Khái niệm, điều kiện để trở thành và các loại chủ thể của Luật kinh tế? Cho ví dụ?

Chuyên mụcLuật kinh tế, Luật thương mại Chủ thể của Luật kinh tế

Trình bày khái niệm, điều kiện để trở thành hủ thể của luật kinh tế và phân tích các loại chủ thể của Luật kinh tế căn cứ vào chức năng hoạt động, vị trí, vai trò và mức độ tham gia vào quan hệ Luật kinh tế?

 

Những nội dung liên quan:

 

Chủ thể của luật kinh tế

Mục lục:

  1. Khái niệm
  2. Điều kiện để trở thành chủ thể của Luật kinh tế
  3. Các loại chủ thể của luật kinh tế

luat-kinh-te

1. Chủ thể của luật kinh tế là gì?

Chủ thể của luật kinh tế là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào những quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh.

2. Điều kiện để trở thành chủ thể của Luật kinh tế

2.1. Được thành lập hợp pháp

Những cơ quan, tổ chức được coi là thành lập hợp pháp khi chúng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc tuân thủ các thủ tục do luật định ra được tổ chức dưới những hình thức nhất định với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động rõ ràng theo các quy định của pháp luật.

2.1. Có tài sản riêng

Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để cho các chủ thể của luật kinh tế tiến hành các hoạt động kinh doanh và quản lý kinh doanh. Trên thực tế tài sản của doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng vốn kinh doanh (vốn pháp định, vốn điều lệ)

huy-dong-von

– Vốn điều lệ là số vốn do tất cả thành viên góp và được ghi vào điều lệ công ty.

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo qui định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

2.3. Có thẩm quyền kinh tế

Thẩm quyền kinh tế là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ về kinh tế được pháp luật ghi nhận hoặc công nhận. Thẩm quyền kinh tế của một chủ thể luật kinh tế luôn phải tương ứng với chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của nó. Như vậy có thể thấy thẩm quyền kinh tế là giới hạn pháp lý mà trong đó các chủ thể luật kinh tế được hành động hoặc phải hành động hoặc không được phép hành động. Thẩm quyền kinh tế trở thành cơ sở pháp lý để các chủ thể luật kinh tế thực hiện các hành vi pháp lý nhằm tạo ra các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho mình.

3. Các loại chủ thể của luật kinh tế:

2.1. Căn cứ vào chức năng hoạt động của chủ thể luật kinh tế gồm:

a) Cơ quan có chức năng quản lý kinh tế

Cơ quan có chức năng quản lý kinh tế là những cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện chức năng quản lý kinh tế , gồm cơ quan quản lý có thẩm quyền chung, cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng.

b) Các đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh

Các đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh trong đó gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cả cá nhân được phép kinh doanh, nhưng chủ yếu là các  doanh nghiệp

2.2. Căn cứ vào vị trí, vai trò và mức độ tham gia vào các quan hệ luật kinh tế thì có các chủ thể sau:

a) Chủ thể cơ bản, thường xuyên của luật kinh tế

Chủ thể cơ bản, thường xuyên của luật kinh tế là các doanh nghiệp.  doanh nghiệp được qui định tại Điều 3 – Luật doanh nghiệp. doanh nghiệp được coi là chủ thể cơ bản, thường xuyên của luật kinh tế vì doanh nghiệp tham gia tất cả các quan hệ kinh tế trên thương trường. Hiện nay chúng ta có 8 loại hình doanh nghiệp. Đó là:

– Doanh nghiệp nhà nước

– Doanh nghiệp tập thể (HTX)

– Doanh nghiệp tư nhân

– Công ty cổ phần

– Công ty TNHH. Gồm 2 loại: Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên.

– Công ty hợp danh

– Doanh nghiệp liên doanh

– Foanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

b) Chủ thể không thường xuyên của luật kinh tế

Chủ thể không thường xuyên của luật kinh tế là các cơ quan quản lý kinh tế do Nhà nước thành lập để thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, như các bộ kinh tế, các tổng cục, ….các cơ quan Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế thì cũng trở thành chủ thể của luật kinh tế.

c) Chủ thể có điểu kiện của luật kinh tế

Chủ thể có điểu kiện của luật kinh tế là các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp như: trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu… Tuy không có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng trong quá trình hoạt động xuất hiện nhiều mối quan hệ kinh tế phục vụ cho hoạt động của đơn vị mình thể hiện bằng các hợp đồng kinh tế. Các tổ chức này chỉ là chủ thể của luật kinh tế khi chúng tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh với các doanh nghiệp nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho.

5/5 - (16889 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền