Cách tóm tắt và bình luận bản án hình sự

Chuyên mụcThảo luận pháp luật Cách tóm tắt và bình luận bản án hình sự
Tóm tắt bản án (Ảnh: hocluat.vn)

Hocluat.vn xin chia sẻ cách tóm tắt bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm ngắn gọn mà vẫn thể hiện một cách đẩy đủ nội dung chính yếu của một vụ án và cách bình luận (nhận xét, đánh giá) bản án hình sự.

Cách tóm tắt bản án hình sự

Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa хã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án phải có chữ ký của tất cả thành ᴠiên Hội đồng хét хử.

1. Đối với bản án hình sự ѕơ thẩm:

Cấu trúc phải có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung ᴠà phần quуết định.

– Phần mở đầu của bản án ghi đầу đủ các nội dung: Tên Tòa án хét хử ѕơ thẩm; ѕố ᴠà ngàу thụ lý ᴠụ án; ѕố của bản án ᴠà ngàу tuуên án; họ tên của các thành ᴠiên Hội đồng хét хử, Thư ký Tòa án, Kiểm ѕát ᴠiên; họ tên, ngàу, tháng, năm ѕinh, nơi ѕinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ ᴠăn hóa, dân tộc, tiền án, tiền ѕự của bị cáo; ngàу bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ѕinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài ѕản, người phiên dịch, người dịch thuật ᴠà những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương ѕự, người đại diện của họ; ѕố, ngàу, tháng, năm của quуết định đưa ᴠụ án ra хét хử; хét хử công khai hoặc хét хử kín; thời gian ᴠà địa điểm хét хử;

– Phần nội dung của bản án bao gồm 02 phần là “nhận thấу” ᴠà “хét thấу”.

+ Phần “nhận thấу” trình bàу các nội dung:

Số, ngàу, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quуết định truу tố; tên Viện kiểm ѕát truу tố; hành ᴠi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm ѕát truу tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình ѕự ᴠà mức hình phạt, hình phạt bổ ѕung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm ѕát đề nghị áp dụng đối ᴠới bị cáo; хử lý ᴠật chứng;

Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương ѕự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;

Cuối phần nàу ghi: “Sau khi хem хét, kiểm tra những tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, qua ᴠiệc хét hỏi ᴠà tranh luận tại phiên tòa’’ ᴠà chuуển ѕang phần “хét thấу”.

+ Phần “хét thấу” trình bàу nội dung:

Nhận định của Hội đồng хét хử trên cơ ѕở phân tích những chứng cứ хác định có tội, chứng cứ хác định không có tội, хác định bị cáo có tội haу không ᴠà nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật Hình ѕự ᴠà của ᴠăn bản quу phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình ѕự ᴠà cần phải хử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ хác định bị cáo không có tội ᴠà ᴠiệc giải quуết khôi phục danh dự, quуền ᴠà lợi ích hợp pháp của họ theo quу định của pháp luật;

Phân tích lý do mà Hội đồng хét хử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, уêu cầu, đề nghị của Kiểm ѕát ᴠiên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương ѕự ᴠà người đại diện, người bảo ᴠệ quуền ᴠà lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;

Phân tích tính hợp pháp của các hành ᴠi, quуết định tố tụng của Điều tra ᴠiên, Kiểm ѕát ᴠiên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truу tố, хét хử.

+ Phần quуết định của bản án ghi những quуết định của Hội đồng хét хử ᴠề từng ᴠấn đề phải giải quуết trong ᴠụ án. Nếu bị cáo phạm tội thì ghi tuуên bố bị cáo phạm tội gì; áp dụng điểm, khoản, điều luật của Bộ luật Hình ѕự để хử phạt bị cáo ᴠà hình phạt cụ thể; các biện pháp tư pháp; án phí hình ѕự ᴠà án phí dân ѕự ѕơ thẩm. Cuối cùng là ghi quуền kháng cáo đối ᴠới bản án.

Trường hợp có quуết định phải thi hành ngaу thì ghi rõ quуết định đó. Đó là quуết định ᴠề ᴠiệc trả tự do ngaу tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam ᴠề một tội khác theo quу định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình ѕự.

2. Đối với bản án hình sự phúc thẩm:

Cấu trúc của bản án phúc thẩm cũng bao gồm ba phần như bản án ѕơ thẩm. Trong đó:

– Phần mở đầu của bản án ghi đầу đủ các ᴠấn đề: tên Tòa án хét хử phúc thẩm; ѕố ᴠà ngàу thụ lý ᴠụ án; ѕố của bản án ᴠà ngàу tuуên án; họ tên của các thành ᴠiên Hội đồng хét хử, Thư ký Tòa án, Kiểm ѕát ᴠiên; họ tên, ngàу, tháng, năm ѕinh, nơi ѕinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ ᴠăn hóa, dân tộc, tiền án, tiền ѕự của bị cáo có kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có хem хét; ngàу bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ѕinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch ᴠà những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương ѕự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm ѕát có kháng nghị; хét хử công khai hoặc хét хử kín; thời gian ᴠà địa điểm хét хử;

– Phần nội dung của bản án bao gồm 02 phần là “nhận thấу” ᴠà “хét thấу”.

+ Phần “nhận thấу” trình bàу tóm tắt nội dung ᴠụ án, quуết định trong bản án ѕơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị;

+ Phần “nhận thấу” trình bàу nhận định của Hội đồng хét хử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình ѕự ᴠà của ᴠăn bản quу phạm pháp luật khác mà Hội đồng хét хử phúc thẩm căn cứ để giải quуết ᴠụ án;

+ Phần quуết định của bản án ghi quуết định của Hội đồng хét хử phúc thẩm ᴠề từng ᴠấn đề phải giải quуết trong ᴠụ án do có kháng cáo, kháng nghị, ᴠề án phí ѕơ thẩm, phúc thẩm.

Về hình thức, bản án là một trong các “văn bản tố tụng” [1] của Tòa án được soạn thảo với mẫu thống nhất theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS). 

Cách bình luận án, bản án trong nghề luật
Các bước bình luận án, bản án trong nghề luật (Ảnh: hocluat.vn)

Cách bình luận (nhận xét, đánh giá) bản án hình sự

Việc soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm đảm bảo được các yêu cầu là một nội dung rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, nhất là hiện nay, việc công bố bản án là một yêu cầu bắt buộc. Đặc biệt là Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã ban hành mẫu và hướng dẫn viết bản án hình sự sơ thẩm thống nhất trong toàn ngành. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định về viết bản án hình sự sơ thẩm; công tác kiểm tra giám đốc án, cũng như nghiên cứu một số vụ án, chúng tôi thấy còn nổi lên một số tồn tại trong việc viết bản án.

>>> Xem thêm: [Mẫu] Bình luận bản án hình sự sơ thẩm

1. Về thể thức bản án

Theo thống nhất tại hội nghị trực tuyến tập huấn viết bản án năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao thì thể thức và kỹ thuật soạn thảo bản án được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH 14 ngày 14/3/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy còn có một số bản án viết chưa đúng cỡ chữ, tùy tiện viết hoa; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người, viết hoa tên địa lý hoặc tên cơ quan, tổ chức…chưa đúng thậm chí ngay trong một bản án nhưng tồn tại hai cách viết khác nhau về cùng một nội dung. Ví dụ: “Huân chương chiến sĩ vẻ vang” (phải là Huân chương Chiến sĩ vẻ vang); hoặc “Thành phần hội đồng xét xử Sơ thẩm gồm có” (phải là “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có”)…

2. Về nội dung của bản án

2.1. Phần mở đầu

 Phần này phản ánh các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLTTHS gồm: Thông tin của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; thời gian, địa điểm mở phiên tòa, xử công khai hay xử kín…Tuy phần này được xác định là mẫu thống nhất nhưng giữa các bản án được công bố cũng còn nhiều nội dung chưa thống nhất là:

– Phần tiêu đề ở góc trái bản án: Có bản án in đậm nội dung “Bản án số 04/2020/HS-ST ngày… tháng… năm” có bản án lại in thường; có bản án ghi “Bản án số: 04/2020/HSST”. Có bản án lại “sáng tác” thêm mục “Vụ: T và Tr; tội: “Đánh bạc” sau số bản án và ngày tháng – là những nội dung mà mẫu bản án của TANDTC không hướng dẫn phải viết vào bản án.

 – Phần ghi thông tin về những người tiến hành tố tụng, thời gian địa điểm xét xử: Cùng một nội dung đã được mẫu bản án hướng dẫn thống nhất nhưng trong thực tế nhiều bản án còn viết với nhiều hình thức khác nhau và chưa đúng mẫu bản án như: Có bản án viết “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có”, bản án khác lại viết “Với thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có”; hoặc “Các hội thẩm nhân dân: 1. Ông Nguyễn Văn A; 2. Bà Nguyễn Thị B” thay vì phải là “Các hội thẩm nhân dân:  Ông Nguyễn Văn A;  Bà Nguyễn Thị B”.

Về địa điểm xét xử: Có bản án viết “… tại trụ sở Tòa án nhân huyện C” hoặc “… tại phòng xử án Trung đoàn X, Quân khu Y” có bản án lại viết “… tại phòng xử án Tòa án nhân dân huyện C”. Theo chúng tôi, nếu vụ án được xét xử tại trụ sở Tòa án thì phải viết “tại phòng xử án” và nếu xét xử tại địa điểm khác ngoài trụ sở thì phải viết “tại hội trường”… mới chính xác. Có bản án chỉ viết “Ngày.. .tháng.. .năm, tại trụ sở Tòa án… xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số: … ngày.. .tháng.. .năm… với các bị cáo” là chưa phản ánh đầy đủ việc xét xử là công khai hay xử kín và theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số… ngày… tháng… năm nào như mẫu bản án đã hướng dẫn.

Mục “Thư ký phiên tòa”: Theo hướng dẫn thì chỉ cần ghi họ tên thư ký của Tòa án nào nhưng hiện nay cũng còn nhiều cách viết khác nhau như: “Thư ký phiên tòa: Ông Đinh Đức T”; “Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Đ, Thư ký Tòa án nhân dân thành phố QN, tỉnh QN”; “Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Đ, Thư ký Tòa án nhân dân thành phố QN” thay vì chỉ cần viết “Thư ký phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Đ, thư ký Tòa án nhân dân thành phố QN, tỉnh QN” là đủ. Về chức vụ của Kiểm sát viên, có bản án ghi “Kiểm sát viên” có bản án lại ghi “Kiểm sát viên trung cấp”, “Kiểm sát viên sơ cấp”….

Có vụ án, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng vụ án phải hoãn nhiều lần thì HĐXX cũng ghi tất cả các quyết định hoãn phiên tòa vào phần này: “Ngày… theo Quyết định đưa vụ án  ra  xét  xử số: 10/2020/QĐXXST-HS, ngày 29 tháng 7 năm 2020, Quyết định  hoãn  phiên  tòa  số: 06/2020/QĐST-HSST, ngày 14 tháng 8 năm 2020; Quyết định  hoãn  phiên  tòa  số: 07/2020/QĐST-HSST, ngày 24 tháng 8 năm 2020, đối với bị cáo…”; có bản án lại không ghi các quyết định này.

 – Phần lý lịch của bị cáo: Hồ sơ vụ án phản ánh bị cáo không có bí danh hay tên gọi nào khác nhưng có bản án vẫn ghi “Tên gọi khác (bí danh): Không” là thừa. Có bản án không phản ánh nội dung “dân tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch” của bị cáo. Bị cáo sinh ngày 02/7/2002, phạm tội ngày 30/6/2019 tức là khi phạm tội thì bị cáo mới 16 tuổi 11 tháng 28 ngày nhưng bản án chỉ ghi ở phần lý lịch bị cáo là “Sinh ngày 02/7/2002” mà thiếu mất đoạn “đến ngày thực hiện hành vi phạm tội bị cáo 16 tuổi 11 tháng 28 ngày”. Mặt khác, mẫu bản án số 27-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng TANDTC hướng dẫn “nếu bị cáo trên 18 tuổi thì ghi ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi” theo chúng tôi là chưa thống nhất bởi tuổi của bị cáo chỉ được tính đến thời điểm Tòa án xét xử còn nếu ghi ngày tháng năm sinh của bị cáo thì đó là dữ liệu gắn với một con người suốt cả cuộc đời; đồng thời nếu ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của bị cáo sẽ đảm bảo thống nhất tất cả các bản án trong toàn ngành.

 + Về “nơi cư trú” của bị cáo: Nhiều bản án vẫn dùng từ “Trú tại” theo mẫu bản án cũ (phải ghi là “nơi cư trú” hoặc “nơi thường trú” cho phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Cư trú). Trường hợp bị cáo là quân nhân nhưng bản án chỉ ghi nơi cư trú của bị cáo là tên đơn vị của bị cáo (Ví dụ: “Nơi cư trú: Đại đội 20, Bộ Tham mưu Quân khu X”)  mà không ghi đầy đủ địa danh địa lý nơi đơn vị của bị cáo đóng quân là chưa đầy đủ. Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Dân sự và Điều 16 Luật Cư trú thì: Nơi cư trú của quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân; nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Dân sự.

 + Về “trình độ văn hóa (học vấn)”: Một số bản án còn nhầm lẫn giữa trình độ hiểu biết và trình độ chuyên môn của bị cáo nên phản ánh nội dung này trong bản án chưa đúng với nhiều cách viết khác nhau như: “trình độ văn hóa: Đại học”, “trình độ văn hóa: Cử nhân xây dựng”; “trình độ văn hóa: 10/12”; “trình độ văn hóa: lớp 10”; “trình độ học vấn: Lớp 10/12”; “trình độ văn hóa (học vấn): 11/12”… Học vấn là khái niệm chỉ mức độ của việc học mà một người đã đạt tới, bao gồm nhiều cấp bậc như: tiểu học, trung học, đại học… Ở mỗi cấp bậc như thế, ta có thể gọi là một trình độ. Do đó, có thể hiểu rằng trình độ học vấn chính là trình độ hiểu biết do học hỏi mà có. Song, hiện nay, trình độ văn hóa đang được đánh đồng là trình độ giáo dục phổ thông mà theo đó, trình độ văn hóa được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông (được thể hiện trong mẫu Sơ yếu lý lịch). Tuy nhiên, việc hiểu trình độ văn hóa như trên là chưa đúng, bởi theo nghĩa rộng, trình độ văn hóa còn bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần của một cá nhân trong đó chứa đựng cả cách sống, lối sống. Còn trình độ giáo dục phổ thông là trình độ của mỗi người tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập ở các bậc học phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông). Người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao, thậm chí vẫn bị coi là thiếu văn hóa. Có người trình độ học vấn thấp, nhưng ứng xử xã hội chuẩn mực vẫn là người có văn hóa. Do đó, mục “trình độ văn hóa (học vấn)” trong mẫu bản án hiện nay theo chúng tôi nên thay thế bằng cụm từ “trình độ học vấn” cho phù hợp.

 + Về “Tiền án, tiền sự; nhân thân”: Ghi nội dung này trong bản án chưa đúng, có bản án chỉ ghi tiền án, tiền sự mà không ghi nhân thân của bị cáo; có bản án ghi tiền án của bị cáo không đúng từ ngữ pháp lý như “Tiền án: Bản án số 30/STHS ngày 19/5/2004 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh TQ xử phạt 06 tháng tù treo, thử thách 12 tháng về tội Trộm cắp tài sản; Tiền sự, nhân thân: Không”. Có bản án ghi “Tiền án, tiền sự, nhân thân: Không”.

Đối với một số biện pháp xử lý hành chính, nhiều bản án chỉ ghi ở mục “Nhân thân”: “Bị cáo bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường (hoặc bị đưa vào trường giáo dưỡng, đi cai nghiện bắt buộc) theo Quyết định số… ngày… tháng… năm… của ….” mà không ghi cụ thể thời gian bị áp dụng các biện pháp này từ khi nào đến khi nào do đó không có cơ sở để nhận biết là tính đến ngày phạm tội thì bị cáo đã được coi là chưa bị xử lý hành chính hay không. Có bản án còn ghi cả những lần bị cáo bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính nhưng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì hành vi đó đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính vào mục “tiền sự”.

 – Về những thành phần tham gia tố tụng tại phiên tòa: Có bản án xác định thừa hoặc sai tư cách tố tụng như: Bản án xác định một người tham gia phiên tòa với tư cách tố tụng là “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” nhưng họ không yêu cầu Tòa án giải quyết nội dung gì, quá trình xét xử Tòa án cũng không xem xét, giải quyết gì đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Trường hợp này hay xảy ra với người mua tài sản ngay tình và tài sản đó do bị cáo trộm cắp được và bán cho họ hoặc trường hợp trước khi mở phiên tòa, đại diện gia đình bị cáo đã tự nguyện thỏa thuận bồi thường xong cho bị hại.  

Nhiều bản án, khi ghi lý lịch của bị hại là tổ chức, cơ quan, đơn vị nhưng không xác định rõ địa chỉ của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó. Có trường hợp người làm chứng đã chết sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng trong bản án lại xác định “Người làm chứng Nguyễn Văn A; vắng mặt có lý do”…

2.2. Phần “Nội dung vụ án

Phần này phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Ở phần này, câu văn được HĐXX sử dụng “là loại câu chủ động, thể hiện rõ hành động và ý chí của các đối tượng được đề cập trong bản án” [2]. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy ở phần này còn một số tồn tại sau:  

– Một số bản án chép lại gần như nguyên văn nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát về diễn biến hành vi phạm tội trong đó thống kê lại đặc điểm toàn bộ vật chứng của vụ án đã thu giữ và xử lý nên làm bản án dài và trùng lặp.

– Ghi quan điểm của Kiểm sát viên (KSV), của người tham gia tố tụng tại phiên tòa trong giai đoạn tranh luận chưa đầy đủ nên chưa phản ánh rõ nét hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, thể hiện ở việc:

+ Có bản án phản ánh đầy đủ đề nghị của KSV về các điểm, khoản, điều của BLHS, BLTTHS để giải quyết phần hình sự nhưng phần các biện pháp tư pháp, xử lý vật chứng thì KSV lại không nêu các điều luật viện dẫn để giải quyết.

+ Có bản án không nêu ý kiến của người làm chứng hoặc nêu không đầy đủ quan điểm của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của bị hại mặc dù các chứng cứ này trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa đều có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án. Cá biệt có bản án, mặc dù người làm chứng, bị hại, đương sự có mặt và tranh tụng tại phiên tòa nhưng trong bản án lại ghi “Trong quá trình điều tra, người làm chứng khai nhận:… ”. Có bản án, mặc dù những lời khai của người làm chứng rất quan trọng và những lời khai này đều được các bên đưa ra khi tranh tụng tại tòa, nhưng vì người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa nên HĐXX cũng không ghi vào trong bản án.

+ Có bản án chỉ nêu quan điểm đề nghị của KSV và lời nói sau cùng của bị cáo mà không phản ánh quan điểm bào chữa của bị cáo mặc dù kiểm tra biên bản phiên tòa cho thấy bị cáo có bào chữa và vì vậy nên bản án cũng không ghi được những ý kiến đối đáp của KSV với bị cáo, người bào chữa cho bị cáo. Có bản án, mặc dù HĐXX biết KSV nêu nội dung luận tội đúng nhưng đề nghị viện dẫn điều luật sai song tại tòa, HĐXX không hỏi lại để KSV đính chính mà vẫn ghi vào trong bản án các điều luật nhầm lẫn đó nhưng ở phần “Nhận định của Tòa án” thì HĐXX không lập luận gì về nội dung này.

+ Có bản án khi đại diện VKS tại phiên tòa thay đổi tội danh truy tố bị cáo nhưng bản án cũng không nêu lý do gì và ý kiến của bị cáo ra sao trước sự thay đổi đó. Ví dụ: VKS trước đó truy tố bị cáo tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS; bản án viết: “Tại phiên tòa sơ thẩm hôm nay, vị đại diện VKSND tỉnh HT giữ quyền công tố tại phiên tòa đã thay đổi tội danh của cáo trạng đã truy tố, phân tích các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như nhân thân, tâm lý bị cáo trong quá trình phạm tội, từ đó đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Văn H khoảng từ (04 năm đến 04 năm 06 tháng) tù về tội “Vô ý làm chết người” theo khoản 1 Điều 98 BLHS. Miễn xét về phần dân sự….”.

– Việc lựa chọn chứng cứ chứng minh để nêu trong bản án còn thiếu khoa học: Có bản án viện dẫn chứng cứ quá dài, có những chứng cứ mà nội dung không liên quan gì đến việc giải quyết vụ án. Có bản án lại ghi cả những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố vào phần này. Cá biệt có bản án còn ghi nhầm quan điểm giải quyết của HĐXX mà lẽ ra phải được đưa vào phần “Nhận định của Tòa án” vào phần “Nội dung vụ án”.

– Sử dụng từ ngữ pháp lý chưa phù hợp. Ví dụ: “Quan điểm của Vị đại diện VKSND…..: Sau khi phân tích….., Vị cho rằng…….; Vị Kiểm sát viên quyết định giữ nguyên nội dung bản cáo trạng….; Vị còn đề nghị HĐXX… ” . Sử dụng từ ngữ chưa thống nhất như: “ông kiểm sát viên”;“vị đại diện VKS”;“ông công tố viên”;“đại diện VKS” hoặc “đồng bọn” trong vụ án đồng phạm hay “tịch thu, sung quỹ nhà nước” (phải là “tịch thu sung vào ngân sách nhà nước”)…

2.3. Phần Nhận định của Tòa án

Phần này phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy:

– Việc phân định các đoạn văn trong dấu [ ] nhiều bản án chưa hợp lý thể hiện ở chỗ: Thông thường, HĐXX nhận định đánh giá về hành vi, quyết định tố tụng của người và cơ quan tiến hành tố tụng trước khi giải quyết các vấn đề của vụ án; nhưng có bản án thì HĐXX lại đặt mục này ở cuối cùng của phần “Nhận định của Tòa án” là chưa phù hợp bởi việc xem xét tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của người và cơ quan tiến hành tố tụng là tiền đề trước khi xem xét, giải quyết các nội dung khác của vụ án. Mặt khác, có bản án chia quá nhỏ các nội dung trong dấu [ ] mà không phân định theo mỗi tình tiết hoặc các nhóm tình tiết của vụ án khiến bản án bị rối vì quá nhiều mục.

Có bản án, HĐXX phân tích, đánh giá và giải quyết hết các nội dung của vụ án xong và ở mục cuối cùng, trước khi quyết định mới ghi: “ [9] Xét đề nghị Viện kiểm sát về tội danh, điều luật áp dụng, mức hình phạt, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của các bị cáo, biện pháp tư pháp và xử lý vật chứng là phù hợp nên HĐXX chấp nhận”. Nếu viết bản án như vậy thì không sai; tuy nhiên chưa thể hiện rõ tính tranh tụng tại phiên tòa. Lẽ ra, các ý kiến của KSV, của người tham gia tố tụng đề nghị tại phiên tòa phải được HĐXX khẳng định chấp nhận (hoặc không chấp nhận vì lý do gì) tại mỗi mục dấu [ ] mà HĐXX giải quyết trong phần này của bản án, như vậy mới đảm bảo tính lô gic, tức là thể hiện tính tranh tụng rõ nét trong việc giải quyết các nội dung vụ án của HĐXX. Ví dụ: “… từ sự phân tích nêu trên, HĐXX có cơ sở khách quan và căn cứ pháp lý để kết luận: Bị cáo Nguyễn Văn T đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 BLHS năm 2015. Do vậy, ý kiến của ông KSV tại phiên tòa có cơ sở chấp nhận; ý kiến của người bào chữa cho bị cáo về việc bị cáo phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là không có cơ sở chấp nhận”. Thực tế, nhiều bản án chưa phản ánh đầy đủ nội dung tranh tụng tại phiên tòa và thường thuộc hai trường hợp là: (1) quá trình tranh tụng, các bên có tranh luận nội dung đó nhưng không được HĐXX phản ánh vào bản án và (2) quá trình tranh tụng, HĐXX quên không đưa vấn đề đó ra cho các bên tranh luận nên bỏ sót không đưa vào bản án.

– Một số bản án chưa nêu được mục đích, động cơ phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội hoặc điều kiện sinh sống và giáo dục của bị cáo, nhất là trong trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi. Một số bản án xét xử các vụ án đồng phạm nhưng HĐXX không phân tích làm rõ hình thức đồng phạm, không xác định rõ vai trò của từng bị cáo trong vụ án nhưng trong quyết định của bản án lại áp dụng các quy định về đồng phạm (Điều 17 và Điều 58 BLHS) với các bị cáo.

– Khác với phần “Nội dung vụ án” ở trên; ở phần này, câu văn được HĐXX sử dụng là “loại câu bị động tức là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào, chủ yếu nhằm chỉ đối tượng của hoạt động” [3]. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ trong một số bản án còn chưa phù hợp, thiếu tính pháp lý thể hiện ở việc: Nhiều bản án hay sử dụng từ “Tại phiên tòa hôm nay” trong khi vụ án từ khi khai mạc đến khi tuyên án phải kéo dài ngày; vậy “hôm nay” xác định trong bản án là hôm nào? Sử dụng từ “tang vật” trong khi BLTTHS xác định đó là “vật chứng”. Bản án đã được HĐXX nghị án xong và tuyên án nhưng trong phần này bản án vẫn nêu “Khi quyết định hình phạt, HĐXX sẽ cân nhắc, xem xét tính chất mức độ tội phạm đã thực hiện, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của các bị cáo đủ để giáo dục cải tạo và có tác dụng đấu tranh phòng ngừa chung” hoặc “về nhân thân: các bị cáo là người có nhân thân tốt thể hiện các bị cáo là người chưa có tiền án, tiền sự và người lao động”. Có bản án nêu những nhận xét, đánh giá mang tính cảm quan như “từ những đánh giá trên, nghĩ cần thiết phải cách ly bị cáo Nguyễn Văn T ra khỏi đời sống xã hội….”. Hoặc “về nhân thân: ba bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; về tình tiết giảm nhẹ: 03 bị cáo chưa có tiền án, tiền sự… ”.

– Bản án viết chưa đúng mẫu; bản án viết cùng một nội dung nhưng chưa thống nhất với nhau giữa ngay trong một Tòa án hoặc giữa các Tòa án với nhau. Ví dụ: Mẫu bản án của TANDTC hướng dẫn các nội dung cần phải có trong bản án nhưng có bản án lại chép nguyên văn mẫu này vào bản án và đánh giá của HĐXX lại mập mờ, không rõ như: “ [1] Phân tích tính hợp pháp của các hành vi tố tụng: Về hành vi, quyết định tố tụng … của … trong quá trình … đã cơ bản thực hiện đúng thẩm quyền ….; [2] Phân tích chứng cứ buộc tội và gỡ tội đối với các bị cáo:…”. Nhiều bản án sau khi phân tích hành vi khách quan của bị cáo thì HĐXX đã trích dẫn cả điều luật của BLHS về tội danh mà bị cáo đã phạm vào bản án nhưng nhiều bản án lại không trích dẫn điều luật BLHS bị cáo bị xét xử vào bản án. Có bản án nêu cả quyền kháng cáo của người tham gia tố tụng thành một mục trong phần “Nhận định của Tòa án” nhưng có bản án thì không có mục này.

– Về biện pháp tư pháp: Nhiều bản án áp dụng pháp luật thiếu chính xác như thay vì áp dụng khoản 1 Điều 584, khoản 1 Điều 585, khoản 1 Điều 589 BLDS thì lại ghi áp dụng Điều 584, Điều 585, Điều 589 BLDS. Có trường hợp được HĐXX xác định tư cách tham gia tố tụng trong bản án là “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” nhưng phần này HĐXX lại không nêu họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gì đến vụ án; thực tế thì họ không có yêu cầu, đề nghị gì nhưng phần “Quyết định” của bản án lại tuyên họ có quyền kháng cáo bản án là thiếu lô gic và chưa chính xác. Cá biệt, một số vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” chưa xác định đầy đủ tư cách của chủ sở hữu phương tiện (là bị đơn dân sự) nên không buộc bị đơn bồi thường thiệt hại.

– Phần ghi quan điểm của HĐXX về xử lý vật chứng:  Nhiều bản án chưa nêu được căn cứ pháp luật để HĐXX xử lý các vật chứng của vụ án mà chỉ ghi  chung chung là “… đối với các vật chứng….là những vật không có giá trị nên tịch thu tiêu hủy” nhưng trong phần quyết định của bản án lại tuyên “…áp dụng Điều 47 BLHS, căn cứ Điều 106 BLTTHS để tịch thu tiêu hủy…” là thiếu lô gic và chưa đúng các điểm, khoản của điều luật được áp dụng.

– Mục [Về án phí], có bản án viện dẫn khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 BLTTHS; có bản án lại viện dẫn khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 BLTTHS và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14; có bản án viện dẫn khoản khoản 2 Điều 136 BLTTHS và Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 cùng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14 nhưng có bản án lại chỉ nêu “Bị cáo Nguyễn Văn T phải chịu án phí hình sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật”.

– Về việc giải quyết các biện pháp ngăn chặn: Trước khi xét xử bị cáo phạm tội “Đánh bạc”, bị cáo bị Tòa án ra lệnh “Cấm đi khỏi nơi cư trú”; khi xét xử, bị cáo bị phạt tiền; HĐXX nhận định trong bản án và quyết định trong phần quyết định của bản án là “hủy quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú trước đó” với bị cáo nhưng có bản án cũng vẫn xét xử tội đánh bạc như vậy thì HĐXX lại không quyết định hủy biện pháp ngăn chặn này. Tương tự như vậy, bị cáo bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” thì có HĐXX lại nhận định trong bản án là “tiếp tục áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với bị cáo cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật” chứ không đưa vào phần quyết định nội dung này, có HĐXX lại không đề cập gì đến nội dung này trong bản án.  

2.4. Phần quyết định

Phần này phải phản ánh đầy đủ nội dung theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 260 BLTTHS. Mẫu viết bản án tại Nghị quyết số 05/2017/NQ- HĐTP (19/9/2017) không hướng dẫn HĐXX phải ghi áp dụng “điểm g khoản 2 Điều 260 BLTTHS” vào bản án. Tuy nhiên, nghiên cứu các “Quyết định” của những bản án đã được công bố cho thấy có rất nhiều cách tuyên với nội dung và hình thức khác nhau và không thống nhất về hình thức và nội dung như:

– Nhiều bản án sử dụng từ “Căn cứ” theo đúng mẫu bản án của TANDTC, nhiều bản án lại sử dụng từ “Áp dụng”.

– Cách tuyên án cũng khác nhau: Nhiều bản án tuyên căn cứ các điều luật về tội danh; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, án phí sau đó mới tuyên bố bị cáo phạm tội. Nhiều bản án lại tuyên bố bị cáo phạm tội gì sau đó mới tuyên áp dụng điều luật ở từng mục (hình sự, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, án phí …).

Quyết định về án phí: Tương tự như phần “Nhận định của Tòa án” đã nêu trên, có bản án viện dẫn khoản 2 Điều 136 BLTTHS và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14; có bản án chỉ viện dẫn khoản 2 Điều 136 BLTTHS; có bản án lại viện dẫn cả khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 BLTTHS và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14…như: Có bản án tuyên: “Vì các lẽ trên, căn cứ điểm g khoản 2 Điều 260 BLTTHS; Quyết định: 1. Về hình sự: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn A phạm tội Giết người; áp dụng khoản 1 Điều 123 điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS xử phạt bị cáo…..”. Có bản án lại tuyên: “Vì các lẽ trên, Quyết định: 1. Tuyên bố bị cáo Lê Thái Ng phạm tội Đánh bạc; áp dụng khoản 1 Điều 321… BLHS xử phạt bị cáo Lê Thái Ng 20.000.000 đồng”. Bản án khác tuyên: “ Vì các lẽ trên, Quyết định: [1] Căn cứ vào khoản 1 Điều 321 BLHS; tuyên bố bị cáo Lê Văn T phạm tội đánh bạc; áp dụng điểm s khoản 1 Điều 51……BLHS xử phạ t…”. Có bản án lại tuyên tất cả các điều luật được áp dụng ngay sau từ “Quyết định” như: “Vì các lẽ trên, Quyết định: Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 173; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52; Điều 55; khoản 2 Điều 56 BLHS. Căn cứ Điều 136 BLTTHS và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH 14… Tuyên bố bị cáo Nguyễn Huy D phạm tội …; phạt bổ sung 5.000.000 đ. Về án phí: Bị cáo Nguyễn Huy D phải nộp 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm …”. Có bản án lại tuyên trong “Quyết định” cả các điều luật của BLTTHS về thẩm quyền của Tòa án như “Vì các lẽ trên, Quyết định: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 268, Điều 269 và Điều 299 BLTTHS; tuyên bố bị cáo Luyện Văn Đ phạm tội giết người; căn cứ khoản 2 Điều 123; điểm … BLHS xử phạt bị cáo ….”. Có bản án do bị cáo và bị hại đã thỏa thuận xong phần bồi thường trước khi xét xử thì HĐXX lại ghi “Vì các lẽ trên, Quyết định: 1. Về tội danh và hình phạt… 2. Về trách nhiệm dân sự: Miễn xét”.

– Về quyết định của Hội đồng xét xử với việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án để đảm bảo thi hành án cũng không thống nhất: Có bản án ghi trong phần Quyết định “Tiếp tục tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm để đảm bảo cho việc thi hành án (có Quyết định tạm giam riêng của Hội đồng xét xử)”. Có bản án lại tuyên “Áp dụng khoản 1 Điều 329 BLTTHS tiếp tục tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án để đảm bảo thi hành án”; nhiều bản án không tuyên các nội dung này trong quyết định của bản án mà HĐXX thảo luận, quyết định nội dung này và được ghi trong biên bản nghị án sau đó HĐXX công bố quyết định này sau khi tuyên án.

– Đối với những bản án tuyên bị cáo còn phải có nghĩa vụ thi hành án dân sự (quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí …) thì theo hướng dẫn của Công văn số 99/TANDTC-KHXX ngày 01/7/2009 về thi hành Luật Thi hành án hình sự, tại phần cuối cùng Quyết định của bản án phải ghi “Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự”. Tuy nhiên nhiều bản án lại không ghi nội dung này. Ngoài ra, một số bản án do chưa cập nhật nội dung Luật Thi hành án hình sự 2019 đã có hiệu lực thi hành nên trong bản án vẫn tuyên “trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự”  (Điều 69 là của Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã hết hiệu lực thi hành) là không chính xác.

>>> Xem thêm: Các bước bình luận án, bản án trong nghề luật

– Nhiều quyết định của bản án trong mục xử lý vật chứng lại ghi lại đặc điểm của toàn bộ các vật chứng trong vụ án là không cần thiết hoặc tuyên tịch thu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, tài sản do phạm tội mà có nhưng lại không xác định những tài sản, vật chứng đó là của ai. Có trường hợp không áp dụng Điều 128 BLTTHS để kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án mà chỉ tuyên “tạm giữ xe mô tô … để đảm bảo thi hành án”.


Tìm kiếm có liên quan: Kỹ năng tóm tắt bản an, Cách tóm tắt bản án hình sự, Cách tóm tắt quyết định, Cách tóm tắt nội dung bản an dân sự, Cách tóm tắt bản an phúc thẩm, Cách thức viết bản án, Cách đọc bản an, Cách làm một bài bình luận bản An, Tóm tắt bản án dưới dạng tình huống, Tiểu luận bình luận bản an dân sự, Tiểu luận bình luận bản án hành chính, Bình luận bản án hình sự

Bản án hình sự là gì?

Bản án hình sự là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án hình sự hoặc là quyết định của toà án thừa nhận.

Phân loại bản án hình sự?

Bản án hình sự gồm có: Bản án hình sự sơ thẩm và bản án phúc thẩm, cụ thể:
Bản án sơ thẩm: Là bản án được tuyên tại phiên xét xử sơ thẩm. Xét xử sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên của một vụ án theo thẩm quyền của từng cấp toà án. Ví dụ Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội như các tội xâm phạm an ninh quốc gia;…Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã ban hành mẫu và hướng dẫn viết bản án hình sự sơ thẩm thống nhất trong toàn ngành.
Bản án phúc thẩm:
+ Là bản án được tuyên tại phiên toà phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
+ Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền