Xã hội dân sự và hiến pháp có mối quan hệ như thế nào?

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật Hiến pháp 1946

Xã hội dân sự và hiến pháp có mối quan hệ như thế nào? Các tổ chức xã hội dân sự có vai trò như thế nào trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp?

 

Các nội dung liên quan:

 

Hiến pháp của các quốc gia rất ít có quy định trực tiếp về xã hội dân sự, nhưng thông qua nội dung của Hiến pháp, nhất là các quy định về nhân quyền, xã hội dân sự được hình thành và phát triển. Những quy định của hiến pháp có liên quan nhiều nhất đến xã hội dân sự là các quyền tự do hội họp, lập hội, tự do ngôn luận. Không có một xã hội phát triển nào mà ở đó không có sự phát triển của xã hội dân sự. Hiến pháp phải tạo nên môi trường thuận lợi và thúc đẩy cho sự phát triển này. Theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền: Nhà nước chỉ được làm những gì mà hiến pháp và pháp luật cho phép, ngược lại, người dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, nên hoạt động của con người và sự liên kết củng cố cho hoạt động của họ là rất rộng. Hiến pháp, thông qua các quy định về quyền con người, như một đường ray vạch ra sự hạn hẹp của hoạt động nhà nước và các lĩnh vực rộng rãi cho hoạt động của người dân thông qua các tổ chức xã hội của họ.

Hiến pháp, như là một bản khế ước xã hội, có trước và đứng trên nhà nước (bao gồm ba quyền cơ bản lập pháp, hành pháp và tư pháp), nên việc làm ra hiến pháp cũng như việc sửa đổi hiến pháp càng có ít sự tham gia của nhà nước là càng tốt. Vì vậy, với tư cách là các nhóm, tổ chức phi nhà nước, các tổ chức của xã hội dân sự càng tham gia vào việc xây dựng, soạn thảo và sửa đổi hiến pháp càng nhiều càng tạo thêm cơ hội có một bản hiến pháp hoàn hảo hơn.

Các tổ chức xã hội dân sự phản ánh ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, các tổ chức này cũng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Chẳng hạn như:

– Hỗ trợ nhân dân nâng cao nhận thức về các vấn đề hiến pháp, về các quyền hiến định của họ;

– Tổ chức cho người dân đóng góp cho việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp;

– Tập hợp các ý kiến, kiến nghị xây dựng, sửa đổi hiến pháp để đề xuất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Vận động chính sách để chuyển hóa các ý chí, nguyện vọng của nhân dân được tiếp thu trong quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp.

 

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền