Câu hỏi ôn tập môn Tư pháp đối với người chưa thành niên

Chuyên mụcĐề cương ôn tập Tư pháp đối với người chưa thành niên

[Hocluat.vn] Tổng hợp các câu hỏi lý thuyết môn Tư pháp đối với người chưa thành niên (có file đáp án kèm theo). Xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi 2024 – 2025 tới.

 

Những nội dung liên quan:

 

Câu hỏi ôn tập môn Tư pháp đối với người chưa thành niên

Mục lục:

Câu hỏi ôn tập môn Tư pháp đối với người chưa thành niên
Câu hỏi ôn tập môn Tư pháp đối với người chưa thành niên

Câu hỏi ôn tập Chương 1: Khái quát về tư pháp đối với người chưa thành niên

  1. Phân tích sự khác biệt giữa các khái niệm: trẻ em và người chưa thành niên; công lý cho chị em và tư pháp đối với người chưa thành niên?
  2. Tại sao cần một hệ thống tư pháp thân thiện và nhạy cảm đối với người chưa thành niên?
  3. Phân tích nội dung và vai trò của nguyên tắc bảo đảm những lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên trong tư pháp đối với người chưa thành niên?
  4. Phân tích các chuẩn mực pháp lý quốc tế về phòng ngừa, xử lý, giam giữ và tái hòa nhập cộng đồng trong người chưa thành niên vi phạm pháp luật?
  5. Phân tích những khác biệt giữa các mô hình tư pháp đối với người chưa thành niên điển hình trên thế giới?

Câu hỏi ôn tập Chương 2: Sự phát triển của người chưa thành niên và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên

  1. Tại sao cần phải hiểu biết về sự phát triển của người chưa thành niên và các đặc trưng về sự phát triển của người chưa thành niên? Cần lưu tâm đến những đặc trưng nào về sự phát triển của người chưa thành niên trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người chưa thành niên trong hệ thống tư pháp, xử lý, phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật?
  2. Phân tích những đặc điểm chính trong từng giai đoạn phát triển của người chưa thành niên? Cần lưu tâm nhất đến giai đoạn phát triển nào của người chưa thành niên trong quá trình xử lý, phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật?
  3. Phân tích các đặc điểm tâm lý đặc trưng của người chưa thành niên và ảnh hưởng của những đặc điểm này đến hành vi xã hội của người chưa thành niên? Vận dụng những kiến thức này trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người chưa thành niên trong hệ thống tư pháp, xử lý, phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật?
  4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên? Vận dụng những kiến thức này trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người chưa thành niên trong hệ thống tư pháp, xử lý, phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật?

Câu hỏi ôn tập Chương 3: Hệ thống và các biện pháp bảo vệ người chưa thành niên tại Việt Nam

  1. Các nguy cơ có thể dẫn đến xâm hại người chưa thành niên và các hành vi xâm hại có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của người chưa thành niên?
  2. Làm thế nào để cải thiện cơ chế và quy trình phát hiện, khai báo bạo lực người chưa thành niên hiện tại ở Việt Nam?
  3. Hãy lập luận để bảo vệ quan điểm: bảo vệ nhóm gửi chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt và dễ bị tổn thương tại Việt Nam cần có các biện pháp bảo vệ khác biệt?
  4. Xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện, theo bạn cần có những vấn đề gì phải làm trong bối cảnh hiện nay?

Câu hỏi ôn tập Chương 4: Tư pháp đối với người chưa thành niên trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính

  1. Các nguyên tắc đề ra trong điều 70 luật trẻ em năm 2016 và điều 134 luật xử lý vi phạm hành chính tích hợp như thế nào các tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật Việt Nam để xử lý hành chính người chưa thành niên vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật?
  2. Các đặc điểm chính của quy trình xử lý hành chính người chưa thành niên vi phạm hành chính là gì?
  3. Theo luật xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính nhầm giáo dục người vi phạm và hỗ trợ người vi phạm sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Các hình thức xử phạt hiện hành có đáp ứng được các mục tiêu này không?
  4. Có những cách nào để người chưa thành niên kháng cáo hoặc khiếu nại quyết định hành chính ảnh hưởng đến mình?

Câu hỏi ôn tập Chương 5: Xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và người có hành vi xâm phạm người chưa thành niên

  1. Phân tích các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội?
  2. Giải thích phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội?
  3. Trình bày các biện pháp giám sát, giáo dục hiện hành trong trường hợp người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015?
  4. Trình bày về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015?
  5. Nêu quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt và miễn giảm hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội?

Câu hỏi ôn tập Chương 6: Tư pháp đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

  1. Các nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên được quy định trong bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã Đảm bảo sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế hay chưa? Tại sao?
  2. Phân biệt khái niệm người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự và người buộc tội là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự?
  3. Phân biệt người bị xâm hại trong pháp luật hình sự và bị hại là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự?
  4. Việc quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên đã đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế hay chưa? Tại sao?
  5. Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên? Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật?

Câu hỏi ôn tập Chương 7: Các biện pháp thay thế quy trình tư pháp và tái hoà nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội

  1. Phân tích khái niệm, ý nghĩa của xử lý chuyển hướng?
  2. Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về xử lý chuyển hướng, hãy đánh giá khả năng đẩy mạnh xử lý chuyển hướng tại Việt Nam?
  3. Phân tích khái niệm, ý nghĩa của tư pháp phục hồi?
  4. Đánh giá khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước về tư pháp phục hồi tại Việt Nam?
  5. Đánh giá về thực tiễn tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân chưa thành niên ở Việt Nam?

Đáp án câu hỏi ôn tập môn Tư pháp đối với người chưa thành niên

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án ccâu hỏi ôn tập môn Tư pháp đối với người chưa thành niên PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tìm kiếm có liên quan: Các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên, Biện pháp tư pháp nào sau đây áp dụng riêng đối với người dưới 18 tội phạm tội, Quyền của người chưa thành niên trong quá trình tiếp xúc với hệ thống tư pháp, Thống kê tội phạm chưa thành niên năm 2021, Biện pháp khiển trách áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội là biện pháp “giáo dục tại xã, phường, thị trấn” có thể

Môn Tư pháp đối với người chưa thành niên giúp ích gì cho người học?

Môn Tư pháp đối với người chưa thành niên cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tư pháp vị thành niên, gồm: khái quát về tư pháp đối với người chưa thành niên, sự phát triển của người chưa thành niên và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, hệ thống và các biện pháp bảo vệ người chưa thành niên tại Việt Nam, tư pháp đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự và trong lĩnh vực xử lí vi phạm hành chính, xử lí hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và người có hành vi xâm phạm người chưa thành niên, các biện pháp thay thế qui trình tư pháp và tái hoà nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Tôi muốn tham khảo thêm những tài liệu khác về Tư pháp đối với người chưa thành niên?

Bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu hữu ích khác tại chuyên mục: Tư pháp đối với người chưa thành niên hoặc nhận bản mềm những tài liệu này bằng cách liên hệ trực tiếp qua Email: tailieu@hocluat.vn.

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền