Bài tập tình huống luật thương mại 1, 2

Chuyên mụcLuật thương mại Luật thương mại

Dưới đây là một số bài tập tình huống luật thương mại 1, 2 (có đáp án). Xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả như mong muốn.

..

Những  nội dung liên quan:

..

Bài tập tình huống luật thương mại 1, 2

Download tài liệu về máy

Bài tập tình huống luật thương mại 1, 2

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tình huống 1:

Doanh nghiệp tư nhân Z. được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để kinh doanh buôn bán máy bơm nước công nghiệp và gia dụng. Do có việc riêng cần giải quyết, chủ doanh nghiệp muốn ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định. Chủ doanh nghiệp muốn biết: cần phải làm gì và làm như thế nào để:

  1. Hoàn tất các thủ tục cần thiết trong trường hợp này thể theo Luật Doanh Nghiệp?
  2. Không phải chịu thuế trong thời gian ngưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Công ty

Tình huống 2:

Doanh nghiệp tư nhân X. được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với chức năng sản xuất, kinh doanh hàng may mặc. Do gặp khó khăn về thị trường và hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, chủ doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm cơ hội đầu tư khác bằng cách giải thể doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân đó muốn biết:

  1. Có được giải thể doanh nghiệp trong trường hợp này hay không?
  2. Cần phải làm gì và làm như thế nào để giải thể doanh nghiệp trong trường hợp này?

Tình huống 3:

Tranh chấp về việc thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết tại Hội đồng thành viên trong công ty TNHH.

A, B, C và D cùng thỏa thuận thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn X để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ vui chơi giải trí với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. công ty X được Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh K cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 1/1/2016.

Theo Điều lệ công ty được các thành viên thỏa thuận thông qua thì A góp 2 tỷ đồng, B, C, D mỗi người góp 1 tỷ đồng. Cũng theo điều lệ thì A làm Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên. B làm phó giám đốc công ty, C là kế toán trưởng. Các nội dung khác của Điều lệ tương tự như Luật doanh nghiệp 2014.

Đầu tháng 2/2016, A với tư cách là Chủ tịch hội đồng thành viên đã quyết định triệu tập Hội đồng thành viên công ty vào ngày 20/02/2016 để thông qua báo cáo tài chính năm, kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2007. Giấy mời họp đã được gửi đến tất cả các thành viên trong công ty.

A có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV không? Căn cứ pháp lý?

Do bất đồng trong điều hành công ty với A, nên B đã không tham dự cuộc họp Hội đồng thành viên.

Việc làm của B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

D bận đi công tác xa nên đã gọi điện thoại báo vắng mặt, và qua đó ủy quyền cho A bỏ phiếu cho mình.

D có thể ủy quyền cho A qua điện thoại không? Căn cứ pháp lý?

Ngày 20/02/2016, A và C đã tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên và đã bỏ phiếu thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kế hoạch phân chia lợi nhuận 2006 và kế hoạch kinh doanh năm 2016.

Cuộc họp trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Sau cuộc họp Hội đồng thành viên, B đã gửi văn bản tới các thành viên khác trong công ty, phản đối kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2007 vừa được thông qua. Quan hệ giữa B và các thành viên khác trở nên căng thẳng. Trước tình hình này, A lại gửi đơn triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên vào ngày 10/03/2007 với mục đích nhằm giải quyết một số vấn đề phát sinh trong công ty, giấy triệu tập này A không gửi cho B, vì cho rằng có gửi thì B cung không tham dự.

Việc A không gửi giấy triệu tập cho B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Tại cuộc họp của Hội đồng thành viên, A, C, D đã biểu quyết thông qua việc khai trừ B ra khỏi công ty và giảm số vốn điều lệ tương ứng với phần vốn góp của B, và hoàn trả phần vốn này cho B.

Quyết định khai trừ của HĐTV có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Quyết định này cùng với Biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 10/03/2007 đã được gửi cho B và gửi lên phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh K. Phòng ĐKKD căn cứ vào biên bản cuộc họp 3 thành viên công ty X để cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi với nội dung là giảm số thành viên từ 4 người trước đây xuống còn 3 người, và giảm vốn điều lệ của công ty còn 4 tỷ đồng.

Việc làm của Phòng ĐKKD có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Nhận được quyết định này, B làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân thành phố K yêu cầu bác 2 cuộc họp của Hội đồng thành viên vì không hợp pháp; kiên công ty vì đã khai trừ B, kiện phòng ĐKKD vì đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi cho công ty X.

Anh, chị hãy giải quyết vụ việc trên?.

Tình huống 4:

Hải, Hồng và Công cùng tham gia thành lập công ty TNHH Vinh Quang vào tháng 07 năm 2006, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ nhựa với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.

Hải vốn là nhân viên của một Công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân, còn Công là nhân viên hợp đồng của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Y.

Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận Hải góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ), Hồng góp vốn 1 tỷ đồng (chiếm 50% vốn điều lệ) và Công góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ).

Trong bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Hồng giữ chức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp.

Việc góp vốn của các thành viên trong công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

Sau khi Công ty TNHH Vinh Quang đi vào họat động được 5 tháng, 3 thành viên ký kết hợp đồng với Dương, trong đó các thành viên thỏa thuận kết nạp Dương làm thành viên của Công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ô tô tải được các bên định giá 300 triệu đồng.

Do khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho Công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ chồng Dương nên tất cả các thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi thì sẽ chuyển sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã quyết định chi 100 triệu đồng để sữa chữa xe ô tô đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang. Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và lô gô của Công ty TNHH Vinh Quang.

Dương đã trở thành thành viên hợp pháp của công ty chưa? Căn cứ pháp lý?

Sau một thời gian họat động, Công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những tranh cãi giữa các thành viên về phương án kinh doanh của Công ty.

Không bằng lòng với những tranh cãi trên, trong một lần đi giao hàng Dương đã giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của Công ty và tuyên bố rằng đây là lợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó tuyên bố rút khỏi Công ty và đơn phương rút lại chiếc xe ô tô của mình.

Dương có được hưởng khoản lợi nhuận trên không?Vì sao?

Hồng nộp đơn ra tòa với tư cách người đại diện theo pháp luật của Công ty kiện đòi Dương chiếc xe ô tô là tài sản của Công ty và 100 triệu đồng mà Hồng cho là Dương đã chiếm đọat của Công ty.

Hồng có quyền khới kiện không? Việc xử lý tài sản đối với chiếc xe ôtô, 100 triệu tiền nâng cấp xe, và 100 triệu tiền Dương đang nắm giữ được thực hiện như thế nào?

Dương cũng nộp đơn ra tòa kiện rằng Công là nhân viên của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Y nhưng lại tham gia thành lập và góp vốn vào Công ty TNHH và việc Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Y cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH Vinh Quang là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Dương cho rằng Hồng là chủ một doanh nghiệp tư nhân nên không có quyền tham gia sáng lập, góp vốn và điều hành công ty TNHH.

Các thành viên trên có quyền góp vốn vào công ty không? Căn cứ pháp lý?

Tình huống 5:

Công ty A gửi công văn đề nghị giao kết hợp đồng với công ty B vào ngày 12/1/2017, theo đó công ty A đặt mua 100 tấn cà phê với giá 30 triệu/ tấn và thanh toán sau khi công ty A nhận hàng. Công ty B gửi công văn đề ngày 20/01/2017 trả lời công ty A là công ty B đồng ý bán số hàng nói trên cho công ty A, nhưng yêu cầu công ty A thanh toán thành 2 đợt:

  • Đợt 1: khi hợp đồng được xác lâp.
  • Đợt 2 : tại thời điểm công ty B giao hàng cho người vận chuyển do công ty A thuê.

Ngày 28/01/2017 công ty A trả lời chấp nhận yêu cầu trên của công ty B. Cùng ngày công ty B nhận được trả lời chấp nhận của công ty A bẳng Fax. hỏi:

  1. Hãy xác định thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty A và công ty B?
  2. Ai phải chịu trách nhiệm khi hàng hoá của đợt 2 bị hư hỏng do người vận chuyển hàng hoá gặp bão lớn mà họ ko thể chống đỡ được và đã thông báo cho công ty

Tình huống 6:

Ngày 15.01.2017 Giám đốc công ty TNHH A gửi đồng thời qua máy fax của công ty đến công ty cổ phần B và công ty TNHH C thư chào bán một xe xúc đất chuyên dụng trong xây dựng đề “Kính gửi Quý Công ty” với cùng một nội dung. Thư này đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại BLDS 2015. Trong đó thời hạn giao hàng là 7 ngày kể từ khi bên chào bán nhận được chấp thuận mua hàng, thời điểm cụ thể do các bên thỏa thuận. Ngày 20.1.2017 công ty TNHH A nhận được một bản fax của công ty cổ phần B do Giám đốc công ty này ký với nội dung đồng ý mua chiếc xe đó với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán. Ngày 30.1.2017 Công ty TNHH A lại nhận được một bản fax của công ty TNHH C cũng với nội dung đồng ý mua với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán.

Giám đốc Công ty TNHH A đã quyết định bán chiếc xe trên cho công ty cổ phần B, thời gian giao xe là ngày 25/01/2017 và tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty này.

Hỏi:

  1. Các hợp đồng nào đã được xác lập giữa các công ty nào? Tại sao?
  2. Tranh chấp giữa những công ty nào có thể xảy ra, vì sao?

Tình huống 7:

Công ty L tổ chức khuyến mãi theo hình thức mua 1 tặng 1 theo đó khách hàng mua 1 chai dầu gội hiệu S trị giá 20.000đ được tặng 1 chai dầu gội cùng loại.

Tìm hiểu về Khuyến mại

Hỏi:

  1. Hình thức khuyến mãi này có phải là hình thức giảm giá 50% hay không?
  2. Hình thức khuyến mãi này có cần sự chấp thuận của cơ quan quản lý NN về TM hay không?

Tình huống 8:

Hãy nhận xét về các tình huống sau đây căn cứ vào các qui định của Luật Thương mại 2005:

  1. Văn phòng đại diện của thương nhân A (Quốc tịch Hàn quốc) tại VN ký hợp đồng thuê Công ty TNHH thương mại và dịch vụ B của VN thực hiện một chương trình khuyến mãi cho 1 Sản phẩm do thương nhân A sản xuất tại hệ thống siêu thị Coopmart. Biết rằng Vp đại diện có giấy ủy quyền của thương nhân A.
  2. Trong 1 cuộc bán đấu giá hàng hóa do công ty A tổ chức, Công ty B đã trả giá 1 lô hàng 100 tấn cá phê với giá 600 USD/ tấn, cao hơn giá khởi điểm là 50 USD/ tấn. Sau đó công ty B rút lại ngay giá đã trả và cuộc đấu giá vẫn được tiến hành. Nhưng sau đó không có người tham gia đấu giá nào trả giá cao hơn giá khởi điểm.

Tình huống 9:

Ông A thoả thuận bằng văn bản vớ ông B là giám đốc Công ty thương mại & du lịch HG tại Huế để mở một trang web quảng cáo và xúc tiến các hoạt động kinh doanh của công ty HG trên siêu xa lộ thông tin. Trang web được mở ngày 01/01/2006. Công việc kinh doanh của HG từ đó cũng phát đạt hơn. Từ đó đến nay HG chưa chuyển trả tiền công cho ông A theo thoả thuận là 5% lợi nhuận hàng năm do bán các tour du lịch thông qua trang web.

  1. Căn cứ Luật TM, hãy xác định loại HĐ giao kết giữa ông A và công ty HG.
  2. Căn cứ PL Việt Nam, trong trường hợp trên phải giải quyết như thế nào?

Bạn cần đăng nhập để xem thêm

[Tải xuống] Đáp án bài tập tình huống luật thương mại 1, 2

Download tài liệu về máy

Đáp án bài tập tình huống luật thương mại 1, 2

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến bài tập tình huống luật thương mại có đáp án, bài tập luật thương mại 3, bài tập tình huống giải quyết tranh chấp thương mại, bài tập luật thương mại hàng hóa và dịch vụ có đáp án, bài tập tình huống hợp đồng mua bán hàng hóa, bài tập về hợp đồng thương mại, đề thi môn luật thương mại 1, nhận định đúng sai luật thương mại 2, đề thi luật thương mại 2

Bài tập tình huống giải quyết tranh chấp thương mại?

Công ty cổ phần M trụ sở tại Quận 1, TPHCM ký hợp đồng mua cà phê xay của công ty cổ phần N trụ sở tại Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Tổng trị giá hợp đồng là 2 tỷ. 2 bên thoả thuận bằng lời nói: “Nếu có tranh chấp phát sinh sẽ đưa ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài Thương mại Thành phố Hồ chí Minh”. Tuy nhiên, N giao hàng cho M không đúng chất lượng làm thiệt hại cho M 1 tỷ. Do đó phát sinh tranh chấp.
Yêu cầu:
1) Trung tâm trọng tài thành phố Hồ Chí Minh có giải quyết vụ tranh chấp trên không?
2) Giả sử vụ tranh chấp trên được giải quyết bằng toà án. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết?
Đáp án:
1) Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài – Luật trọng tài 2010: “Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản”.
Kết luận: Trung tâm trọng tài TP Hồ Chí Minh không giải quyết vụ tranh chấp này. Bởi vì thoả thuận trọng tài bằng lời nói không có giá trị pháp lý.
2) Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ – Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…
Kết luận:
Toà án nhân dân TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có thẩm quyền giải quyết. Toà án nhân dân Quận 1 TP.HCM chỉ giải quyết khi có thoả thuận giữa 2 bên M & N về việc lựa chọn toà án này để giải quyết.

Kinh nghiệm giải quyết tình huống tranh chấp thương mại?

– Văn bản áp dụng là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật trọng tài 2010. Tuy nhiên chúng ta là dân không chuyên và cũng không có thời gian. Nên tốt nhất là các bạn nên lướt qua cái đề cương ôn tập của Hội. Sau đó tóm tắt lại các nội dung quan trọng cần sử dụng.
– Không ai thuộc từng câu chữ trong bộ luật để trích dẫn. Nhưng chúng ta  cũng nên ghi nhớ các căn cứ luật này để làm cho giám khảo nể luôn. Tất nhiên là trích dẫn đúng chỗ bạn nhé. Không thì người ta không những không nể mà còn…
+ Thẩm quyền giải quyết của Trọng tài (Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010)
+ Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài (Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010)
+ Toà án phải từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài (Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010)
+ Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài (Điều 7 Luật trọng tài thương mại 2010)
+ Hình thức thoả thuận trọng tài (Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010)
+ Thoả thuận trọng tài vô hiệu (Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010)
+ Xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được (Điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010)
+ Những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Án (Điều 30 Luật tố tụng dân sự 2015)
+ Thẩm quyền của Toà Án nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh/ theo lãnh thổ (Điều 35 – Điều 37 – Điều 39 Luật tố tụng dân sự 2015)
Phương pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh - thương mại

5/5 - (9793 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền