháp hay không. Để giải quyết một vụ án hành chính, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật tố tụng hành chính, tòa án phải sử dụng pháp luật liên quan thì mới có thể giải quyết được các yêu cầu của đương sự.

Vd: để giải quyết vụ án hành chính về yêu cầu hủy bỏ một quyết định xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại do quyết định xử phạt bị kiện gây ra, tòa phải căn cứ vào luật tố tụng hành chính (những quy định về thủ tục, trình tự) nhưng đồng thời tòa phải căn cứ cả vào luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật dân sự để ra phán quyết.

– Về mục tiêu: bên cạnh bảo đảm công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp, mục tiêu quan trọng nhất mà luật tố tụng hành chính hướng đến là bảo đảm pháp chế, nâng cao hiệu quả, tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

Điểm khác biệt của luật tố tụng hành chính so với các ngành luật hành chính là chủ thể tiến hành hoạt động – kiểm tra hành chính là tòa án – một hệ thống cơ quan tư pháp. Tách biệt hoàn toàn so với cơ quan hành chính Nhà nước

Mối quan hệ tố tụng hành chính và tố tụng dân sự

Đều điều chỉnh giải quyết các vụ án phi hình sự

– Có nhiều điểm tương đồng với luật tố tụng dân sự, một số trường hợp tòa án áp dụng các quy định của luật tố tụng dân sự để giải quyết một số nội dung trong vụ án hành chính như giải quyết bồi thường thiệt hại…

– Ở nước ta thủ tục tố tụng hành chính riêng biệt so với tố tụng dân sự

– Người bị kiện là cơ quan công quyền hoặc người có thẩm quyền chứ không phải là chính bản thân cá nhân, tổ chức được giao chức vụ, quyền hạn. Do đó, năng lực chủ thể của người bị kiện, quyền hạn của người bị kiện, thừa kế quyền nghĩa vụ của người bị kiện có nhiều điểm khác biệt. Người bị kiện luôn có năng lực đầy đủ, vụ án sẽ không bị đình chỉ trong trường hợp chủ thể bị kiện không tồn tại

– Quyền, lợi ích và trách nhiệm mà bên bị kiện phải gánh chịu là Nhà nước chứ không phải chính bản thân công chức hay cơ quan Nhà nước

– Căn cứ, chứng cứ dùng để giải quyết vụ án hành chính gắn liền với hoạt động công vụ nên tồn tại chủ yếu ở dạng văn bản, khả năng thu thập chứng cứ và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ có nhiều điểm khác.

– Quyền quyết định của tòa án: không có quyền sửa đổi hay ban hành một quyết định hành chính mới để thay thế cho quyết định bị kiện, không có quyền buộc cơ quan, người có thẩm quyền bị kiện phải thực hiện lại hoạt động quản lý (trừ trường hợp danh sách cử tri và quyết định kỷ luật buộc thôi việc).

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền