Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức của Thẩm phán

Chuyên mụcThảo luận pháp luật, Văn bản Luật Thẩm phán

Nghề Thẩm phán

Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.

 

Xem thêm: Quy trình để trở thành một thẩm phán ở Việt Nam

 

Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức của Thẩm phán

Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức của Thẩm phán được Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia ban hành ngày 04/7/2018, kèm theo Quyết định Số: 87/QĐ-HĐTC, theo đó Thẩm phán có 8 chuẩn mực ứng xử như sau:

I. ng xử khi thực hiện nhiệm vụ

1. Những việc Thẩm phán phải làm:

a) Thực hiện việc giải quyết các vụ việc được phân công theo đúng quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm dân chủ, nghiêm minh, khách quan trong giải quyết các vụ việc; lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;

c) Giải thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật;

d) Tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quađến vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết đúng nơi quy định;

đ) Từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật;

e) Phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Những việc Thẩm phán không được làm:

a) Những việc pháp luật quy định công dân không được làm;

b) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật;

c) Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc;

d) Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

đ) Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;

e) Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng;

g) Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực;

h) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác;

i) Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

II. ng xử tại cơ quan

1. Những việc Thẩm phán phải làm:

a) Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;

b) Giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, đơn vị; tôn trọng và thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan; phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Tích cực thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định khác về cán bộ, công chức và thi hành công vụ;

d) Chấp hành quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý. Khi thực hiện quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý, nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó là vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp với thực tế thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra;

đ) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị;

e) ng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của lãnh đạo và đồng nghiệp; hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Những việc Thẩm phán không được làm:

a) Thực hiện không đúng thẩm quyền, lạm quyền, vượt quyền;

b) Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác;

c) Trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ, công chức.

III. ng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí

1. Thẩm phán chỉ phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu về xét xử, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan thông tấn, báo chí khi được cấp lãnh đạo có thẩm quyền phân công theo đúng quy định của pháp luật.

2. Khi chưa ban hành bản án, quyết định, Thẩm phán không được phát biểu công khai quan điểm của mình về việc giải quyết vụ việc.

3. Thẩm phán không được cung cấp bản án, quyết định cho thông tấn, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, trừ các hình thức đã được pháp luật quy định.

4. Thẩm phán có thể tham gia phỏng vấn, khảo sát dựa trên kinh nghiệm công tác chuyên môn để phục vụ nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế khi hoạt động này không gây ảnh hưởng đến giải quyết vụ việc.

IV. ng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Thẩm phán phải thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế của Tòa án, cơ quan, đơn vị khi quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Thẩm phán không được lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.

V. ng xử tại nơi cư trú

1. Thẩm phán phải thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia sinh hoạt và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ ở nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn th và nhân dân.

2. Thẩm phán phải tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến nhân dân.

3. Thẩm phán không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.

VI. ng xử tại gia đình

1. Thẩm phán phải xây dựng gia đình có văn hóa; thực hiện nghiêm chính quyền và nghĩa vụ công dân; có nếp sống văn hóa theo phong tục tập quán và truyền thống Việt Nam.

2. Thẩm phán phải tuyên truyền, giáo dục, vận động thành viên trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

3. Thẩm phán không được để thành viên trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của Thẩm phán để vụ lợi.

4. Thẩm phán không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ li.

VII. ng xử tại nơi công cộng

1. Thẩm phán phải chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng; ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức của Thẩm phán.

2. Thẩm phán phải kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật.

3. Thẩm phán không được lợi dụng chức danh của mình để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội.

4. Thm phán không được tiếp tay hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật.

VIII. ng xử đối với các hoạt động ngoài nhiệm vụ xét xử

1. Thẩm phán phải ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử.

2. Thẩm phán được viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động có thu nhập khác theo quy định của pháp luật, trừ những việc có thể ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức của Thẩm phán.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức của Thẩm phán, bộ quy tắc đạo đức thẩm phán, đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán, tòa án nhân dân tối cao, đạo đức người thẩm phán, đạo đức nghề thẩm phán

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền