Luật Quyền tác giả của Nhật Bản

Chuyên mụcLuật sở hữu trí tuệ, Văn bản Luật bao-ho-quyen-tac-gia

Luật Quyền tác giả của Nhật Bản (bản dịch tiếng Việt).

Phần 1. Qui định chung

Chương 1. Những nguyên tắc căn bản

(Mục đích)

Điều 1. Luật này qui định quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm cũng như cuộc biểu diễn, bản ghi âm, phát sóng hoặc truyền đạt bằng phương tiện hữu tuyến, quan tâm chú ý đến việc sử dụng khai thác các tài sản văn hóa này một cách công bình hợp lý để có thể bảo vệ quyền lợi của tác giả.v.v…nhằm đóng góp vào sự phát triển văn hóa.

(Định nghĩa)

Điều 2. Trong Luật này, thuật ngữ sử dụng trong các điều khoản được giải thích theo các điểm sau đây.

1. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo biểu hiện tư tưởng tình cảm thuộc thể loại văn học nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật hoặc âm nhạc.

2. Tác giả là người sáng tác ra tác phẩm.

3. Biểu diễn là thể hiện một tác phẩm trên sân khấu bằng kịch, múa, hát, diễn tấu âm nhạc, ngâm đọc hoặc bằng các phương pháp trình diễn khác (bao gồm các hành vi tương tự dù không phải là diễn xuất nhưng mang tính chất nghệ thuật giải trí).

4. Người biểu diễn là diễn viên, diễn viên múa, nghệ sĩ trình tấu âm nhạc, ca sĩ, hoặc các loại biểu diễn khác cũng như người điều khiển, đạo diễn của cuộc biểu diễn. 5. Bản ghi âm là vật thể trên đó âm thanh được định hình như đĩa, băng thu âm hoặc các dạng bản ghi khác (không bao gồm các âm thanh được ghi kèm theo các tác phẩm có mục đích sử dụng chủ yếu là hình ảnh).

6. Người sản xuất bản ghi âm là người đầu tiên định hình âm thanh trên bản ghi âm.

7. Bản ghi âm thương mại là các bản ghi âm sao chép được sản xuất với mục đích thương mại. 7.2 Truyền tải đến công chúng là sự truyền đạt trực tiếp đến công chúng qua vô tuyến viễn thông hoặc hữu tuyến (không kể đến trường hợp phát tin (trừ việc chuyển tin các chương trình máy tính) bằng thiết bị viễn thông có một bộ phận lắp đặt trong cùng tòa nhà với bộ phận thiết bị khác (trường hợp tòa nhà có hơn 2 người sở hữu thì nằm trong khu vực thuộc sở hữu của 1 người)).

8. Phát sóng là một bộ phận của truyền tải đến công chúng bằng phương pháp viễn thông vô tuyến có mục đích chuyển tải cùng một nội dung và cùng một lúc đến công chúng.

9. Người phát sóng là người có nghề nghiệp là công việc phát sóng.

9.2 Truyền tải hữu tuyến là một bộ phận của truyền tải đến công chúng bằng phương pháp viễn thông hữu tuyến có mục đích chuyển tải cùng một nội dung và cùng một lúc đến công chúng.

9.3 Người truyền tải hữu tuyến là người có nghề nghiệp là công việc truyền tải hữu tuyến.

9.4 Truyền tải tự động đến công chúng là một bộ phận của truyền tải đến công chúng nhằm tự động đáp ứng nhu cầu của công chúng (trừ các trường hợp thuộc lĩnh vực phát sóng hoặc truyền tải hữu tuyến).

TRA CỨU VĂN BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền