Khái niệm, đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước

quan-ly-nha-nuoc

1. Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức được Nhà nước ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của Nhà nước. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước (nói tắt là quản lý Nhà nước) chính là quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành.

 

Những nội dung liên quan:

 

Quản lý hành chính nhà nước

Mục lục:

  1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước
  2. Ðặc điểm của quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể một số tổ chức thuộc Nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp.

2. Ðặc điểm của quản lý hành chính nhà nước

a) Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành

– Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lập pháp và tư pháp nhưng góp phần quan trọng vào qui trình lập pháp và tư pháp. Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp- cơ quan dân cử.

– Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chổ là để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.

– Ðể đảm bảo sự thống nhất của hai yếu tố này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Trong đó, quản lý hành chính nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của cơ quan dân cử đaị diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, từ đó mà thực hiện quản lý điều hành. Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụ cho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước.

b) Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo

Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý Nhà nước. Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật Nhà nước. Ðể đạt được điều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước.

c) Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

– Trước hết là bộ máy cơ quan Nhà nước – đây là hệ thống cơ quan nhiều về số lượng, biên chế; phức tạp về cơ cấu tổ chức; đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng như phương pháp hoạt động; có cơ sở vật chất to lớn, có đối tượng quản lý đông đảo, đa dạng, chủ thể chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, đó là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Các cơ quan hành chính trực tiếp xử lý công việc hàng ngày của Nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với dân, giải quyết các yêu cầu của dân, là cầu nối quan trọng của Ðảng, Nhà nước với nhân dân. Nhân dân đánh giá chế độ, đánh giá Ðảng trước hết thông qua hoạt động của bộ máy hành chính.

– Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong hoạt động quản lý. Liên tục để tránh lối làm việc hô hào, theo phong trào. Tính ổn định nhằm để đảm bảo các hoạt động như: lưu trữ hồ sơ, giấy tờ. Ðó có thể nói là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội.

d) Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu

Công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng. Vì vậy, phải có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm. Có các chỉ tiêu vừa mang tính định hướng, vừa mang tính pháp lệnh; có hệ thống pháp luật vừa được áp dụng thực thi triệt để cho hoạt động quản lý, vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đặt dưới sự quản lý ấy.

e) Quản lý hành chính nhà nước XHCN không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý)

Cán bộ quản lý Nhà nước phải là “công bộc” của nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, thu hút được rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội. Chống quan liêu, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp quần chúng.

g) Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao

Ðó chính là nghiệp vụ của một nền hành chính văn minh, hiện đại. Khi nói đến một “nền kinh tế tri thức”- nền kinh tế mà ở đó giá trị của tri thức, của sự hiểu biết được đặt lên hàng đầu-thì đội ngũ quản lý nền kinh tế tri thức ấy phải có một tầm vóc tương xứng. Quản lý Nhà nước khác với hoạt động chính trị ở chổ: trình độ kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý thực tiễn làm tiêu chuẩn hàng đầu.

f) Tính không vụ lợi

Quản lý hành chính nhà nước lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động. Quản lý hành chính nhà nước không phải vì lợi ích thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận. Cán bộ hành chính vì vậy phải bảo đảm “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.

>>> Xem thêm: Liên hệ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước


Các tìm kiếm liên quan đến đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước, tính chấp hành điều hành trong quản lý hành chính nhà nước, khái niệm quản lý hành chính nhà nước là gì, ví dụ về quản lý hành chính nhà nước, đặc trưng của hành chính nhà nước, nội dung của quản lý hành chính nhà nước, tính chất của quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, nội dung quản lý Nhà nước, đề cương môn quản lý hành chính, nhà nước liên hệ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước, 5 nội dung quản lý nhà nước, chủ thể quản lý hành chính nhà nước, đối tượng quản lý hành chính nhà nước, liên hệ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở hiện nay, điểm giống và khác nhau giữa quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

5/5 - (14309 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Chào bạn mình là một phó trưởng phòng Kế hoạch tài chính ko phải là phó phụ trách phòng của 1 trường cao đẳng, kế toán trưởng là nhân viên phòng mình trong quá trình làm việc đồng chí hiệu trưởng triển khai công việc trực tiếp đến kế toán trưởng không thông qua lãnh đạo phòng như vậy có đúng quy trình quản lý nhà nước khongo?

  2. Bộ đội Biên phòng là cơ quan quản lý nhà nước về biên giới quốc gia hay là cơ quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực biên giới quốc gia?