Trong khoản thời gian gần đây vấn đề “Phá sản ngân hàng thương mại” trở thành một chù đề nóng và nhận được sự quan tâm và thảo luận của mọi người.
Có hai luồng quan điểm về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng nên cho phá sản ngân hàng thương mại yếu kém bởi vì ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (theo khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010) thế nên ngân hàng thương mại cũng phải tuân theo quy luật của thị trường, nếu hoạt động kinh doanh yếu kém thì phải tiến hành phá sản. Quan điểm thứ hai cho rằng, không nên cho phá sản ngân hàng thương mại vì ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống tài chính và cả nền kinh tế, nó như một mắc xích trong sự vận hành của cả nền kinh tế nói chung. Mặt khác, các ngân hàng có mối liên kết với nhau, nếu một ngân hàng đổ vỡ thì sẽ kéo theo sự đỗ vỡ của nhiều ngân hàng khác theo hiệu ứng “Domino”, thế nên không nên cho phá sản ngân hàng thương mại.
Những luồng quan điểm trên suy cho cùng cũng xuất phát từ góc độ kinh tế, xã hội. Còn về góc nhìn pháp lý, chúng ta thấy rằng tại Luật Phá sản 2014 đã quy định hẳn một chương dành cho phá sản các tổ chức tín dụng và những quy định này rất rỏ và chi tiết. Không dừng lại ở đó, nhiều chuyên gia còn cho rằng phá sản ngân hàng thương mại yếu kém là để thanh lọc hệ thống tài chính và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong lịch sử ngành ngân hàng của nước ta chưa có một vụ phá sản ngân hàng thương mại nào xảy ra mặc dù có rất nhiều ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém và lâm vào tình trạng phá sản. Nhà nước ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp để hạn chế tối đa việc phá sản ngân hàng thương mại xảy ra gồm chia tách, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng và có một biện pháp lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử đó chính là biện pháp “mua lại ngân hàng gia 0 đồng”. Biện pháp này là biện pháp đột phá và thông minh, tuy nhiên nó chỉ giải quyết được tình trạng tạm thời và về lâu dài thì không nên áp dụng biện pháp này.
Chúng ta nhận thấy được tầm ảnh hướng và hậu quả của phá sản ngân hàng nên hạn chế tối đa và không để tình trạng phá sản ngân hàng xảy ra. Có thể nó đúng ở tình trạng tình hình kinh tế nước ta hiện tại, nhưng về lâu dài khi đất nước ta dần hoà nhập vào sân chơi chung của thế giới thì vấn đề phá sản ngân hàng thương mại bắc buộc phải xảy ra với những ngân hàng hoạt động yếu kém, vì Nhà nươc ta không bao che cho những “doanh nghiệp” này mãi được.
Trên đây là những quan điểm của mình, hy vọng nhận được sự chia sẻ, đóng góp của mọi người!
Để lại một phản hồi Hủy