Vì sao Hồ Chí Minh quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước

Chuyên mụcTư tưởng Hồ Chí Minh nguyen-tat-thanh-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc
Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương tây tìm đường cứu nước

Ngày 05/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, qua phương Tây bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm tìm đường cứu nước.

Nội dung chính:

Vì sao Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

– Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung;

– Năm 1901, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành;

– Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp;

– Năm 1919 Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyên Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó;

– Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Nguyên Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được ông tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân ông sử dụng tên Hồ Chí Minh.

Mặc dù tiêu đề mình có đặt là “Vì sao Hồ Chí Minh quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước” tuy nhiên, phần nội dung bên dưới mình sử dụng tên Nguyễn Tất Thành thay vì Hồ Chí Minh bởi thời điểm Hồ Chí Minh sang Pháp là năm 1911 khi Người đang dùng tên Nguyễn Tất Thành.

Hồ Chí Minh

Vì sao Hồ Chí Minh lựa chọn hướng đi sang phương Tây tìm đường cứu nước?

Hồ Chí Minh quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước cụ thể là Pháp là vì các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Cộng hòa Pháp

– Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết

+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.

– Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới

+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị đàn áp đẫm máu…, con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.

+ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…, nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

– Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”

+ Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.

+ Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc

Ý nghĩa của sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911

Việc quyết định ra phong trào để tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam của Nguyễn Tất Thành là một quyết định đúng đắn, mới mẽ đầy sáng tạo và giải đáp cho chúng ta câu hỏi tại sao người lại chọn sang phong trào để tìm con đường cứu nước mà không phải qua các nước khác. Từ đó đã mở ra cho Cách mạng nước ta một phương hướng đấu tranh mới- đấu tranh bằng Cách mạng vô sản, và giành được thắng lợi to lớn đem lại Độc lập – Tự do – Hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Từ đó cho ta thấy được hình ảnh đẹp về một con người sống với tràn đầy niềm yêu thương, có bản lĩnh gan dạ, hết lòng vì tổ quốc.

Một số câu hỏi liên quan đến việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

  • Vì sao Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

  • Vì sao Nguyên Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước

  • Tại sao Bác Hồ lại chọn sang phương Tây

  • Tại sao Nguyên Ái Quốc lại chọn con đường cứu nước là sang phương Tây

  • Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của nguyễn tất thành biểu hiện như thế nào

  • Tại sao Bác Hồ lại chọn phương Tây

  • Vì sao Bác ra đi tìm đường cứu nước mới

  • Vi sao Nguyên Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước

  • Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành

  • Trước khi ra đi tìm đường cứu nước Bác hồ đã dạy học ở đâu

  • Hoàn cảnh Bác ra đi tìm đường cứu nước

  • Cảm nhận về con đường cứu nước của Bác


Các tìm kiếm liên quan đến vì sao Nguyên Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước, vì sao lúc ra đi tìm đường cứu nước hồ chí minh lại chọn con đường sang phương Tây, hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống pháp trước đó, vì sao nguyễn tất thành quyết định đi sang pháp, Vì sao Bác Hồ quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước, con đường cứu nước của Bác có gì khác so với các nhà yêu nước đương thời, tại sao Nguyên Ái Quốc chọn phương Tây, hoat dong cua nguyen tat thanh 1911-1917, hướng đi của Bác có gì mới, nhan xet ve qua trinh hoat dong cua nguyen ai quoc trong nhung nam 1911 1918

Vì sao Bác chọn Pháp là điểm đến đầu tiên?

Vì sao lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn nước Pháp để tìm đường cách mạng giải phóng dân tộc?
– Thứ nhất, Pháp đang là kẻ thù của Việt Nam, Người sang Pháp nhằm tìm hiểu Pháp – tìm hiểu bản chất của kẻ thù đang cai trị mình.
– Thứ hai, trong lịch sử Pháp có cuộc cách mạng và sự ra đời bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789, trong bản tuyên ngôn này đã nêu cao khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”. Vì vậy mà Nguyễn ái Quốc sang Pháp tìm hiểu xã hội Pháp, đất nước Pháp, con người Pháp có thực sự tự do, bình đẳng bác ái như họ đã nói không.
– Thứ ba, Pháp có nền văn minh và khoa học phát triển: tiếp thu nhiều các thành tựu khoa học kĩ thuật, ứng dụng những thành quả nghiên cứu vào lao động sản xuất, mở nhiều trường đào tạo kĩ sư,…tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đứng thứ hai trên thế giới.
– Thứ tư, Người thấy được hạn chế của con đường cứu nước trước đó (tiêu biểu của cụ Phan Bộ Châu và Phân Châu Trinh), do đó Người sang Pháp để từ đó tìm hướng đi mới.

Vì sao Bác chọn con đường cách mạng vô sản?

Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là khi Người giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lê-nin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc mình. Chúng ta biết rằng, mặc dù rất kính trọng các chí sĩ yêu nước của dân tộc, nhưng ngay từ đầu, Hồ Chí Minh không lựa chọn con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… Quá trình tìm hiểu trên thế giới, Người nhận thấy: các cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ không xóa bỏ được áp bức bóc lột. Người cũng không đi theo con đường cứu nước của M.Gan-đi, G.Nê-ru ở Ấn Độ, A.Xu-các-nô ở In-đô-nê-xi-a… Bởi lẽ, Người thấy rất rõ rằng, chỉ có cách mạng vô sản mới thực sự giải phóng dân tộc mình khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, mới thực hiện được độc lập, tự do cho Tổ quốc, hoà bình và hạnh phúc cho nhân dân. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt đó là vào năm 1920. Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh đã cùng với những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước tiến bộ, Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và trở thành người chiến sĩ Cộng sản chân chính. Tháng 7-1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê-nin. Tác phẩm đã giúp Người tìm thấy lời giải cho những câu hỏi lớn về vận mệnh đất nước và con đường giải phóng dân tộc đang đặt ra. Hồ Chí Minh rút ra kết luận quan trọng: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế thời đại. Luận cương của Lê-nin thực sự đem lại cho Hồ Chí Minh ánh sáng mới đầy hy vọng và sự tin tưởng về một tương lai tươi sáng đối với dân ta. Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”1.
Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm xuất sắc về Lê-nin và cuộc Cách mạng Tháng Mười. Ðặc biệt, vào năm 1927, Người viết cuốn sách “Ðường cách mệnh” làm tài liệu huấn luyện cán bộ để chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng. Bằng những cứ liệu lịch sử và sự phân tích sâu sắc, Hồ Chí Minh chỉ ra cho nhân dân Việt Nam thấy rằng: công cuộc đấu tranh giải phóng trong thời đại mới không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, vì đó là “cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”2. Người nhấn mạnh, để làm cách mạng thắng lợi, điều kiện hàng đầu là phải có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công… Người cho rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”3. Hồ Chí Minh kết luận: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê-nin”4.
Hồ Chí Minh nhiều lần đến nước Nga để nghiên cứu, khảo sát ngay tại quê hương cách mạng Tháng Mười. Tại đây Người thấy rõ hơn sự sinh thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Những gì đã diễn ra trước, trong và sau cách mạng Tháng Mười, nhất là việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân, việc tận dụng thời cơ giành chính quyền, cách thức tổ chức xã hội, tổ chức quân đội kiểu mới và những chính sách kinh tế – xã hội, nhất là chính sách kinh tế mới (NEP) của Lê-nin; sức sáng tạo to lớn, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng và tinh thần dũng cảm vô song của các đảng viên, Hồng quân, nhân dân Liên Xô trong các cuộc chiến tranh…, đều được Người nghiền ngẫm và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam sau này.
Thực tiễn thành công của cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy: tính ưu việt của chế độ mới theo lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười được hiện thực hóa: xóa bỏ tận gốc ách bóc lột người lao động, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, thực hiện giáo dục, chữa bệnh không phải trả tiền, người già cô đơn được chăm sóc, nuôi dưỡng. Sự ra đời và phát triển của Liên Xô là tấm gương sáng, để nhân dân các nước trên thế giới noi theo giành độc lập dân tộc và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ thực tiễn nước Nga, Hồ Chí Minh nhận thấy: Việt Nam muốn có độc lập, tự do phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – đảng Mác-xít, Lê-nin-nít chân chính, để lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng vô sản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị – xã hội để tập hợp, đoàn kết toàn dân làm cách mạng. Thành lập Quân đội nhân dân – quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, với phương châm: “người trước, súng sau”, làm lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đấu tranh giành và giữ chính quyền, xây dựng và bảo vệ đất nước… Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, nhân dân và Quân đội ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến đấu giành được nhiều thắng lợi vĩ đại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng trăm năm chế độ phong kiến, đưa lại độc lập, thống nhất cho đất nước, đưa nhân dân ta từ người nô lệ thành người làm chủ xã hội; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á; mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho dân tộc ta, là kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đã giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó đã khẳng định một sự thật: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đi theo con đường cách mạng Tháng Mười, chiến đấu vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào, dù chúng hùng mạnh và thâm  thâm hiểm đến mấy. Thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc, nhân dân ta làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giữ vững chủ quyền lãnh thổ và vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Trong những thời điểm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự khủng hoảng nghiêm trọng, Đảng ta đã thể hiện rõ sự kiên cường và sức sáng tạo to lớn. Trong điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đứng trước nhiều khó khăn, thử thách to lớn trong nước và thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và con đường xã hội chủ nghĩa, được mở ra từ cách mạng Tháng Mười. Đảng đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót; kiên trì về chiến lược, nhưng sáng tạo về phương pháp, biện pháp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn 30 năm qua, trước nhiều khó khăn, thách thức to lớn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới giành được nhiều thắng lợi; đất nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trên con đường đi tới mục tiêu: Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Những thắng lợi và thành tựu to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta suốt chín thập kỷ qua, đã góp phần khẳng định tầm vóc lớn lao, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Đây cũng là minh chứng sinh động về tính đúng đắn của con đường cách mạng Việt Nam theo gương cách mạng Tháng Mười mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn vào những năm đầu của thế kỷ XX. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đi theo con đường do Lê-nin vĩ đại đã vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lê-nin vĩ đại và đối với nhân dân Liên Xô là vô cùng sâu sắc”5.
———————–
1 – Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 562.
2 – Sđd, Tập 2, tr. 296.
3 – Sđd, Tập 2, tr. 289.
4 -Sđd, Tập 2, tr. 304.
5 – Sđd, Tập 15, tr. 397.

5/5 - (19203 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền