Luật sư là gì? Quy trình để trở thành một luật sư ở Việt Nam?

Chuyên mụcBạn có biết?, Cafe Dân Luật hanh-nghe-luat-su

Luật sư là gì?”, “Muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì?”, “Các bước để trở thành luật sư?”, “Có nên làm luật sư?“, “Nghề luật sư có giàu không?”,… Đó là những câu hỏi mà rất rất nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đang nung nấu ý định theo đuổi nghề này.

..

Những nội dung liên quan được tìm kiếm:

..

Tìm hiểu về nghề Luật sư

Mục lục:

  1. Luật sư là gì?
  2. Những thuận lợi và khó khăn của nghề luật sư
  3. Điều kiện hành nghề luật sư
  4. Lĩnh vực đào tạo
  5. Các bước để trở thành một luật sư ở Việt Nam
  6. Nghề luật sư làm gì?
Có nên làm luật sư?
Có nên làm luật sư?

1. Luật sư là gì?

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia.

Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.

Nói đến nghề luật là chúng ta nói đến nghề luật sư. Nghề luật sư là nghề luật tiêu biểu nhất, nghề luật sư thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật.

Những nội dung liên quan:

Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư.

2. Những thuận lợi và khó khăn của nghề luật sư

2.1. Triển vọng nghề luật sư ở Việt Nam

Trước hết, hãy bàn về những triển vọng của nghề Luật sư làm động lực cho những bạn đang theo học ngành Luật để hiện thức hóa ước mơ trở thành một luật sư giỏi và lành nghề.

– Nghề Luật sư là một trong những nghề cơ hội việc làm rộng mở nhất bởi ở bất kỳ thời kỳ nào, một quốc gia cũng cần đến luật pháp. Xã hội càng phát triển thì luật pháp cũng cần thay đổi, bổ sung cho phù hợp và tầm quan trọng của luật pháp đã quyết định đến vai trò của người Luật sư trong xã hội, từ đó kéo theo nhu cầu về đội ngũ Luật sư vững chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ ngày càng tăng, tạo cơ hội lớn cho những người theo học ngành Luật.

Xem thêm những nghề luật khác:

Theo thống kê tại Hội nghị Tổng kết tổ chức hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt động Năm 2021 thì tính đến cuối năm 2020 Việt Nam có 15.107 luật sư trên tổng dân số là 97.582.700 người, tức là chỉ khoảng 1 Luật sư/6.000 dân. Trong khi ở Mỹ cứ 250 người dân thì có 1 Luật sư (1/250), ở Pháp và Singapore là 1/1.000, ở Thái Lan là 1/1.526, ở Nhật là 1/1.546. Do đó, có thể khẳng định rằng nghề luật sư là một trong những nghề triển vọng nhất hiện nay.

– Nghề Luật sư là một trong những nghề được xã hội trọng dụng bởi là những người đại diện cho sự công bằng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

2.2. Khó khăn thách thức của nghề luật sư

– Ngoài những triển vọng thì những người hành nghề Luật sư cũng luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm. Vì họ là những đại diện cho công lí nên không tránh khỏi những mối đe dọa, hiểm nguy có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng từ những những kẻ xấu, những kẻ phạm tội,…

– Trong hành trình đi tìm công lí, để có thể tiếp cận được hiện trường, nhân chứng hay thu thập chứng cứ hoàn thiện hồ sơ, người Luật sư phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Thậm chí, người Luật sư còn có thể vấp phải sự cản trở của các cơ quan, đơn vị chức năng khiến cho việc giải quyết vấn đề trở nên khó khăn và rắc rối hơn.

– Theo thời gian, luật pháp sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với thực tế nên Luật sư luôn luôn phải cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng được yêu cầu ngành nghề.

– Nghề Luật sư luôn tiềm ẩn những cám dỗ, buộc người hành nghề phải giữ vững được tư tưởng và lập trường để bảo vệ cái tốt, chống lại cái xấu.

– …

>>> Xem chi tiết: Những thách thức của nghề luật sư

Thách thức đối với nghề Luật sư trong điều kiện hội nhập kinh tế số hóa

Thứ nhất, sự hạn chế về năng lực và kinh nghiệm của Luật sư Việt Nam hiện nay

Trong điều kiện hội nhập kinh tế số hóa trên phạm vi quốc tế, các Luật sư của thời gian tới sẽ là “Luật sư toàn cầu”. Luật sư phải có khả năng tư vấn, làm việc cho các khách hàng hoặc đối tác của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Để làm được điều đó, đòi hỏi Luật sư phải có sự am hiểu không chỉ là pháp luật Việt Nam mà còn là pháp luật nước ngoài, phải có năng lực sử dụng ngoại ngữ và năng lực hội nhập quốc tế cao. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kinh tế số đi cùng với đó là sự hình thành các phương thức kinh doanh mới xuất hiện, chưa có tiền lệ, kiến thức pháp lý cũng liên tục được đổi mới đặt ra yêu cầu cho các Luật sư phải không ngừng cập nhật thông tin để có thể tư vấn cho khách hàng cũng như xử lý hiệu quả các tình huống liên quan trong cuộc sống. Thực tế tại Việt Nam, số lượng Luật sư có chuyên môn sâu, có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý, giải quyết các vụ việc tranh chấp mang tính quốc tế là rất ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Do vậy, dẫn đến tình trạng là phần lớn các vụ tranh chấp thương mại mang tính quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải lựa chọn thuê các tổ chức Luật sư nước ngoài để giải quyết với một mức phí không hề nhỏ.

Thứ hai, áp lực cạnh tranh và đào thải

Mặc dù nhu cầu về nhân sự nghề Luật sư là cao nhưng vẫn xảy ra nghịch lý có những Luật sư bị đào thải khỏi thị trường việc làm do điều kiện phát triển kinh tế tại Việt Nam chưa được đồng đều về mặt địa lý dẫn đến số lượng Luật sư chủ yếu tập trung ở hai địa phương có nền kinh tế phát triển là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự thiếu cân đối này đã tạo ra một áp lực cạnh tranh rất lớn về hoạt động nghề nghiệp của các Luật sư tại hai địa phương này. Đó là chưa kể đến việc bước vào quá trình hội nhập với thế giới, áp lực cạnh tranh không chỉ dừng lại ở các Luật sư trong nước với nhau mà còn là sự cạnh tranh với các Luật sư quốc tế dày dạn chuyên môn, kinh nghiệm đến từ các nước có nền kinh tế phát triển từ rất lâu đời.

Thứ ba, sự tác động của trí tuệ nhân tạo AI

Mặc dù viễn cảnh trí tuệ nhân tạo AI có thể thay thế hoàn toàn Luật sư có lẽ còn khá xa vời, nhưng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý cùng với những ưu điểm vượt trội (dữ liệu lớn, tốc độ tra cứu quy định pháp luật chuẩn xác, nhanh chóng, khả năng dự liệu rủi ro pháp lý toàn diện, chi phí pháp lý thấp và được công khai chi tiết…)  đang dần tạo nên một áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đối với những người hành nghề Luật sư truyền thống[7].

Thứ tư, nguy cơ rủi ro trong việc bảo mật thông tin

Kinh tế số tức là số hóa kiến thức, thông tin. Song song với ưu điểm thì cũng tồn tại rủi ro là việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ, sổ sách có thể dẫn tới thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp bị rò rỉ bao gồm vấn đề bảo mật thông tin, thư tín của cá nhân… Và nếu các thông tin trên không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Theo số liệu từ Kaspersky Security Network, Việt Nam thường xuyên nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất năm 2018[8]. Điều này cho thấy, có một lỗ hổng lớn của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin. Đặc thù của nghề Luật sư là phải hiểu biết tường tận các thông tin của khách hàng, có trách nhiệm bảo mật thông tin, hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Do vậy, thực tế là đang có một áp lực không hề nhỏ đối với Luật sư trong việc bảo mật thông tin của khách hàng trong tình trạng an ninh mạng tại Việt Nam đang còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại như hiện nay.

Thứ năm, Luật sư cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để hội nhập kinh tế số hóa

Kinh tế số sẽ mở ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Kinh tế số được xác định là động lực phát triển quan trọng để đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh trên trường quốc tế. Đi cùng với đó, nghề Luật sư cũng phải có những sự thay đổi nhất định để thích ứng, tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

Chủ động hội nhập: Đội ngũ Luật sư cần tích cực rèn luyện ý chí tự học hỏi, cọ sát, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ với các Luật sư quốc tế; tăng cường nghiên cứu, nắm bắt xu thế mới công nghệ kỹ thuật; tìm hiểu, đáp ứng các điều kiện để được hành nghề luật ở phạm vi toàn cầu. Nhạy bén với thay đổi của thời cuộc, cập nhật kịp thời  thay đổi để bắt kịp chuẩn mực của việc hành nghề Luật sư với đẳng cấp cao hơn.

Nâng cao năng lực chuyên môn: Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn Luật sư địa phương cần quan tâm hơn nữa trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Luật sư. Bản thân các Luật sư cũng cần tự ý thức học tập, nâng cao chuyên môn, kỹ năng hành nghề, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý của cá nhân, tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, Luật sư còn phải cập nhật, bổ sung các kiến thức về công nghệ thông tin, nâng cao kỹ năng sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại để phát huy điểm mạnh, hạn chế rủi ro khi hành nghề.

Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, tin cậy: Đội ngũ Luật sư và các tổ chức hành nghề Luật sư cần có sự hoạch định chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn, nắm bắt đặc trưng của thị trường trong nền kinh tế số để có những thay đổi phù hợp về đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển thị trường… từ đó phát triển, xây dựng hình ảnh, thương hiệu chuyên nghiệp, từng bước nâng cao niềm tin của các cá nhân, tổ chức vào đội ngũ Luật sư của Việt Nam.

Sự hỗ trợ của Nhà nước: Bên cạnh việc hoạch định pháp luật, tạo hành lang pháp lý, định hướng phát triển nghề Luật sư thì sự hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Luật sư trong nước trên trường quốc tế. Sự hỗ trợ này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Luật sư trong nước; khuyến khích các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ Luật sư trong nước; hỗ trợ, cấp kinh phí đào tạo Luật sư phụ vụ cho việc hội nhập nền kinh tế số…

Luật sư, Thạc sĩ LÊ THỊ PHƯƠNG

Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Hồng Long

Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh

Điều kiện hành nghề luật sư

4. Điều kiện hành nghề luật sư

Người có đủ tiêu chuẩn quy định nêu trên muốn được hành nghề luật sư. Điều kiện, tiêu chuẩn tùy theo quốc gia mà có sự khác nhau nhưng nhìn chung thì phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư nhất định.

Chứng chỉ hành nghề được cấp sau khi người theo học lớp luật sư phải trải qua một thời gian tập sự (trừ những đối tượng được miễn thời gian tập sự) phải qua một kỳ thi sát hạch để trở thành luật sư chính thức.

Ngoài ra, luật sư phải có kĩ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc này như: giao tiếp tốt, có khả năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết logic nhanh và hiệu quả, có khả năng làm việc do áp lực và làm việc nhiều đối tượng, nhất quán và có lòng tốt

5. Lĩnh vực đào tạo

Các môn học phù hợp với nghề luật sư: Toán học, Lịch sử, Logic học, Giám định tư pháp, Y khoa, tâm lý học, ngoại ngữ và hùng biện.

6. Quy trình để trở thành một luật sư ở Việt Nam

Để trở thành một luật sư ở Việt Nam là cả một quá trình học tập gian nan. Bạn sẽ trải qua nhiều chương trình đạo tạo khác nhau từ hệ đại học cho đến học viện rồi tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư. Cụ thể các bước để trở thành một luật sư ở Việt Nam gồm:

Các bước để trở thành luật sư
Các bước để trở thành luật sư

Bước 1: Có bằng cử nhân Luật:

Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học (thông thường là 4 năm học)

Bước 2: Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư:

Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp Luật sư.

Bước 3: Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư:

Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng.

Bước 4: Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư:

Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.

Bước 5: Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư:

Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

Bước 6: Hành nghề Luật sư:

Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.

6. Nghề luật sư làm gì?

Nghề luật sư làm gì?

Luật sư làm những công việc chính như:

  • Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhân
  • Giao tiếp với khách hàng và những người khác
  • Nghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật pháp
  • Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luật
  • Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện
  • Chuẩn bị và nộp văn bản pháp luật ví dụ như vụ kiện, khiếu nại, hợp đồng, công việc…

Xem thêm những nghề luật khác:

Luật sư thường giám sát nhân viên hỗ trợ, ví dụ như trợ lý giám đốc. Tùy vào nơi làm việc mà luật sư có những công việc khác nhau.

  • Luật sư hình sự còn được gọi là công tố viên hay luật sư bào chữa
  • Công tố viên làm việc cho chính phủ để nộp đơn kiện hoặc phụ trách, chống lại cá nhân hay công ty bị cho là vi phạm pháp luật
  • Luật sư bào chữa:  làm việc cho những cá nhân hoặc chính phủ để bảo vệ các vị cáo
  • Người tham mưu của chính phủ: thường làm việc trong các cơ quan chính phủ. Công việc chính là viết và giải thích luật, quy định, thiết lập các thủ tục để thực thi chúng cũng như đánh giá luật dựa trên quyết định của các cơ quan
  • Cố vấn của công ty là luật sư làm việc cho một tập đoàn,  tư vấn cho giám đốc điều hành của công ty về các vấn đề  pháp lý có liên quan tới việc kinh doanh như bằng sáng chế, quy định của chính phủ, hợp đồng với các công ty khác, thuế…

Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể, người ta chia luật sư thành các nhóm sau:

  • Luật sư môi trường: đối phó với các vấn đề phát sinh liên quan tới môi trường. Họ có thể đại diện cho các nhóm, các cơ quan xử lý rác thải và các cơ quan chính phủ để đảm bảo những đơn vị đó tuân thủ đúng luật.
  • Luật sư thuế: xử lý hàng loạt công việc liên quan đến thuế của doanh nghiệp hay cá nhân. Họ giúp khách hàng hướng về những quy định thuế phức tạp như thuế cho các hạng mục như thu nhập, lợi nhuận, tài sản…
  • Luật sư sở hữu trí tuệ: bảo vệ trước pháp luật về những vấn đề liên quan đến sáng chế, bằng sáng chế, nhãn hiệu và các công trình trí tuệ như âm nhạc, sách, phim…
  • Luật sư gia đình xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan đến gia đình như ly hôn, nuôi con…
  • Luật sư chứng khoán: làm việc với các vấn đề liên quan đến việc mua bán chứng khoán.
  • Luật sư tranh tụng xử lý các vụ kiện và tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan như tranh tụng hợp đồng, tài sản, thương tích cá nhân… Họ có thể chuyên về một lĩnh vực hoặc kiêm tất cả các lĩnh vực.

>>> Xem thêm: 05 phẩm chất quan trọng mà luật sư cần có

Các tìm kiếm liên quan đến Luật sư là gì, khái niệm nghề luật sư, tìm hiểu về nghề luật sư, yêu cầu của nghề luật sư, nghề luật là gì, chứng chỉ hành nghề luật sư là gì, cảm nghĩ về nghề luật sư, điều kiện học luật sư, luật luật sư, quy trình để trở thành một luật sư ở việt nam, chương trình đào tạo luật sư, làm gì để trở thành luật sư, Những thuận lợi của nghề luật sư, Tương lai nghề luật sư ở Việt Nam, Nhu cầu của xã hội đối với nghề luật sư, Thực trạng nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay, Tiểu luận về nghề luật sư, Mặt trái của nghề luật sư, Cơ hội và thách thức của ngành luật, Xu hướng phát triển nghề luật sư, 

Triển vọng của nghề luật sư ở Việt Nam?

Theo thống kê tại Hội nghị Tổng kết tổ chức hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt động Năm 2021 thì tính đến cuối năm 2020 Việt Nam có 15.107 luật sư trên tổng dân số là 97.582.700 người, tức là chỉ khoảng 1 Luật sư/6.000 dân. Trong khi ở Mỹ cứ 250 người dân thì có 1 Luật sư (1/250), ở Pháp và Singapore là 1/1.000, ở Thái Lan là 1/1.526, ở Nhật là 1/1.546. Do đó, có thể khẳng định rằng nghề luật sư là một trong những nghề triển vọng nhất hiện nay.

Số lượng luật sư ở Việt Nam hiện nay?

Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam hiện có hơn 16.000 luật sư với 4.000 tổ chức hành nghề (công ty luật & văn phòng luật sư).
Thời điểm năm 2009, khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập, có hơn 5.000 luật sư đến năm 2013 là hơn 13.000 luật sư.

5/5 - (89004 bình chọn)

Phản hồi

  1. Có 1 điểm tôi xin góp ý cho bài viết
    “Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).” –> Hiện nay (tính đến T10/2021) chưa có quy định này nhé, trường hợp các bạn ko đạt đủ điểm tại Kỳ kiểm tra do Liên đoàn LSVN tổ chức thì ko phải tập sự lại. Có điều sẽ mất thời gian để chờ đến kỳ kiểm tra tiếp theo, 1 năm sẽ có 2 kỳ kiểm tra.
    Vậy các bạn trẻ lưu ý, hy vọng chúng ta sẽ trở thành đồng nghiệp của nhau.

  2. Được mệnh danh là những “thầy cãi”, luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền