Khái niệm, các loại hình phạt bổ sung theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

 

Các nội dung liên quan:

 

Điều 122. Hình phạt bổ sung

Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

1. Khái niệm hình phạt bổ sung

Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính (bổ sung cho hình phạt chính). Nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Ví dụ một người được miễn hình phạt, thì Tòa án không được áp dụng bất cứ loại hình phạt bổ sung nào đối với họ. Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung. Trong trường hợp một người bị kết án về nhiều tội, thì hình phạt bổ sung của tội nào chỉ áp dụng đối với tội ấy, không áp dụng hình phạt bổ sung chung cho tất cả các tội.

2. Các loại hình phạt bổ sung

 Hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia là các hình phạt do Bộ luật hình sự quy định không được áp dụng độc lập mà áp dụng kèm theo các hình phạt chính đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

 Theo Điều 122 Bộ luật hình sự thì đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, cùng với các hình phạt chính được quy định trong các điều luật, từ Điều 108 đến Điều 122, có thể áp dụng các hình phạt bổ sung sau đây:

* Tước một số quyền công dân

Các quyền công dân bị tước gồm quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

* Quản chế

Theo Điều 43 Bộ luật hình sự thì quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

* Cấm cư trú

Theo Điều 42 Bộ luật hình sự thì cấm cư trú là hình phạt bổ sung buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

* Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

(Nội dung được trích dẫn từ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của TS. Trần Văn Biên – TS. Định Thế Hưng – trang 137).

 


Các tìm kiếm liên quan đến Hình phạt bổ sung theo quy định của Bộ luật hình sự, hình phạt bổ sung trong luật hình sự 2015, hệ thống hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự việt nam, ví dụ về hình phạt chính và hình phạt bổ sung, các loại hình phạt, hình phạt tiền trong bộ luật hình sự 2015, mục đích của hình phạt, trong các hình phạt sau hình phạt nào không phải là hình phạt bổ sung, mục đích của hình phạt tử hình

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền