Danh sách các văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

Chuyên mụcThừa phát lại Văn phòng thừa phát lại Bình Dương
SĐT: 1900.0164 - Giải đáp thắc mắc về dịch vụ lập vi bằng tại Bình Dương

Thông tin số điện thoại, địa chỉ liên hệ các tổ chức hành nghề thừa phát lại (văn phòng thừa phát lại) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Dưới đây là danh sách văn phòng thừa phát lại ở Bình Dương. Thông tin được cung cấp bởi Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ngày 24/10/2022. 

Chức năng của văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

Cũng như các nghề luật khác thì nhà nước cũng quy định những công việc cụ thể mà Thừa phát lại được thực hiện. Bốn công việc mà Thừa phát lại được phép thực hiện bao gồm:

Công việc thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án

Công việc Thi hành án và công việc Xác minh điều kiện thi hành án làm cho Thừa phát lại có chức năng như một cơ quan thi hành án dân sự tư nhân tức đối lập với cơ quan thi hành án dân sự công (Cục thi hành án dân sự/Chi cục thi hành án dân sự).

Công việc lập vi bằng

Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng  mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Công việc tống đạt

Thừa phát lại đi tống đạt văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự công là thực hiện đúng chủ trương cải cách tư pháp của Quốc hội. Theo đó, các thư ký Tòa án, thư ký Cơ quan thi hành án dân sự công sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung học hỏi cho công việc nghiệp vụ ở cơ quan. 

Thời gian làm việc của văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

Hiện nay, các văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương làm việc các ngày và giờ hành chính trong tuần. Bên cạnh đó, một số đơn vị có hỗ trợ làm việc ngoài giờ hành chính, ngày thứ 7, chủ nhật theo yêu cầu của Quý khách hàng.

Danh sách văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

  1. VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

    Địa chỉ: 36 Nguyễn Đức Thuận, tổ 62 khu 5, Phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
    Mã số thuế: 3702262146
  2. VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI DĨ AN

    Địa chỉ: 02, đường B, khu trung tâm hành chính Dĩ An, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương
    Mã số thuế: 3702260886
  3. VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI THUẬN AN

    Địa chỉ: 96 Ngô Quyền, KP Long Thới, Phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An, Bình Dương
    Mã số thuế: 3702266535
  4. VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI BẾN CÁT

    Địa chỉ: Khu phố 2, Phường Mỹ Phước, Thị Xã Bến Cát, Bình Dương
    Mã số thuế: 3702641338
  5. VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TÂN UYÊN

    Địa chỉ: KP4, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên, Bình Dương
    Mã số thuế: 3702285030

Địa chỉ văn phòng thừa phát lại Dĩ An, Bình Dương

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Các bước để thành lập văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

– Bước 1: Tổ chức có yêu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả Sở Tư pháp – Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận và viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.

– Bước 2: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả Sở Tư pháp – Sở Tư pháp nhận Quyết định cho phép thành lập Văn phòng thừa phát lại của UBND tỉnh Bình Dương. Trường hợp không đủ điều kiện cấp, UBND tỉnh Bình Dương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không được cấp.

Thành phần, số lượng hồ sơ

– Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại;

– Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

– Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;

– Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại.

Căn cứ pháp lý của thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

– Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;

– Nghị định 135/2013/NĐ-CP tổ chức hoạt động thừa phát lại thí điểm Hồ Chí Minh;

– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

– Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự;

– Nghị định 58/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

Lưu ý về việc đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại (VPTPL) phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương.

Nội dung đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở của VPTPL; họ tên Trưởng VPTPL; danh sách thừa phát lại hợp danh và danh sách thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của VPTPL.

– VPTPL lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương.

Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu; giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3, 4 Điều 17 của Nghị định 08/2020 và hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định 08/2020.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương cấp Giấy đăng ký hoạt động cho VPTPL; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

– VPTPL được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Lưu ý về việc thông báo nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại tại Bình Dương

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho VPTPL, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương phải thông báo bằng văn bản thông tin đăng ký hoạt động cho Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương; Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương; Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan Công an, Chi cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, UBND cấp thành phố/thị xã/huyện, UBND cấp xã nơi VPTPL đặt trụ sở, Bộ Tư pháp và đăng tải trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương.

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, Phía Nam giáp TPHCM, Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và TPHCM.

Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện: TP.Thủ Dầu MộtTP.Dĩ AnTP.Thuận AnThị xã Bến CátTân UyênBắc Tân UyênBàu BàngDầu TiếngPhú Giáo.

Khi nào thì cần nhờ đến thừa phát lại Bình Dương lập vi bằng?

Để góp phần giúp cho hoạt động thừa phát lại thực sự có hiệu quả, thực hiện đúng mục đích của việc lập vi bằng là nhằm tạo lập chứng cứ trong quá trình giải quyết của Tòa án cũng như thực hiện các giao dịch hợp pháp khác, đồng thời không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác, Bộ Tư pháp yêu cầu Thừa phát lại tập trung lập vi bằng đối với các trường hợp sau:
– Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;
– Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà.
– Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;
– Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;
– Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;
– Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;
– Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;
– Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
– Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
– Xác nhận mức độ ô nhiễm;
– Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;
– Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;
– Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông -tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…
– Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;
– Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;
– Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
– Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Tôi muốn liên hệ thừa phát lại lập vi bằng tại nhà?

Quý khách hàng có nhu cầu lập vi bằng tại nhà vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 để được tư vấn sơ bộ về vấn đề pháp lý cần giải quyết cũng như đặt lịch làm việc và nhận báo phí dịch vụ từ thừa phát lại.

Ngoài lập vi bằng, Thừa phát lại còn thực hiện công việc gì?

Cũng như các nghề luật khác thì nhà nước cũng quy định những công việc cụ thể mà Thừa phát lại được thực hiện. Bốn công việc mà Thừa phát lại được phép thực hiện ngoài lập vi bằng còn có:
– Thi hành án;
– Xác minh điều kiện thi hành án;
– Tống đạt văn bản, giấy tờ của Tòa án và cơ quan thi hành án.

5/5 - (6740 bình chọn)

Phản hồi

  1. tôi có 1 căn nhà tại BD ,tôi đã ký hđ cho thuê là 3 năm thời hạn từ 10/4/2021 đến 10/4/2024 , tôi có thể ủy quyền cho vptpl thu tiền hộ có được ko ạ ,sđt lh của tôi là 0985.777.326,
    tôi mong được hô trợ ạ
    tôi xin trân thành cảm ơn

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền