So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Chuyên mụcLuật dân sự Chia thừa kế

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015) có hai trường hợp chia thừa kế là: chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật. Sau đây Hocluat.vn sẽ chỉ ra điểm giốngkhác nhau giữa hai trường hợp chia thế kế này, mời mọi người tham khảo và góp ý.

 

Những nội dung liên quan:

 

So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Điểm giống nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

  • Thừa kế theo di chúcthừa kế theo pháp luật đều là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho những người còn sống.
  • Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản (Điều 611 BLDS 2015).
  • Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết (Điều 613 BLDS 2015). Tất cả đều có quyền từ chối thừa kế.
  • Người không được quyền hưởng di sản là những người được liệt kê tại Điều 621 BLDS 2015.
  • Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước (Điều 622 BLDS 2015).
  • Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS 2015).

So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

  Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật
Khái niệm Thừa kế theo di chúc là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015)
Đối tượng được thừa kế Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật – Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651 BLDS)

– Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS)

– Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654 BLDS)

Hình thức Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627 BLDS) – Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế

– Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản

Trường hợp được thừa kế Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613 BLDS) – Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Điều 650 BLDS)

Thừa kế thế vị Không có thừa kế thế vị Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652 BLDS)
Phân chia di sản Điều 659 BLDS 2015 Điều 660 BLDS 2015
Thứ tự áp dụng Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.
Ví dụ
Vợ chồng A và B có 300 triệu. A để lại di chúc, trong đó chia chia cho hai con trai là C và D mỗi đứa 50% di sản.
Theo đó, A có di chúc nên việc phân chia di sản của A sẽ phân chia theo di sản.
Do tài sản của A và B là 300 triệu. Do đó, di sản của A là 300/2 = 1 50 triệu.
C và D mỗi người 50% di sản, theo đó, C = D = 150/2 = 75 triệu.
Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 644 BLDS, bà B vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo luật:
B = 2/3 x (150/3) = 33,33 triệu
Như vậy, C và D sẽ phải trừ đi một phần ngang nhau để chia cho bà B.
Khi đó, bà B = 33,33 triệu
C = D = (150- 33,33)/2 = 58,33 triệu
Vợ chồng M và N có 200 triệu. M có 80 triệu. Khi chết M không để lại di chúc. Biết M và N có con trai là A và B. Vợ chồng A và H có 01 đứa con là F. A chết cùng với M.
Di sản của M là: 80 + 200/2 = 180 triệu
M không có di chúc nên chia theo pháp luật.
Theo Điều 651 BLDS thì N = A = B = 180/3 = 0 triệu
Do A chết cùng M, nên do đó theo Điều 652 BLDS, F sẽ được 60 triệu của A

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, sự khác biệt giữa thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc, luật di chúc và thừa kế, so sánh di chúc và di tặng, đặc điểm của thừa kế theo di chúc, thừa kế theo di chúc có thế vị không, khái niệm về thừa kế theo di chúc, chế định thừa kế trong bộ luật dân sự 2015, luật thừa kế 2015

5/5 - (8202 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền