So sánh thời hiệu khởi kiện dân sự 2005 và 2015

Chuyên mụcLuật dân sự, Thảo luận pháp luật thoi-hieu

Bộ Luật dân sự 2015 ra đời với những thay đổi cần phải lưu ý, trong đó những quy định về thời hiệu khởi kiện có nhiều thay đổi so với các quy định trong Bộ luật dân sự 2005.

 

Trong những năm qua, quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là một trong những điểm nghẽn trong việc thực hiện hưởng quyền dân sự của công dân.

 

Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua Bộ luật Dân sự( BLDS) năm 2015. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật này có những quy định mới về thời hiệu khởi kiện nhằm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế

 

Bộ luật dân sự 2015 Bộ luật dân sự 2005
Yêu cầu bồi thường thiệt hại 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.
Tranh chấp thừa kế Tài sản thừa kế là bất động sản: Thời hiệu khởi kiện là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Tài sản là động sản: Thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế
10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Ở BLDS 2005, không phân định giữa hai loại tài sản là động sản và bất động sản.
Tranh chấp hợp đồng dân sự Thời hiệu khởi kiện là 03 năm tính từ ngày người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện là 02 năm tính từ ngày người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Yêu cầu xác nhận/bãi bỏ quyền thừa kế 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu 02 năm (thời điểm xác định bắt đầu tính thời hiệu được quy định chi tiết, cụ thể hơn. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015. 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
Những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện – Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
– Trường hợp khác do luật quy định.
– Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước;
– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

 

Quy định trên vừa tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các tranh chấp về di sản thừa kế, vừa nhằm khai thác triệt để công dụng của tài sản.

 

Quyền khởi kiện, trong đó có khởi kiện về thừa kế là quyền của người dân, được nhà nước và pháp luật bảo hộ. Những quy định mới về quyền khởi kiện trong BLDS năm 2015 là công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền dân sự nói chung, quyền tài sản nói riêng của người dân một cách triệt để.

 


 

Các tìm kiếm liên quan đến So sánh thời hiệu khởi kiện dân sự 2005 và 2015: thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự, không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại, thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp nào, không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp, điều 184 bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

  1. Kéo dài thời hạn là tăng thời gian người bị thiệt hại có thể khởi kiện, bảo vệ quyền lợi của mình. Theo mình cái thời hiệu khởi kiện này càng dài càng tốt.

    Và lưu ý một điều, nếu các bên tranh chấp yêu cầu không áp dụng thời hiệu thì tòa vẫn giải quyết và không tính thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên trường hợp này hiếm.

  2. Nhìn chung cũng không có sự thay đổi nhiều, nhưng sự thay đổi nhìn chung sẽ theo hướng kéo dài thời hiệu. Không biết tại sao lại vậy, bạn có thể lý giải để mọi người rõ hơn được không? Có khi nào theo hướng sẽ không còn giới hạn thời hiệu hay không?

    • Cái này là ý của các nhà làm luật, còn theo cách hiểu của mình có thể thời hạn được nâng lên để gia tăng tối đa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Bởi trong thực tế nhiều trường hợp người bị thiệt hại họ không khởi kiện được vì đã quá thời hạn.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền