Phân tích các trường hợp chuyển rủi ro trong quan hệ mua bán hàng hoá

Chuyên mụcLuật thương mại hang-hoa

Chuyển rủi ro hàng hóa là gì

Chuyển rủi ro hàng hóa được hiểu là những những sự kiện bất thường, không cố ý gây ra. Rủi ro đối với hàng hóa là những tốn thất, mất mát, hư hỏng làm ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa do những sự kiện khách quan gây ra.

Các trường hợp chuyển rủi ro trong quan hệ mua bán hàng hoá

Được quy định tại các điều 58, 59, 60, 61 Luật thương mại 2005

Các trường hợp chuyển rủi ro trong quan hệ mua bán hàng hoá

 

– Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

– Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

– Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

b) Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

– Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

–  Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

a) ngoài các trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

b) Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

 


Các tìm kiếm liên quan đến chuyển rủi ro trong quan hệ mua bán hàng hoá, thời điểm chuyển rủi ro trong luật dân sự, chuyển giao rủi ro là gì, thời điểm chuyển giao rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa, chuyển rủi ro đối với hàng hóa, thời điểm chuyển quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán, thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

đánh giá bài viết

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền