Cạnh tranh quy phạm pháp luật hình sự trong định tội danh

Chuyên mụcĐịnh tội danh và quyết định hình phạt quy-pham-phap-luat

Cạnh tranh quy phạm pháp luật hình sự trong định tội danh là gì?

Cạnh tranh quy phạm pháp luật hình sự trong định tội danh trường hợp khi một hành vi phạm tội cùng bao hàm một số điều luật hoặc một số khoản của điều luật quy định các tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự (BLHS).

Cạnh tranh quy phạm pháp luật hình sự là một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh thực tranh xung đột quan điểm trong việc định tội danh.

 

Xem thêm: 

 

Phân loại cạnh tranh quy phạm pháp luật hình sự trong định tội danh

  • Cạnh tranh giữa các QPPL chung và quy phạm pháp luật riêng
  • Cạnh tranh giữa các QPPL riêng với nhau
  • Canh tranh giữa phần và toàn bộ

Cạnh tranh quy phạm pháp luật chung và quy phạm pháp luật riêng

Khi định tội trong trường hợp có sự canh tranh giữa các QPPL chung và riêng thì QPPL riêng được ưu tiên áp dụng để định tội.

Ví dụ:

  • A vô ý làm chết người do bất kỳ nguyên nhân nào đó thì tội danh của A sẽ được định theo QPPL quy định tại Điều 128 (Tội vô ý làm chết người)
  • A  vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì tội danh của A sẽ được định theo QPPL quy định tại Điều 129 -> sẽ ưu tiên áp dụng.

Cạnh tranh giữa các quy phạm pháp luật riêng với nhau

Đối với các trường hợp canh tranh giữa các QPPL riêng thì phức tạp hơn. Một trong số các dạng cạnh tranh giữa các QPPL riêng thường gặp là cạnh tranh của các QPPL với các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết định tội.

Ví dụ: Trường hợp B giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126 BLHS) nhưng người mà bị B giết lại là “Cô giáo của mình” và đang là “phụ nữ mà biết là có thai” (Các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 1 Điều 123 BLHS – Tội giết người)

=> Quy tắc là áp dụng QPPL có chức tình tiết định tội để định tội cho hành vi phạm tội. (Trong ví dụ trên áp dụng Điều 126)

Ví dụ: trường hợp C cướp tài sản “có sử dụng vũ khí” và “tái phạm nguy hiểm” (Các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 168) và tài sản mà C cướp “có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên” (tình tiết tăng nặng tại khoản 4 Điều 168 BLHS)

=> Quy tắc là áp dụng QPPL có chứa các tình tiết cho giá trị tăng nặng cao nhất.

Ví dụ: Trường hợp hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) có tình tiết định khung tại khoản 3 là “Nhiều người hiếp một người” những người bị hại dưới đây là “người dưới 13 tuổi” (khoản 1) -> Là loại cạnh tranh giữa QPPL  có chứa các tình tiết định khung tăng nặng.

=> Quy tắc là áp dụng QPPL có chứa các tình tiết cho giá trị tăng nặng cao nhất.

Câu hỏi:

  1. Trình bày hiểu biết về khái niệm và các loại cạnh tranh QPPL hình sự cà ý nghĩa của việc hiểu biết về những vấn đề đó?
  2. Nêu và phân tích các quy tắc áp dụng QPPL khi có cảnh tranh giữa các quy phạm pháp luật chung và riêng
  3. Nêu và phân tích các quy tắc áp dụng QPPL khi có cảnh tranh giữa các quy phạm pháp luật riêng với nhau
5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền