Giáo trình Luật Thương mại quốc tế – Đại học Luật Hà Nội

Chuyên mụcGiáo trình luật, Luật thương mại Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế – Đại học Luật Hà Nội (HLU) – Nhà xuất bản Công an Nhân dân 2017. Chủ biên: PGS.TS. Nông Quốc Bình.

 

Những tài liệu liên quan:

 

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế – Đại học Luật Hà Nội

Giới thiệu về Giáo trình Luật Thương mại quốc tế – Đại học Luật Hà Nội

Trong quá trình đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, luật thương mại là lĩnh vực pháp luật có những thay đổi lớn theo xu thế mở rộng quyền tự do kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Bắt nhịp với những thay đổi này, trong các cơ sở đào tạo luật, luật thương mại tiền thân là muốn học luật kinh tế cũng có nhiều thay đổi về kết cũ và nội dung chương trình. Nhằm hướng tới mục tiêu phù hợp xu hướng phát triển lý luận và thực tiễn của pháp luật thương mại, phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của nhà trường, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội đã được biên soạn mới.

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế lọc liệu chính thức sử dụng trong giảng dạy, học tập môn luật thương mại và một số chuyên đề tự chọn thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật, cử nhân chuyên ngành luật kinh tế, luật thương mại quốc tế và các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đối với cơ sở đào tạo khác, giáo trình luật thương mại cũng có thể được sử dụng làm học liệu cho các môn học có nội dung tương tự như luật kinh tế, luật kinh doanh.

Thương mại quốc tế được hình thành từ lâu đời và thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, khái niệm về thương mại quốc tế cũng thay đổi bởi sự đa dạng về đối tượng trao đổi, mua bán và sự phong phú về chủ thể tham gia.

Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, vì có sự khác nhau trong cách tiếp cận khái niệm “thương mại quốc tế” giữa Việt Nam với một số nước nên khái niệm về luật thương mại quốc tế đôi khi không được sử dụng một cách thống nhất.

Ở Việt Nam, việc giảng dạy, nghiên cứu đối với môn học luật thương mại quốc tế còn khá mới mẻ. Với cách nhìn nhận thương mại quốc tế là hành vi thương mại vượt qua lãnh thổ quốc gia đồng thời với quan điểm tiếp thu có chọn lọc một số chương trình giảng dạy luật thương mại của một số trường đại học trong nước và trên thế giới, Giáo trình Luật thương mại quốc tế do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn đề cập các vấn đề pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó các quốc gia và các thương nhân là chủ thể. Hoạt động của các chủ thể này có quan hệ biện chứng và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các vấn đề pháp lý về thương mại quốc tế vốn rất phước tạp nên nội dung Giáo trình Luật thương mại quốc tế được trình bày thành hai phần:

– Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về luật thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế giữa các quốc gia;

– Phần thứ hai: Luật thương mại quốc tế giữa các thương nhân.

Để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn học này, tập thể tác giả đã rất cố gắng để hoàn thành giáo trình này ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, do nội dung của môn học khá phức tạp và mới mẻ nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Trường Đại học Luật Hà Nội rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để Giáo trình luật thương mại quốc tế ngày càng được hoàn thiện.

Trân trọng cảm ơn!

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tập thể tác giả biên soạn Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Luật Hà Nội
Chủ biên: PGS.TS. Nông Quốc Bình.

Nội dung của Giáo trình Luật Thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội

Phần thứ nhất: Một số vấn đề lí luận về Luật Thương mại quốc tế và Luật Thương mại quốc tế giữa các quốc gia

Chương I: Một số vấn đề lý luận về Luật Thương mại quốc tế
  1. Khái niệm về thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
  2. Chủ thể trong thương mại quốc tế
  3. Nguồn của luật thương mại quốc tế
Chương II: Một số nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại quốc tế
  1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
  2. Nguyên tắc đối xử quốc gia
  3. Nguyên tắc mở cửa thị trường
  4. Nguyên tắc thương mại công bằng
  5. Nguyên tắc minh bạch
Chương III: Các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế
  1. Khái quát chung về các thiết chế thương mại quốc tế
  2. Các thiết chế thương mại toàn cầu
  3. Các thiết chế thương mại khu vực
Chương IV: Pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực của Thương mại quốc tế
  1. Các quy định cơ bản về thương mại hàng hóa quốc tế
  2. Các quy định cơ bản của thương mại dịch vụ
  3. Các quy định cơ bản của luật thương mại quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
  4. Các quy định cơ bản của luật thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài
Chương V: Luật Thương mại quốc tế và vấn đề bảo vệ môi trường
  1. Vấn đề môi trường trong GATT
  2. WTO và việc bảo vệ môi trường
Chương VI: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia
  1. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia không trong khuôn khổ của WTO
  2. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia trong khuôn khổ của WTO

Phần thứ hai: Luật Thương mại quốc tế giữa các thương nhân

Chương VII: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  2. Những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của UNIDROIT
  3. Công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương VIII: Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  1. Một số phương tiện thanh toán quốc tế cơ bản
  2. Một số phương thức thanh toán quốc tế cơ bản
  3. Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế
  4. Các loại thư tín dụng và quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng chứng từ
  5. Một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thanh toán đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương IX: Pháp luật về vận tải quốc tế
  1. Khái niệm chung
  2. Hợp đồng vận tải bằng đường biển quốc tế
  3. Hợp đồng vận tải bằng đường hàng không quốc tế
  4. Hợp đồng vận tải bằng đường bộ quốc tế
  5. Hợp đồng vận tải đường sắt tế
  6. Hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế
Chương X: Pháp luật về bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế
  1. Khái niệm và một số nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
  2. Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải đường biển quốc tế
  3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong vận tải bằng đường biển và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
  4. Khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa vận tải bằng đường biển
Chương XI: Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân
  1. Phương pháp trung gian hòa giải
  2. Giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng tòa án
  3. Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại
  4. Công ước New York năm 1958 vậy công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài và sự gia nhập của Việt Nam

Mục lục Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trang 01 - Đại học Luật Hà Nội

Mục lục Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trang 02 - Đại học Luật Hà Nội

Mục lục Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trang 03 - Đại học Luật Hà Nội

Mục lục Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trang 04 - Đại học Luật Hà Nội

Mục lục Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trang 05 - Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế PDF

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Giáo trình Luật Thương mại quốc tế PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Trang cuối Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Đại học Luật Hà Nội
Trang cuối Giáo trình Luật Thương mại quốc tế – Đại học Luật Hà Nội

Một số giáo trình Luật Thương mại quốc tế khác của Trường Đại học Luật Hà Nội

1. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế 2016 – Chủ biên: PGS.TS. Nông Quốc Bình

Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Thương mại quốc tế, gồm: một số vấn đề lí luận về luật thương mại quốc tế, các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, pháp luật về vận tải quốc tế, bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế, giải quyết tranh chấp trong thương mại hàng hóa giữa các thương nhân,…

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Giáo trình Luật Thương mại quốc tế 2016 – Chủ biên: PGS.TS. Nông Quốc Bình PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

2. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế 2012 – Biên tập nội dung tiếng anh: PGS.TS. Surya P. Subedi

Giáo trình này được biên soạn với sự hỗ trợ của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) do Liên minh châu Âu tài trợ và là kết quả đóng góp của các chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài về luật thương mại quốc tế. Sự phối hợp giữa chuyên gia Việt Nam và chuyên gia quốc tế chứng tỏ Việt Nam đang trao đổi và tiếp nhận những tiến bộ của cộng đồng khoa học và văn hoá thế giới. Có được kết quả này một phần là do quá trình Việt Nam hội nhập thương mại và kinh tế đem lại, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Rõ ràng là ngày càng có nhiều nhà khoa học và sinh viên Việt Nam tham gia vào các chương trình hợp tác, trao đổi khoa học quốc tế. Giáo trình này chính là một bằng chứng cho điều đó.

Với sự hỗ trợ của Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III và các chương trình hợp tác phát triển khác, các trường đại học lớn ở Việt Nam đã cập nhật và đổi mới chương trình giảng dạy nhằm phản ánh diễn biến nhanh chóng của tình hình thương mại và kinh tế. Giáo trình này, chủ yếu dành cho sinh viên trình độ đại học, nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về khía cạnh pháp luật trong hầu hết các vấn đề thương mại quốc tế. Mặc dù ghi nhận sự khác biệt giữa công pháp và tư pháp quốc tế, nhóm tác giả giáo trình cho rằng hai lĩnh vực pháp luật này không thể nghiên cứu tách rời nhau. Các luật gia phải có kiến thức toàn diện về tất cả các lĩnh vực liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế, từ pháp luật điều chỉnh hợp đồng quốc tế cho đến quyền tiếp cận thị trường ở nước thứ ba được WTO bảo hộ. Bên cạnh đó, giáo trình này cũng tập hợp các quy định toàn cầu (WTO, Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế), quy định khu vực (EU, NAFTA và ASEAN), quy định song phương (các hiệp định giữa Việt Nam và một số đối tác), và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Giáo trình đã nhận được sự đóng góp của nhiều chuyên gia và các học giả am hiểu cả kiến thức chuyên môn và hiểu biết về khu vực. Ví dụ, chuyên gia người Hoa Kỳ viết một nội dung về NAFTA, chuyên gia châu Âu viết phần liên quan đến châu Âu, còn chuyên gia Việt Nam lại tập trung vào những khía cạnh thương mại liên quan của Việt Nam. Sự kết hợp đó đã tạo ra một cuốn Giáo trình quy tụ nhiều quan điểm khác nhau về pháp luật thương mại quốc tế. Giáo trình là cẩm nang tốt về những tình huống mà luật gia Việt Nam có thể gặp phải: một thế giới với các quy tắc được hài hoà hoá, cách giải thích thuật ngữ giống nhau nhưng cách tiếp cận lại khác nhau trong từng trường hợp giao dịch thương mại hàng ngày. Nhu cầu tăng cường quan hệ thương mại, đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế mở như Việt Nam, đòi hỏi khả năng hiểu được các cách áp dụng khác nhau này và nếu có thể, khả năng xác định được các thông lệ quốc tế tốt nhất để áp dụng trong khuôn khổ pháp luật quốc gia.

Cuốn sách còn là công cụ hữu ích giúp cho các cán bộ chính phủ hàng ngày phải làm việc trong môi trường quốc tế đầy biến động, cũng như những cán bộ mong muốn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản liên quan đến các khía cạnh của pháp luật thương mại quốc tế.

Cuốn sách thực sự là bức tranh thu nhỏ thế giới mà các luật gia Việt Nam sẽ phải đối mặt, và là điểm khởi đầu rất tốt cho những ai yêu thích tìm hiểu và mong muốn có được những hiểu biết cơ bản nhất về hệ thống các quy định phức tạp về thương mại quốc tế.

Nguyễn Thị Hoàng Thúy

Giám đốc Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Giáo trình Luật Thương mại quốc tế 2012 – Biên tập nội dung tiếng anh: PGS.TS. Surya P. Subedi PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Giáo trình luật thương mại quốc tế - Đại học luật Hà Nội

Các tìm kiếm liên quan đến Giáo trình Luật Thương mại quốc tế mới nhất 2017, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế PDF, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế Nhà xuất bản Tư pháp 2017, Đề cương Luật Thương mại quốc tế Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế đại học luật, Bài giảng Luật Thương mại quốc tế Đại học luật Hà Nội, Luật Thương mại quốc tế uel pdf, Giáo trình đại cương về Nhà nước và pháp luật kinh tế Quốc dân, Bài giảng Luật Thương mại quốc tế

Nội dung của Giáo trình Luật Thương mại quốc tế – Đại học Luật Hà Nội?

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Thương mại quốc tế, gồm: một số vấn đề lí luận về Luật Thương mại quốc tế, các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, pháp luật về vận tải quốc tế, bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế, giải quyết tranh chấp trong thương mại hàng hóa giữa các thương nhân,…

Kết cấu của Giáo trình Luật Thương mại quốc tế – Đại học Luật Hà Nội?

Bìa
Tập thể tác giả
Danh mục chữ viết tắt
Lời giới thiệu
Phần thứ nhất: Một số vấn đề lí luận về Luật Thương mại quốc tế và Luật Thương mại quốc tế giữa các quốc gia
+ Chương I: Một số vấn đề lý luận về Luật Thương mại quốc tế
+ Chương II: Một số nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại quốc tế
+ Chương III: Các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế
+ Chương IV: Pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực của Thương mại quốc tế
+ Chương V: Luật Thương mại quốc tế và vấn đề bảo vệ môi trường
+ Chương VI: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia
Phần thứ hai: Luật Thương mại quốc tế giữa các thương nhân
+ Chương VII: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
+ Chương VIII: Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
+ Chương IX: Pháp luật về vận tải quốc tế
+ Chương X: Pháp luật về bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế
+ Chương XI: Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

  1. Chào AD, hiện tại em đang cần nội dung giáo trình Luật Thương mại quốc tế ĐH Luật Hà Nội để thực hiện bài luận của mình. Mong AD sẽ hỗ trợ gửi file PDF giúp em nha. Em cám ơn rất nhiều ạ.

  2. Cho em xin các file PDF về thương mại quốc tế và tranh chấp thương mại quốc tế với ạ. Em xin cảm ơn!

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền