So sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản

Chuyên mụcLý luận nhà nước và pháp luật Nhà nước tư sản

So sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và nhà nước tư sản (TS) để làm rõ sự giốngkhác nhau cơ bản giữa 2 kiểu nhà nước này.

..

Những nội dung liên quan:

..

So sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản

Sự giống nhau nhau giữa nhà nước XHCN và nhà nước tư sản

Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản đều là cơ sở tồn tại của xã hội loại người tại các giai đoạn lịch sử nhất định.

So sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản

Sự khác nhau giữa nhà nước XHCN và nhà nước tư sản

Chúng ta có thể phân biệt nhà nước XHCN và nhà nước tư sản qua bảng sau:

  Nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Nhà nước tư sản (TS)
Khái niệm Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhà nước tư sản thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân; cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập nên; thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống; hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hòa và quân chủ lập hiến.

 

 

Cơ sở kinh tế Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, lao động là nghĩa vụ đối với mọi người, thực hiện chế độ phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.

 

Lưu ý: chế độ công hữu không phải là phương tiện để xây dựng CNXH mà là mục tiêu cần đạt tới của CNXH (quá trình này diễn ra phụ thuộc vào sự phát triển của llsx)

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất (chủ yếu dưới dạng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền…), được thực hiện thông qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư.
Cơ sở xã hội Quan hệ sản xuất liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân và tầng lớp trí thức, có đặc trưng là: quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân. Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết cấu xã hội phức tạp trong đó có hai giai cấp cơ bản, cùng tồn tại song song có lợi ích đối kháng với nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong hai giai cấp này giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, mặc dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại là giai cấp nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội, chiếm đoạt những nguồn tài sản lớn của xã hội. Giai cấp vô sản là bộ phận đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động chúnh trong xã hội. Về phương diện pháp lý họ được tự do, nhưng không có tư liệu sản xuất nên họ chỉ là người bán sức lao động cho giai cấp tư sản, là đội quân làm thuê cho giai cấp tư sản. Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản còn có nhiều tầng lớp xã hội khác như: nông dân, tiểu tư sản, trí thức…
Bản chất * Tính giai cấp

 

– Sản phẩm của cuộc cách mạng do giai cấp công nhân và nông dân tiến hành

– Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của đượcS, đội tiên phong giai cấp công nhân và nông dân.

– Là công cụ bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng của giai cấp công nhân.

+ Kinh tế: từng bước xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, xây dựng và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân, bảo vệ địa vị của người lao động

+ Chính trị: nhà nước là công cụ của nhân dân lao động trấn áp sự phản kháng của gc thống trị cũ đã bị lật đổ và các thế lực thù địch, phản động, phản cách mạng. Trấn áp của đại đa số đối với thiểu số nhỏ có hành vi chống đối

+ Tư tưởng: truyền bá rộng rãi và bảo vệ vững chắc những tư tưởng CM, KH của chủ nghĩa Mác – Lênin.

* Tính xã hội:

– Là tổ chức của quyền lực chung của xã hội, có sứ mệnh Tổ chức và quản lý các mặt của đời sống, nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

– Không chỉ quản lý, nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện họat động kinh tế – xã hội và quan tâm đến vấn đề con người.

>>> Xem thêm: So sánh bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản

* Tính giai cấp

 

– Thời kì 1: “NNTB là UB giải quyết công việc chung của gia cấp tư sản”: nhà nước đối xử với các giai cấp tư sản hoàn toàn như nhau => nhà nước đều là phương tiện, công cụ giải quyết công việc chung.

– Thời kì 2: “……………tập đoàn TB lũng đoạn” => NNTB sẵn sang tước đoạt, chà đạp quyền lợi nhà tư bản nhỏ và vừa dưới danh nghĩa quốc hữu hóa vì quyền lợi quốc gia.

* Tính xã hội

Đặc điểm chung qua các thời kì:

– Giai đoạn của CNTB tự do cạnh tranh: TS và với là đồng minh chống phong kiến.

+ Cạnh tranh tự do cá thể

+ Chưa có yếu tố độc quyền

– Giai đoạn của CNTB độc quyền lũng đoạn nhà nước hay gđ chủ nghĩa đế quốc: bộ máy bạo lực đàn áp phong trào đấu tranh.

+ Hình thành tập đoàn TB lớn sở hữu tập thể.

+ Xuất hiện sở hữu TB nhà nước (Tập đoàn tư bản khống chế, không phải sở hữu toàn dân).

– Giai đoạn của CNTB hiện đại:

+ Yếu tố tư nhân hóa phát triển mạnh.

+ Người lao động có sở hữu tư liệu sản xuất.

Bộ máy nhà nước * Đặc điểm:

 

– Mang tính nhân dân sâu sắc: tổ chức và hoạt động trên cơ sở sự ủy nhiệm của ND

– Luôn đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền LP, HP, TP (có sự chuyên môn hóa cao, hạn chế là thiếu đồng bộ).

– Các cơ quan quản lý kinh tế phát triển hoàn thiện để thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội và các cơ quan cưỡng chế chuyên nghiệp ngày càng tổ chức thu hẹp lại.

– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

* Các bộ phận cấu thành:

– Nguyên thủ quốc gia: do quốc hội bầu, đứng đầu và thay mặt nhà nước.

– Cơ quan quyền lực nhà nước:

+ Quốc hội: do nhân dân bầu.

+ Hội đồng nhân dân: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, nhân dân địa phương bầu.

– Cơ quan hành chính nhà nước:

+ Chính phủ: quốc hội thành lập.

+ UBND: HĐND thành lập.

– Cơ quan xét xử: tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ.

– Cơ quan kiểm sát: có thẩm quyền rộng.

– Cơ quan quốc phòng, an ninh: tổ chức với đặc thù riêng.

* Đặc điểm:

 

– Nhà nước tư sản có bộ máy phát triển khá phức tạp. Thông thường, sau khi lật đổ được chế độ phong kiến giai cấp tư sản ở các nước kế thừa bộ máy nhà nước cũ, hoàn thiện nó cho thích ứng với điều kiện mới. Ngay cả ở Pháp, nơi cách mạng tư sản được coi là triệt để, bộ máy nhà nước cũ vẫn được duy trì.

– Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức bộ máy nhà nước tư sản là nguyên tắc phân chia quyền lực.

– Đa nguyên, đa đảng: ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ chức họat động.

– Nguyên tắc dân chủ.

* Các bộ phận cấu thành:

– Nghị viện: lập pháp (1 viện, 2 viện).

– Nhà vua hoặc tổng thống.

– Chính phủ: hành pháp – thủ tướng..

– Hệ thống tòa án.

– Hệ thống quân đội – cảnh sát.

– Bộ máy hành chính.

Chứng năng * Đối nội:

 

– Tổ chức và quản lý kinh tế

+ CNXH chỉ có thể cách mạng sức sống và thắng lợi của mình bằng việc đưa ra và thực hiện một kiểu tổ chức lao động cao hơn so với CNTB.

+ Nhà nước xã hộiCN thay mặt nhân dân trực tiếp quản lý tư liệu sản xuất của xã hội.

=> Phải trực tiếp tổ chức và quản lý xã hội

– Giữ vững an ninh chính trị, trấn áp sự phản kháng của các lực lượng chống đối: quan trọng trong gđ CM mới thành công.

– Bảo vệ trật tự pháp luật, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội: đòi hỏi khách quan của xã hội.

+ Cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất, kỹ thuật pháp lý cao.

+ Thường xuyên ktra giám sát việc thực hiện pháp luật.

=> chú trọng phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật.

– Tổ chức và quản lý các mặt khác của xã hội: nếu thực hiện tốt sẽ thể hiện tính ưu việt, uy tín và vị thế nhà nước XHCN.

+ Văn hóa: xây dựng nền văn hóa mới, tiên tiến, dân tộc, đại chúng

+ Giáo dục, đào tạo: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

+ Khoa học, công nghệ

+ Y tế, môi trường

+ Dân số, lao động, việc làm:

+ Giai cấp, dân tộc, tôn giáo: đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết,tôn trọng tự do tín ngưỡng.

* Đối ngoaị:

– Bảo vệ Tổ quốc: coi đây là nhiệm vụ chiến lược.

+ Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; XD nền quốc phòng toàn dân;…

– Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nhà nước khác, các tổ chức quốc tế:

+ Củng cố và tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác lẫn nhau trên tinh thần quốc tế vô sản.

+ Mở rộng quan hệ quốc tế với các nước có chế độ chính trị khác nhau và các tổ chức quốc tế.

– Ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ trên thế giới.

– Tham gia giải quyết các vấn đề chung của thế giới.

* Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản: thực hiện bằng nhiều biện pháp

 

– Dùng pháp luật đề ghi nhận quyền sở hữu tài sản là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

– Dùng các quy định của luật dân sự và các hình phạt của luật hình để bảo vệ quyền sở hữu và trừng phạt những hành vi xâm phạm.

=> Nhà nước tư sản tuyên bố thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu của tất cả các chủ sở hữu trong xã hội, chủ yếu là bảo vệ quyền lợi cuả giai cấp tư sản vì phần lớn tài sản nằm trong tay giai cấp này.

* Chức năng trấn áp: bảo vệ địa vị thống trị và thiết lập trật tự xã hội.

– Sử dụng bộ máy bạo lực đàn áp các cuộc đấu tranh,trấn áp hành vi xâm phạm trật tự xã hội.

– Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng tác động đời sống tinh thần toàn xã hội, tuyên truyền cho hệ tư tưởng tư sản, tê liệt tinh thần phản kháng.

* Chức năng kinh tế – xã hội:

– Giai đoạn đầu: chủ yếu tập trung vào các hoạt động nhằm duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản mà không quan tâm nhiều đến giải quyết các vấn đề bức bách trong xã hội.

– Bắt đầu can thiệp vào cuối giai đoạn thứ 2

+ Mục đích là để tạo ra các đk đảm bảo vật chất kĩ thuật, pháp lý và chính trị cho các họat động sản xuất kinh doanh.

+ Điều tiết nền kinh tế theo hai hướng gần như đối lập:

  • Tác động sự cân đối của nền kinh tế tạo sự ổn định về kinh tế dẫn đến sự ổn định xã hội
  • Khuyến khích cạnh tranh để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

– Giai đoạn 3: do sự phát triển các phong trào dân chủ dân sinh, do sự phát triển của trình độ xã hội, do sự thay đổi của bầu không khí chính trị,do ảnh hưởng phát triển cách mạng trên thế giới mà nhiều NNTS đã chú ý giải quyết các vấn đề xã hội vì quốc kế dân sinh.

* Tiến hành chiến tranh xâm lược khi có điều kiện: chức năng cơ bản ở giai đoạn 1 và 2.

* Phòng thủ và bảo vệ đất nước.

* Xúc tiến và thành lập các liên minh trên thế giới: giai đoạn 3.

Hình thức nhà nước * Hình thức chính thể: Chính thể cộng hòa

 

– Quốc hội được quy định là cơ quan đại biểu cao nhất; cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; do dân trực tiếp bầu ra 1 cách dân chủ; chịu sự giám sát của nhân dân; thành viên Quốc hội có thể bị bãi hoặc miễn nhiệm; không có tình trạng QH bị nước… giải tán trước thời hạn; Quốc hội thành lập chính phủ, chủ tịch.

– Nguyên thủ quốc gia là mắt xích, cơ chế phối hợp hoạt động các cq tối cao trong nhà nước.

– Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện chức năng hành pháp; chịu trách nhiệm trước Quốc hội; không có tình trạng tập thể chỉnh phủ bị giải tán.

– Đảng Cộng sản là chính đảng duy nhất nắm giữ quyền lực nhà nước.

* Hình thức cấu trúc nhà nước

– Đơn nhất: đầy đủ tính chất.

– Liên bang: liên minh trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng-> nhập hay tách là tự quyết, không ép buộc.

* Chế độ chính trị: dân chủ xã hội chủ nghĩa, giáo dục thuyết phục là biện pháp hàng đầu.

>>> Xem thêm:

* Hình thức chính thể

 

– Chính thể quân chủ: hạn chế

+ Quân chủ nhị hợp: vua bị hạn chế quyền lập pháp, hành pháp thì rộng rãi, quyền lập pháp do nghị viện đảm nhiệm

+ Quân chủ nghị viện (đại nghị): vua chỉ mang tính biểu tượng, không thực quyền, nghị viện thực hiện quyền lp, chính phủ thực hiện quyền hành pháp (chính phủ bị quy định bởi nghị viện trên cơ sở Đảng chiếm đa số ghế ở nghị viện, cp có thể bị nv bất tín nhiệm).

– Chính thể cộng hòa

+ Cộng hòa tổng thống: nghị viện lp, tổng thống hp, tổng thống = chính phủ.

+ Cộng hòa nghị viện: nghị viện lp, chính phủ hp,tổng thống đại diện quốc gia (t2 quân chủ đại nghị).

+ Cộng hòa hỗn hợp: tổng thống + nghị viện, nghị viện lp, tổng thống và cphủ hp, cphủ phải chịu trách nhiệm trước tổng thống và nghị viện.

* Hình thức cấu trúc nhà nước:

– Nhà nước đơn nhất: hai biến dạng

+ Cơ quan nhà nước ở địa phương phục tùng tuyệt đối cơ quan nhà nước ở TW.

+ Cơ quan nhà nước ở địa phương có quyền tự trị nhất đinh: do nhân dân bầu ra, nhà nước TW kiểm soát 1 cách gián tiếp.

– Nhà nước liên bang: hình thành bằng nhiều con đường như tự nguyện lien kết, mua hoặc xâm chiếm lãnh thổ của nước khác rồi nhập vào thành1 bang của mình (điển hình nhất là lminh Châu Âu: sau khi liên minh ra đời NNLM mới hình thành theo đúng nghĩa là có bộ máy nhà nước riêng, còn trước đó chỉ có liên minh các nhà nước nhằm thực hiện 1 mục tiêu về kinh tế, chính trị, quân sự….

* Chế độ chính trị:

– Xu hướng chung: xu hướng dân chủ ngày càng thể hiện rõ, nhà nước sử dụng phương pháp dân chủ để thực thi quyền lực nhà nước.

– Yếu tố phản dân chủ có nguy cơ quay trở lại.

>>> Xem thêm: So sánh so sánh hiến pháp tư sản và hiến pháp xã hội chủ nghĩa

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản: sự khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, sự khác biệt về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa với chế độ tư bản chủ nghĩa, khái niệm chủ nghĩa tư bản, so sánh chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, sự khác nhau giữa cnxh và cntb, so sánh, hệ thống chính trị tbcn và xã hộicn, so sánh kiểu nhà nước tư sản và kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, bản chất của cntb, so sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa, so sánh bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước tư sản là gì?

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhà nước tư sản thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân; cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập nên; thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống; hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hòa và quân chủ lập hiến.

5/5 - (38062 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền