Site icon Hocluat.VN

Điểm mới về thẩm quyền xét xử của tòa án theo BLTTHS 2015

Tòa án

Nêu và phân tích điểm mới về thẩm quyền xét xử của tòa án trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

 

A. MỞ ĐẦU

Nhằm đảm bảo đúng cơ quan xét xử của tòa án về thẩm quyền, để giải quyết tất cả các vụ việc liên quan đến thẩm quyền xét xử của tòa án, một cách nhanh chóng, cụ thể và đạt hiệu quả cao trong quá trình xét xử tại phiên tòa, thực hiện đúng người, đúng tội một cách chính xác, công minh và đúng theo đúng quy định của pháp luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có nhiều quy định mới để thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử; cải cách thủ tục tố tụng theo hướng vừa kế thừa truyền thống pháp lý Việt Nam vừa tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đồng thời cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân.

 

B. NỘI DUNG

Qua hơn 10 năm thi hành, BLTTHS năm 2003 đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong tố tụng hình sự. BLTTHS đã khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm.  Bộ luật có nhiều quy định mới để thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử; cải cách thủ tục tố tụng theo hướng vừa kế thừa truyền thống pháp lý Việt Nam vừa tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đồng thời cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân.

 

1. Thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữaa các cấp Tòa án, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Do Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, nên thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa 2 cấp Tòa án còn lại.

– Thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp được quy định tại khoản 1 điều 170 BLTTHS 2003 và khoản 1  điều 268 BLTTHS 2015

 

BTTHS 2003 BTTHS 2015
Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.

Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Ta có thể nhận thấy những điểm mới cơ bản như sau:

Thứ nhất: Bộ luật TTHS 2015 thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực bị hạn chế thêm về các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN được quy định tại điểm d khoản 1 điều 268 BLTTHS 2015. Chính vì vậy nên, những vụ án hình sự về TP ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng nhưng được thực hiện ở ngoài lãnh thổi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND Cấp tỉnh và Tòa án quân sự quân khu hoặc tương đương. Sở dĩ quy định như vậy nhằm đảm bảo được tính hợp lí , rõ ràng các  vụ án được giải quyết đúng đắn, kịp thời vì tính chất vụ việc khá phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cao của cán bộ giải quyết vụ việc cũng như điều kiện thuận lợi hơn ở cấp cao  hơn.

Thứ hai: Bộ luật TTHS năm 2015 thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu đã bổ sung thêm trường hợp vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài được quy định tại điểm b khoản 2 điều 268 BL TTHS 2015 trog đó thuộc thẩm quyền xét xử của mình và chỉ rõ những trường hợp cụ thể sau đây:

+ Những vụ án thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng được mình lấy lên để xét xử gồm: những vụ án hình sự có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

+ Vụ án mà bị cáo là thẩm phán, KSV, điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, tp thuộc tỉnh, tp thuộc tp trực thuộc TW, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. điều này nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc thụ lý giải quyết vụ án, đồng thời do tính chất nhạy cảm của vụ việc có thể ảnh hưởng đến dư luận xã hội lớn. vì vậy, những vụ án này cần đc tòa án cấp trên giải quyết mà không thể giao cho cấp dưới giải quyết được.

Thứ ba: Các quy định ở  điểm c khoản 2 điều 268 BLTTHS 2015  là những trường hợp mà trước đây TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu lấy lên để xét xử mặc dù thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực. Theo quy định mới này thì các vụ án quy định quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu mà không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nữa. Vì vậy khi thụ lý vụ án, nếu xét thấy có các căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thì TAND cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực phải trả hồ sơ vụ án cho VKS đã truy tố theo quy định tại khoản 1 Điều 274 của Bộ luật này.

=> Nhận xét: Bộ luật TTHS 2015 quy định rõ ràng cụ thể hơn, hợ lí và chặt chẽ hơn về thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp so với BL TTHS 2003. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định thẩm quyền của các tòa án, tránh tranh chấp thẩm quyền trong việc thụ lý giải quyết vụ án. Qua đó, tạo điều kiện vụ án đc giải quyết đúng đắn, nhanh chóng, hiệu quả cũng như tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng tham gia hoạt động tố tụng.

 

2. Về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ

Thẩm quyền theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền xét xử căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện và nơi kết thúc điều tra.

Thông thường, vụ án hình sự được xét xử ở Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

Thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại điều 171 BLTTHS 2003 và điều 269 BLTTHS 2015

 

BTTHS 2003 BTTHS 2015
Điều 171. Thẩm quyền theo lãnh thổ

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

 

Tại khoản 2 điều 269 BLTTHS 2015 có quy định “Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử”. Như vậy, ngoài Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự mà bị cáo phạm tội ở nước ngoài nhưng xét xử tại Việt Nam

=> Nhận xét:  Việc bổ sung thêm Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng thì sẽ tạo nên tính hợp lí và còn giúp giảm bớt gành nặng cho 2 tòa ( Hà Nội và tp HCM), tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia tố tụng.

 

3. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

BLTTHS 2015 bổ sung quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự tại điều 27, theo đó:

– Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

+ Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

+ Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

– Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

=>Nhận xét: Quy đinh này đã cụ thể hóa các trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn vụ án nào thì thuộc thẩm quyền của TAND và vụ án nào thì thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Qua đó, tránh xảy ra tranh chấp trong thẩm quyền xét xử giữa Tòa án quân sự và Tòa án quân sự cũng như tạo được tính độc lập, bí mật đối với các vụ án hình sự có tính chất quân sự mà Tòa án quân sự thụ lý giải quyết.

 

4. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự

Vấn đề này được quy định tại điều 273 BLTTHS 2015.

 

Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:

1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

 

=>Nhận xét: Với việc đưa ra điểm mới ở điều này nhằm đảm bảo tính độc lập, bí mật trong quân sự và còn đảm bảo được tính chặt chẽ , hợp lí trong việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự.

 

5. Ý nghĩa

Việc xác định được đúng thẩm quyền giữa các Tòa án tránh được trường hợp có tranh chấp thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp với nhau. Bảo đảm cho Tòa án phải thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình. Các quy định về thẩm quyền của Tòa án là một bảo đảm cho việc thực hiện quyền tiếp cận công lý của công dân.

– Tránh được sự chồng chéo nhiệm vụ, tạo điều kiện cho tòa án giải quyết nhanh và đúng đắn các vụ việc.

– Tránh tình trạng giải quyết không đúng thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các tòa án.

– Xác đinh những điều kiện chuyên môn nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ.

– Tránh được vụ việc bị hủy dể xét xử lại gây mất thời gian tốn phí vật chất.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước nhà nước.

 

C. KẾT LUẬN

Tóm lại từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy được những điểm mới được quy định cụ thể tại Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền xét xử của tòa án, so với quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp thì đã có nhiều sửa đổi bổ sung phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay và bên cạnh đó cũng đã khắp phục được một mặt những hạn chế đang còn tồn tại trong bộ luật tố tụng hình sự 2003.

 

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 


 

Các tìm kiếm liên quan đến Điểm mới trong thẩm quyền xét xử của tòa án: thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự, thẩm quyền theo loại việc của tòa án, thẩm quyền xét xử của tòa án dân sự, thẩm quyền của tòa án theo vụ việc, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án các cấp, xác định thẩm quyền của tòa án, thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện, thẩm quyền của tòa án trong tố tụng hình sự

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version