Giải trình nhu cầu tuyển lao động nước ngoài

Chuyên mụcLuật lao động Người lao động nước ngoài

Giải trình nhu cầu tuyển dụng lao động là bước đầu tiên trong quá trình làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Xin chia sẻ cụ thể về vấn đề này:

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP;

– Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH;

– Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH.

2. Nội dung

Giải trình nhu cầu tuyển lao động nước ngoài là gì?

Giải trình nhu cầu tuyển lao động nước ngoài là một công đoạn trong thủ tục xin công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài của doanh nghiệp để xin cấp giấy phép lao động.

Doanh nghiệp giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trong hai trường hợp:

+ Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp;

+ Đăng ký thay đổi nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài.

Việc thực hiện giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài được kê khai theo mẫu số 01 hoặc 02 theo thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Doanh nghiệp điền đầy đủ các thông tin theo mẫu.

Tuy nhiên người sử dụng lao động phải nói rõ lý do tại sao có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại đơn vị của mình. Tại sao không sử dụng người lao động trong nước làm các vị trí, công việc mà dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài. Tuỳ vào thực tế của doanh nghiệp, tổ chức mà giải trình lý do cho hợp lý và phù hợp.

Lưu ý tại Việt Nam hiện nay chúng ta ưu tiên tuyển dụng những lao động có trình độ cao mà người lao động trong nước chưa đáp ứng được, chưa thay thế được, Việt Nam không chấp nhận sử dụng người lao động phổ thông và lao động giản đơn.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét dựa trên những quy định của pháp luật cũng như thực tế nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài của doanh nghiệp có thể quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động của người sử dụng lao động đề nghị. Nếu trường hợp không chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, tổ chức Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận.

Nguồn: Văn phòng luật sư Kết nối

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền