Cơ sở pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai

Chuyên mụcLuật đất đai Luật Đất đai

Cơ sở pháp lý làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai.

 

Những nội dung liên quan:

 

Cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai

– Quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Hợp đồng cho thuê đất: Các chủ thể tham gia vào quan hệ sử dụng đất có thể ký kết những hợp đồng sử dụng đất trên cơ sở hợp tác xã hội chủ nghĩa với nhau. Các hợp đồng này cần phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để Nhà nước thực hiện việc quản lý các hợp đồng.

– Các quyết định nội bộ trong tổ chức nhằm giao một phần đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn.

Cơ sở pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật đất đai

– Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

– Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử  dụng đất, nếu ở nông thôn thì nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để chuyển lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Như vậy, việc thực hiện các chức năng cụ thể không chỉ đối với đất nông nghiệp mà còn đối với mọi loại đất. Tuy nhiên, các quyền các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp được thực hiện rộng rãi đối với hộ gia đình, cá nhân.

* Nhà nước không cho phép chuyển nhượng trong 3 trường hợp sau

– Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp.

– Đất giao mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng đất.

– Đất đang có tranh chấp.

Ngoài ra, từ Điều 128 đến Điều 131 của Luật Đất đai, Nhà nước quy định cụ thể các trường hợp được chuyển nhượng, được cho thuê và loại đất được cho thuê, các trường hợp được thừa kế đối với hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất,…

Cơ sở làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai

Quan hệ pháp luật đất đai sẽ chấm dứt thông qua các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thu hồi đất. Về nguyên tắc, cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền giao đất thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi đất, trừ một vài trường hợp khẩn cấp do Nhà nước đang trong tình trạng chiến tranh hoặc do tình hình chống thiên tai thì việc trưng dụng đất do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định. Hết thời hạn trưng dụng người sử dụng đất được trả lại đất và được đền bù thiệt hại do việc trưng dụng đó gây ra.

Việc thu hồi đất để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác phải đúng theo quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trước khi thu hồi phải thông báo cho người đang sử dụng biết lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù,…

Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 38 Luật Đất đai.

Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần trong số đất đã giao cho tổ chức và cá nhân thì phần còn lại họ vẫn tiếp tục được sử dụng. Trường hộp Nhà nước thu hồi toàn bộ và vĩnh viễn thì tổ chức, cá nhân đó chấm dứt vĩnh viễn mảnh đất mà họ bị thu hồi, nhưng nếu họ được giao đất khác thì có nghĩa họ chấm dứt mối quan hệ cũ và thiết lập quan hệ đất đai mới.

Trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử  dụng vào mục đích an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia thì người sử dụng được đền bù thiệt hại.

5/5 - (16974 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền