Trong thời gian gần đây, nhu cầu về đất đai trở nên phổ biến trong nhân dân, nhất là nhu cầu về đất ở. Thông qua Tổng đài Tư vấn Pháp luật Trực tuyến 1900.6512 của Công ty Tư vấn Luật DFC, Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên pháp lý tư vấn pháp luật về lĩnh vực luật thừa kế đất đai dưới sự tin tưởng của Quý khách hàng và bạn đọc đã gửi nhiều ý kiến thắc mắc, câu hỏi liên quan. Chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc sau đây:
>>> Xem thêm: Luật sư DFC tư vấn về quy định mới về cấp sổ đỏ
Tình huống 01: Luật sư tư vấn việc thừa kế đất đai của anh chị em trong gia đình
Anh Đào Duy T (27 tuổi) có gửi đến Tổng đài Tư vấn Pháp luật 1900.6512 của Công ty Tư vấn Luật DFC câu hỏi như sau: “Bố và mẹ tôi có sinh được ba người con gồm tôi – tức Đào Duy T (27 tuổi) và hai người em – một người là chị Đào Thị H (25 tuổi) và anh Đào Duy K (21 tuổi). Năm 2018, cả bố và mẹ tôi đều mất cùng nhau trong một vụ tai nạn. Sau khi hoàn tất thủ tục mai tang cho bố và mẹ, do những bất đồng liên quan đến việc chia di sản thừa kế mà điển hình nhất là mảnh đất có diện tích 1232.5 m2 đất thổ cư do bố mẹ tôi mà tôi và em trai K đã lời qua tiếng lại và xảy ra xô xát. Ngoài 03 anh em chúng tôi thì ông bà đã mất sớm, từ trước khi bố mẹ tôi mất. Vậy xin hỏi Luật sư, trong trường hợp này thì pháp luật liên quan đến luật thừa kế đất đai sẽ giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên Tư vấn trong lĩnh vực pháp luật Thừa kết đất đai của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Trước tiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan thì bạn không nói rõ là trước khi bố và mẹ bạn mất có để lại di chúc hay không để lại di chúc liên quan đến việc chia thừa kế với mảnh đất có diện tích 1232.5 m2 trên không? Do đó, chúng tôi sẽ chia trường hợp này của bạn làm hai tình huống.
Trường hợp 01: trước khi mất, bố mẹ bạn có để lại di chúc và có việc chia thừa kế với mảnh đất có diện tích 1232.5 m2 trên thì sẽ ưu tiên chia thừa kế theo di chúc và phần diện tích đất không được đề cập đến trong di chúc còn lại sẽ chia theo pháp luật.
Chẳng hạn, trong di chúc được bố mẹ bạn để lại trước khi mất có nội dung sau: “… Đối với diện tích đất thổ cư đứng tên tôi và vợ có diện tích 1232.5 m2, sau khi chúng tôi mất thì để lại 1/2 diện tích mảnh đất này cho người con cả của chúng tôi là anh Đào Duy T; hai người con thứ là chị Đào Thị H sẽ được hưởng 1/4 diện tích mảnh đất này và anh Đào Duy K sẽ được hưởng 1/6 diện tích mảnh đất này…”
Do đó, anh Đào Duy T sẽ được chia 1/2 diện tích mảnh đất tương đương với 616,25m2. Còn chị Đào Thị H sẽ được hưởng 1/4 diện tích mảnh đất tương đương với 308,125m2. Và anh Đào Duy T, sẽ được hưởng 1/6 diện tích mảnh đất tương đương với 205,4m2. Phần diện tích còn lại của mảnh đất là 102,725m2 áp dụng theo điểm a, Khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sẽ được chia đều cho ba anh em nhà bạn.
Trường hợp 02: bố mẹ của bạn trước khi mất không để lại di chúc hoặc không có một giấy tờ văn bản nào liên quan đến việc chia mảnh đất thổ cư có diện tích 1232.5m2 như trên cho anh và các em thì sẽ áp dụng chia theo pháp luật, trong trường hợp này thì di sản là thửa đất trên sẽ được chia đều cho 03 anh em. Theo đó, mỗi người sẽ nhận được diện tích như nhau và bằng 410,84m2.
Tình huống 02: Luật sư tư vấn luật thừa kế đất đai và nghĩa vụ phải trả nợ
Chị Mai Thu P (32 tuổi) có gửi đến Tổng đài Tư vấn Pháp luật 1900.6512 của Công ty Tư vấn Luật DFC câu hỏi như sau: “Ba má tôi sinh thời chỉ có một mình tôi, má tôi mất năm 2014. Vừa rồi, năm 2019, ba tôi cũng mới qua đời và trước khi mất, ba của tôi có vay của một người bạn thân số tiền là 230 triệu đồng. Trước khi ba mất thì có để lại di chúc cho một mình tôi và nội dung di chúc mà tôi được thừa kế di sản là căn nhà gắn với diện tích dất là 66,5m2 nằm trên đường X, phường Y, quận T, thành phố H. Gần đây, người bạn cũ mà bố tôi vay số tiền 230 triệu thường xuyên gọi điện, nhũng nhiễu gây sự đòi tôi phải trả số tiền trên cho ông ta. Tôi không biết mình phải giải quyết việc này như thế nào nên có gửi đến câu hỏi yêu cầu xin phép Luật sư giải đáp thắc mắc trên cho tôi…”
Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên Tư vấn trong lĩnh vực pháp luật Thừa kết đất đai của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Trước tiên, luật sư tư vấn đất đai đã nắm được câu hỏi và xin phép tư vấn. Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2015 mà cụ thể tại Điều 615 thì: “những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì di chúc để lại cho mình bạn và nội dung di chúc là căn nhà cùng mảnh đất có diện tích 66.5m2 trên ba bạn để lại. Do đó, bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bố mình theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá phần giá trị tài sản bạn đã nhận.
Chẳng hạn, ngôi nhà cùng mảnh đất có diện tích 66,5m2 trên mà có giá trị nhỏ hơn 230 triệu đồng thì phần nghĩa vụ bạn phải trả sẽ bằng giá trị phần di sản thừa kế bạn nhận và bạn sẽ không cần phải bỏ tiền riêng của mình ra để trả thêm cho đủ 230 triệu theo quy định tại Khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Tình huống 03: Luật sư tư vấn trường hợp người mẹ để lại quyền sử dụng đất cho con gái
Bà Hoàng Thị H (62 tuổi) có gửi đến Tổng đài Tư vấn Pháp luật 1900.6512 của Công ty Tư vấn Luật DFC câu hỏi như sau xin phép tư vấn pháp luật đất đai như sau: “Tôi năm nay tuổi đã cao, chồng tôi đã mất vào năm 2011. Tôi và chồng có 2 người con: người con lớn là anh Dương Phúc C (41 tuổi) và chị Dương Thu G (38 tuổi). Hiện nay, do tuổi cao và sức yếu lại cảm thấy đau lòng vì các con của tôi không được hòa thuận, thường xuyên xảy ra điều qua tiếng lại. Tôi có phần di sản là mảnh đất đứng tên tôi có diện tích 122.3 m2 nằm tại trục đường L, quận H, thành phố H. Tôi muốn trong di chúc để lại mảnh đất này cho người con gái của tôi là chị Dương Thu G nhưng người con trai của tôi không đồng ý với lí do con gái xuất giá rồi thì không còn quyền gì ở nhà bố mẹ đẻ nữa. Tôi rất lo lắng nhưng không biết quy định của pháp luật như thế nào. Xin Luật sư tư vấn pháp luật đất đai hãy giải đáp thắc mắc trên của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Trả lời: Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên Tư vấn trong lĩnh vực pháp luật Thừa kết đất đai của Tổng đài tư vấn Pháp luật 1900.6512 đã nhận được câu hỏi từ bạn và xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Theo quy định hiện hành của pháp luật đất đai, diện tích đất 122,3m2 đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà là quyền sở hữu của bà. Bà hoàn toàn có những quyền của người sử dụng đất theo quy định cụ thể tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 bao gồm các quyền: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Việc bà lập di chúc để lại diện tích đất 122,3m2 có địa chỉ như trên là hoàn toàn là quyền của bà, rất hợp lí và đúng theo quy định của pháp luật. Việc con trai bà lấy lí do con gái xuất giá rồi nên không được thừa hưởng quyền lợi như trên là không có căn cứ.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư tư vấn luật thừa kế đất đai theo quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần giải quyết, xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật đất đai 1900.6512 để được giải đáp. Trân trọng!
Để lại một phản hồi Hủy