Bài tập tình huống môn luật ngân hàng

Chuyên mụcLuật ngân hàng Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tổng hợp các bài tập tình huống môn Luật ngân hàng (có gợi ý đáp án) thường gặp trong các đề thi được biên soạn và sắp xếp theo nội dung chương trình học. Xin chia sẻ để bạn tham khảo!

..

Những nội dung liên quan:

..

Bài tập tình huống Luật ngân hàng

Download tài liệu về máy

Bài tập tình huống Luật ngân hàng

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Bài tập tình huống Luật ngân hàng ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Mục lục:

Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng

  1. Khái quát về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
  2. Khái quát về luật ngân hàng
  3. Quan hệ pháp luật ngân hàng

Chương 2. Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương 3. Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

  1. Khái niệm, đặc điểm, các loại hình tổ chức tín dụng
  2. Thủ tục thành lập, điều kiện hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thanh lý tổ chức tín dụng.
  3. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát tổ chức tín dụng
  4. Hoạt động của tổ chức tín dụng

Chương 4. Pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ và ngoại hối (tự nghiên cứu)

  1. Pháp luật về quản lý về tiền tệ
  2. Pháp luật về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

Chương 5. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng

  1. Khái quát về tín dụng ngân hàng.
  2. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay
  3. Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng khác

Chương 6. Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

  1. Khái niệm dịch vụ thanh toán
  2. Quy chế pháp lý về tài khoản thanh toán
  3. Pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng

Bài tập tình huống Luật ngân hàng Chương 1

(Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng)

Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào được coi là hoạt động ngân hàng.

Tình huống 1: Công ty A có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ký kết hợp đồng với công ty B với nội dung cho A cho B vay số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn 6 tháng, lãi suất trả trước, mức lãi suất 1.2%/tháng.

Tình huống 2: Ông C chuyển tiền cho người thân qua bưu điện với số tiền là 10 triệu đồng.

Tình huống 3: Ông A, bà B và cô C hùn vốn với nhau thành lập công ty TNHH xây dựng Thiên Thanh. Công ty này thường nhận tiền gửi từ các thành viên trong công ty và người thân trong gia đình ông A, B, C để cho vay.

Tình huống 4: Một công ty Hàn Quốc (gọi tắc là A) đến Văn phòng luật sư B nhờ tư vấn với yêu cầu sau: Phía công ty Hàn Quốc muốn cung cấp một dịch vụ thanh toán tiêu dùng ưu việt bằng cách mở tài khoản cho toàn thể nhân viên của công ty A, sau đó A sẽ cấp cho một mỗi nhân viên 1 thẻ thanh toán. Với thẻ thanh toán này, người lao động được quyền mua hàng hóa, dịch vụ ở bất cứ nơi đâu có liên kết với A với số tiền thanh toán vượt tối đa gấp 3 lần lương cơ bản hằng tháng của chủ tài khoản. Giá trị thanh toán vượt quá đó được tính theo lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Mục đích của A là không mong muốn thành lập ngân hàng ở Việt Nam vì những ràng buộc pháp lý về vốn pháp định, người quản lý….Hơn nữa, A không có ý định tham gia vào toàn bộ các hoạt động ngân như là một ngân hàng. Hỏi: Theo các anh (chị) hoạt động trên có là hoạt động ngân hàng không? Tại sao? => Không do quy mô không lớn và chỉ phục vụ cho người lao động của công ty.

Tình huống 5: Công ty cổ phần thương mại đầu tư dịch vụ X liên kết với công ty TNHH tin học Y, theo đó, khách hàng mua sản phẩm tại công ty Y được quyền vay không cần tài sản bảo đảm tại công ty X tới 100 triệu đồng.

Bài tập tình huống Luật ngân hàng Chương 2

(Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Bài tập tình huống Luật ngân hàng Chương 3

(Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng)

1. Tổng công ty đầu tư xây dựng X chuyên thực hiện những dự án, công trình lớn, cần thời gian lâu dài, vì thế công ty rất cần nguồn vốn dài hạn. Trong khi đó, để vay được ngân hàng nguồn vốn này thì lại cần nhiều điều kiện. Do đó, công ty đã có kế hoạch sẽ thành lập riêng một tổ chức tín dụng trực thuộc để huy động vốn phục vụ đầu tư xây dựng. Theo anh (chị) kế hoạch trên của công ty có thực hiện được không khi đứng trên góc độ pháp luật, nếu được anh (chị) hãy tư vấn cho công ty cách thực hiện.

=> Trong trường hợp của công ty X để có thể huy động vốn nhanh và phù hợp với chuyên môn thì công ty X nên lập một công ty cho thuê tài chính hoặc một công ty tài chính tốt nhất nên là cho thuê tài chính…

2. Để tăng cường vốn tự có, công ty tài chính A đã thực hiện các hoạt động sau:

a) Phát hành các loại giấy tờ có giá có thời hạn khác nhau để huy động vốn: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. => Cần xem lại nếu hợp đồng vốn tổ chức thì được phép còn cá nhân thi không được phé[.

b) Nhận tiền gửi 1 năm dưới dạng tiết kiệm có thưởng. => Không được phép chỉ cá nhân mới gửi tài khoản.

c) Tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng khi gửi tiền bằng đồng USD. => Không được phép do không được hợp đồng ngoại tệ nếu có giấy phép thì được phép.

d) Thực hiện chương trình khuyến mãi: “gửi tiền được bảo hiểm”. Theo đó khách hàng nào gửi tiền trên 1 tỷ đồng sẽ được công ty mua bảo hiểm nhân thọ. => không được do bh nhân thọ là cho cá nhân

Hỏi, trong các hoạt động trên hoạt động nào được phép và không được phép thực hiện? Vì sao?

3. Theo báo cáo của ngân hàng Y về tình hình kinh doanh của mình, Giám đốc chi nhánh ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng đặt trụ sở đã lập kiến nghị đặt ngân hàng Y vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và gửi lên Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Thống đốc đã xem xét và ra quyết định kiểm soát đặc biệt với nội dung như sau:

– Đặt ngân hàng Y vào tình trạng kiểm soát đặc biệt do tổ chức này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

– Thời hạn kiểm soát đặc biệt là 3 năm.

– Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt gồm 3 ông là:

+ Trần Văn A – Vụ trưởng Vụ tín dụng ngân hàng Nhà nước.

+ Nguyễn Minh B – Cán bộ phòng quản lý các tổ chức tín dụng (ông này chồng của bà Phạm Thị C – là kiểm soát viên của ngân hàng Y).

+ Bùi Văn D – Thành viên Ban kiểm soát ngân hàng X.

Quyết định kiểm soát đặc biệt trên đã được gửi cho toàn bộ các chi nhánh ngân hàng Nhà nước còn lại, cơ quan công an, cơ quan báo pháp luật.

Trong quá trình thực hiện việc kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đã ra những quyết định sau đây:

– Chỉ đạo Giám đốc tổ chức tín dụng phân loại nợ hợp lý để lập kế hoạch thanh toán.

– Đình chỉ quyền điều hành của phó giám đốc ngân hàng Y do phát hiện ông này đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để phê duyệt nhiều hợp đồng cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng.

– Miễn nhiệm và đình chỉ công tác đối với trưởng phòng tín dụng ngân hàng.

– Tham gia vào Hội đồng tín dụng và đình chỉ việc giải ngân cho một số hợp đồng tín dụng đã ký kết.

– Yêu cầu ngân hàng Z cho ngân hàng Y vay đặc biệt để nhằm phục hồi khả năng thanh toán của ngân hàng Y.

Anh(chị) hãy nhận xét về các hành vi trên của Thống đốc ngân hàng Nhà nước và Ban kiểm soát đặc biệt.

=> Xét về quyết định lập ban kiểm soát. Theo quy định của pháp luật thành viên của ban kiểm soát đặc biệt không được là người có liên quan đến thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và cổ đông lớn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Như vậy trong trường hợp này ông Nguyễn Minh B có vợ là thành viên ban kiểm soát của ngân hàng Y => ông không được là thành viên ban kiểm soát đặc biệt => quyết định thành lập của Thống đốc là trái pháp luật. Thứ 2 việc công bố rộng rãi quyết định này là chưa hợp lý.

Về quyết định của ban kiểm soát.

Với các quyết định:

– Chỉ đạo Giám đốc tổ chức tín dụng phân loại nợ hợp lý để lập kế hoạch thanh toán.

– Đình chỉ quyền điều hành của phó giám đốc ngân hàng Y do phát hiện ông này đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để phê duyệt nhiều hợp đồng cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng.

– Tham gia vào Hội đồng tín dụng và đình chỉ việc giải ngân cho một số hợp đồng tín dụng đã ký kết. => Điều 10 Thông tư 07.

=> Là phù hợp vì nó thược thẩm quyền được quy định tại Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên 2 quyết định:

– Miễn nhiệm và đình chỉ công tác đối với trưởng phòng tín dụng ngân hàng.

– Yêu cầu ngân hàng Z cho ngân hàng Y vay đặc biệt để nhằm phục hồi khả năng thanh toán của ngân hàng Y.

Là trái pháp luật do theo điểm c khoản 2 điều 148 thì việc đình chỉ phó giảm đốc khi ông này có hành vi sai phạm sẻ do hợp đồng qt quyết định còn ban kiểm soát đặc biệt chỉ là người kiến nghị. Việc yêu cầu ngân hàng Z cho Y vay là vượt quá thẩm quyền của ban kiểm soát đặc biệt.

Bài tập tình huống Luật ngân hàng Chương 4

(Pháp luật về quản lý nhà nước về tiền tệ và ngoại hối – tự nghiên cứu)

Bài tập tình huống Luật ngân hàng Chương 5

(Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng)

1. Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân X. Ông A sở hữu 12% vốn cổ phần của công ty Y. Ông này đồng thời là thành viên Ban kiểm soát công ty tài chính Z (có vốn tự có là 500 tỷ đồng).

a) Doanh nghiệp tư nhân X muốn vay của công ty tài chính Z 5 tỷ đồng trên cơ sở tài sản bảo đảm của ông A là quyền sử dụng đất và nhà gắn liền với đất trị giá 7 tỷ. Công ty tài chính Z có chấp nhận cho vay không? Vì sao? => công ty Z sẻ không chấp nhận vì về nguyên tắc doanh nghiệp tư nhân X không có sự độc lập về tài chính với ông A vì vậy việc cho doanh nghiệp tư nhân X vay củng chính là cho ông A vay vì va6yt heo k1 k3 điều 126 do ông A là thành viên bks tổ chức tài chính Z nên Z sẻ không cho vay.

b) Công ty Y muốn vay của công ty tài chính Z 30 tỷ đồng trong thời hạn 1 năm, biết lãi suất hiện tại là10%/năm. Tài sản bảo đảm là toàn bộ nhà xưởng và dây chuyền sản xuất của công ty được định giá là 35 tỷ đồng. Hỏi công ty tài chính Z có chấp nhận cho vay không? Vì sao? => do ông A năm trên 10% cổ phần công ty Y và là thành viên ban kiểm soát nên theo k1 điều 127 ông thuộc đối tượng hạn chế cho vay. Số tiền vay là 30 tỷ = 6% vốn của công ty tài chính => công ty tài chính sẻ không cho vay.

c) Giả sử công ty Y được chấp nhận cho vay theo trường hợp trên. Do công ty Y vi phạm nghĩa vụ trả nợ, công ty tài chính Z ra thông báo và quyết định xử lý tài sản bảo đảm nói trên để thu hồi nợ. Số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm là 30 tỷ đồng. Do đó, công ty Y đã nhờ ông A đã dùng phần vốn góp trị giá 5 tỷ đồng của mình tại công ty tài chính Z để thay thế nghĩa vụ trả nợ trên của công ty. Hỏi công ty tài chính Z có chấp nhận phương án trả nợ này không? Vì sao? => không theo khoản 5 Điều 126 cầm cho vay trên cơ sở nhận tài sản đảm bảo là vốn góp của ngân hàng.

2. Ông A là đại diện theo pháp luật của công ty THNN X. Ngày 14/3/2011, Ông A ký hợp đồng tín dụng số 546/2011 với ngân hàng Y. Nội dung hợp đồng: số tiền vay: 800 triệu đồng, mục đích xây dựng nhà xưởng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất: 1,2%/tháng. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của ông A trị giá 2 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng vào ngày 14/3/2011.

Ngày 17/7/2011, Công ty X có văn bản thay đổi người đại diện, theo đó ông B sẽ là người đại diện mới của công ty. Tuy nhiên, vào ngày 20/7/2011. ông A vẫn lấy danh nghĩa là người đại diện công ty X ký tiếp hợp đồng tín dụng số 305/2011 với ngân hàng Z. Nội dung hợp đồng: số tiền vay 500 triệu đồng, lãi suất: 1,2 %/ tháng, thời hạn vay 10 tháng, mục đích là mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ông A đã đem thế chấp tại ngân hàng Y. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 20/7/2011.

Giả sử, sau khi công ty vay được 800 triệu đồng theo hợp đồng tín dụng số 546/2011, nhưng lại không dùng để xây nhà xưởng mà dùng để mua phương tiện vận chuyển. Hành vi của công ty như vậy là đúng hay sai? Ngân hàng sẽ xử lí thế nào? (1,5 điểm)

Hợp đồng tín dụng số 305/2011 có hiệu lực pháp lý hay không? (1,5 điểm)

Giả sử hợp đồng tín dụng số 305/2011 có hiệu lực.

a) Việc đem tài sản là quyền sử dụng đất đã thế chấp tại ngân hàng Y để tiếp tục thế chấp tại ngân hàng Z có được không? Nếu được thì phải thoả mãn điều kiện gì? (1,5 điểm)

b) Đến ngày 14/3/2012, công ty X không trả nợ cho ngân hàng Y, nên ngân hàng đã ra thông báo xử lí tài sản thế chấp. Hỏi trong trường hợp này, ngân hàng Z có quyền thu hồi nợ trước hạn đối với hợp đồng tín dụng số 305/2011 hay không? Việc xử lí tài sản thế chấp này như thế nào? (2,5 điểm)

3. Ngày 15/3/2012, công ty A (do ông X là người đại diện theo pháp luật) ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng B vay số tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay: 5 tháng, tài sản bảo đảm là ngôi nhà thuộc sở hữu của bà Y. Hợp đồng thế chấp đã được ký kết và công chứng nhưng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Khoản nợ đến hạn nhưng công ty A đã không trả nợ được cho ngân hàng, do đó ngân hàng đã tự động trích 100 triệu đồng từ tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng để thu hồi nợ, đồng thời có văn bản thông báo về việc này cho công ty biết. Hỏi hành vi của ngân hàng là đúng hay sai? => hành vi của ngân hàng là sai xử lý tài sản đảm bảo trước sau đó nếu không đủ thì yếu cầu công ty A thanh toán thêm. Việc trích tiền không có sự đồng ý của A là xâm phạm quyền sở hữu của A (trừ trường hợp có thỏa thuận trước).

Sau khi có văn bản yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, công ty đã gửi thông báo từ chối thanh toán với lý do công ty không hề sử dụng số tiền này mà ông X đã sử dụng toàn bộ. (Có bằng chứng là sổ sách của công ty không hề ghi nhận số tiền nói trên). Hỏi: lý do mà công ty đưa ra có chấp nhận được không? => không cần xét hợp đồng td của A và ngân hàng. => chủ thể vay, việc vay phục vụ cho hợp đồng công ty ý chí tự nguyện => hợp đồng có hiệu lực thì công ty phải có nghĩa vụ trả nợ.

Khi ngân hàng làm thủ tục kê biên xử lý ngôi nhà của bà Y để thu hồi nợ. Bà Y đã không đồng ý với lý do hợp đồng thế chấp mà bà đã ký vô hiệu. Anh(chị) hãy nhận xét về lý do mà bà Y đưa ra. => không hợp đồng này chỉ chưa phát sinh hiệu lực mà thôi do chưa đăng ký vì vậy theo 134 BLDS.

Bài tập tình huống Luật ngân hàng Chương 6

(Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán)

1. Công ty A ký hợp đồng mua của Công ty B một lô hàng trị giá 5 tỷ đồng. Công ty A sau khi nhận hàng đã phát hành séc cho Công ty B đòi tiền tại Ngân hàng X nơi Công ty A có tài khoản.

Sau khi phát hành séc, Công ty A kiểm tra lại và thấy rằng lô hàng không đảm bảo chất lượng, số lượng theo hợp đồng, có dấu hiệu của hiện tượng lừa đảo.

Giám đốc công ty A không muốn thanh toán số tiền trên. Giám đốc công ty A đã nhờ anh (chị) (LS) tư vấn. Anh (chị) sẽ tư vấn như thế nào?

2. Ngày 15/3/2008, ông A ký phát hành sec trị giá 100 triệu đồng để trả tiền mua hàng cho người bán là ông B.

Ngày 30/3/2008, do cần tiền sửa nhà nên ông B ký hậu chuyển nhượng cho doanh nghiệp C kinh doanh vật liệu xây dựng.

Ngày 20/4/2008, doanh nghiệp này đem tờ sec nói trên đến ngân hàng X là tổ chức cung ứng sec để yêu cầu thanh toán và đã bị ngân hàng này từ chối thanh toán với lý do đã hết thời hạn thanh toán. Hỏi: lý do mà ngân hàng đưa ra là đúng hay sai? => Sai – khoản 4 Điều 71.

Giả sử ngày 10/4/2008, doanh nghiệp C đem tờ sec này đến ngân hàng X yêu cầu thanh toán nhưng bị từ chối với lý do tiền trong tài khoản của ông A không đủ để thanh toán. Hỏi:

a) Ngân hàng có quyền từ chối không? => được chỉ thanh toán khi đủ các điều kiện về hình thức séc và số tiền trong tài khoản người phát hành còn đủ.

b) Doanh nghiệp C phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? => yêu cầu thanh toán 1 phần và lập giấy xác nhận từ chối thanh toán phần còn lại hoặc khi ngân hàng từ chối C có quyền yêu cầu lập giấy xác nhận từ chối thanh toán.

c) Giả sử cũng trong ngày 10/4/2008, ông A ra thông báo cho ngân hàng X yêu cầu đình chỉ thanh toán sec, do đó khi doanh nghiệp C đem tờ sec đến ngân hàng yêu cầu thanh toán thì bị ngân hàng này từ chối với lý do đã có yêu cầu đình chỉ thanh toán sec từ người ký phát. Hỏi: việc ngân hàng từ chối thanh toán là đúng hay sai? => Sai – Điều 73.

[Download] Đáp án bài tập tình huống Luật ngân hàng

Download tài liệu về máy

Đáp án bài tập tình huống Luật ngân hàng

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Giải bài tập môn Luật ngân hàng ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tìm kiếm có liên quan: Bài tập tình huống tín dụng ngân hàng có lợi giải, De thi trắc nghiệm luật ngân hàng có đáp an, DE thi Luật ngân hàng, Câu hỏi lý thuyết luật ngân hàng có đáp an, Bài tập tình huống Luật ngân sách nhà nước, Bài tập tình huống Luật ngân hàng Chương 3, Bài tập tình huống nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Bài tập thẩm định tín dụng có đáp án, Các dạng bài tập tín dụng thi vào ngân hàng, Bài tập về chi phí tín dụng thương mại, Bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại PDF, Bài tập lớn ngân hàng thương mại, Câu hỏi và bài tập tín dụng ngân hàng

Các phương pháp xác định lãi suất cho vay?

Lãi suất phi rủi ro: Là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro mất khả năng hoàn trả nợ vay. Chỉ có lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành dựa trên cơ sở đấu thầu tín phiếu mới có thể xem là lãi suất phi rủi ro.
Lãi suất huy động vốn: Là lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huy động tiền gửi. Lãi suất huy động vốn (Rd) có thể xác định như sau:
R d = R f + R td
Trong đó:
Rf: Lãi suất phi rủi ro xác định thông qua đấu thầu tín phiếu Kho bạc.
Rtd: Là tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng.
Lãi suất cơ bản: Là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất cơ bản có thể xác định theo công thức:
R cb = R d + R TN
Trong đó:
Rcb: Lãi suất cơ bản.
Rd: Lãi suất huy động vốn.
RTN: Tỷ lệ thu nhập do đầu tư ngân hàng.
Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản: NHTM thường dựa vào lãi suất cơ bản để xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng sau khi điều chỉnh rủi ro. Công thức xác định lãi suất cho vay như sau:
R = R cb + R th + R ct
Trong đó:
R: Lãi suất cho vay.
Rcb: Lãi suất cơ bản.
Rth: Tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn.
Rct: Tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh.
Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR.
Đối với khoản tín dụng bằng USD, NHTM có thể xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR (London Interbank Offer Rate) hoặc SIBOR (Singapore Interbank Offer Rate). LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London do Hiệp hội các ngân hàng hàng đầu của Anh xác định hàng ngày vào lúc 11:30. Ngân hàng có thể dựa vào LIBOR bằng công thức như sau:
R = LIBOR + R td + R th

Bài tập ngân hàng thương mại Chương 5?

Ngân hàng thương mại Quốc tế mở đợt huy động với những phương thức thanh toán như sau:
a. Tiền gửi loại 18 tháng.
– Trả lãi 6 lần trong kỳ, lãi suất 0,7%/tháng.
– Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,75%/tháng.
– Trả lãi trước, lãi suất 0,68%/tháng.
b. Tiền gửi loại 12 tháng.
– Trả lãi 2 lần trong kỳ, lãi suất 0,67%/tháng
– Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,72%/tháng.
– Trả lãi trước, lãi suất 0,65%/tháng.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi 12 tháng là 10%, với tiền gửi 18 tháng là 5%.
Hãy so sánh chi phí huy động của ngân hàng giữa các hình thức trả lãi đối với từng loại tiền gửi và nêu ưu thế của từng cách thức trả lãi?

5/5 - (14044 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền