Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

Chuyên mụcLuật hình sự Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

Trong thực tế hai tội “Cướp tài sản” và “Cướp giật tài sản” là hai tội danh mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn, kể cả những người học luật, nếu không nắm vững kiến thức cũng thường xuyên nhầm lẫn 02 tội danh này. Nay mình làm một phép so sánh nhỏ nhỏ để mọi người tham khảo.

 

Tội cướp giật tài sản

(Điều 134 Bộ luật hình sự 1999)

Tội cướp tài sản

(Điều 133 Bộ luật hình sự 1999)

Khung hình phạt Phạt tù từ 1 đến 5 năm Phạt tù từ 3 đến 10 năm
Hành vi Lợi dụng sơ hở, dùng thủ đoạn tinh vi để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản Dùng vũ lực, đe dọa làm nạn nhân không thể chống cự.
Trạng thái của nạn nhân Không kịp trở tay Có thời gian để chống cự
Tình tiết tăng nặng Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù:

 

 

– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.

– Hành hung nạn nhân để tẩu thoát.

– Phạm tội có tổ chức.

– Tái phạm nguy hiểm.

– Giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng.

– Dùng thủ đoạn nguy hiểm.

– Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 11% đến 30%.

– Gây hậu quả nghiêm trọng

Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù:

 

– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp

– Phạm tội có tổ chức.

– Tái phạm nguy hiểm.

– Giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng.

– Dùng hung khí hoặc có thủ đoạn nguy hiểm.

– Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 11% đến 30%.

– Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 7 đến 15 năm tù:

 

– Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Giá trị tài sản từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

– Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 31% đến 60%.

Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 12 đến 20 năm tù:

 

– Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Giá trị tài sản từ 200 triệu đến dưới 500 triệu.

– Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe nạn nhân từ 31% đến 60%.

Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 12 đến 20 năm tù:

 

– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên.

– Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc làm chết người.

 

Phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ tăng nặng khung hình phạt lên từ 18-20 năm tù, chung thân hoặc tử hình:

 

– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên.

– Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 61% trở lên hoặc làm chết người.

 

 

Hình phạt bổ sung Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng. – Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng.

Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

– Phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 đến 05 năm.

 

So sánh tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản dựa trên các dấu hiệu của tội phạm

 

Tội cướp tài sản Tội cướp giật tài sản
Chủ thể Người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).

 

Khách thể Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân
Mặt chủ quan Lỗi: cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, chủ thể hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình và trực tiếp mong muốn thực hiện hành vi đó.
Mục đích: chiếm đoạt tài sản. Mục đích chính của chủ thể phạm tội là mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác.
Mặt khách quan -Có hành vi dùng vũ lực: Người phạm tội có hành vi dừng sức mạnh có tính vật chất (sức mạnh vật chất hoặc sức mạnh của vật chất là công cụ, phương tiện phạm tội)tác động vào thân thể của người chủ sở hữu tài sản, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.
-Có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi cụ thể của người phạm tội nhằm biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
-Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự: Được hiểu là những hành vi được thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc những thủ đoạn khác (cho uống thuốc mê. Dùng vũ khí giả để uy hiếp…). Những hành vi này thường không phải là những hành vi tác động bằng sức mạnh vật chất.
Hành vi giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản
Hậu quả: tài sản của người người khác bị chiếm đoạt. Hậu quả của hành vi cướp có xảy ra hay không (tức là có lấy được tài sản hay không), giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về mặt định khung hình phạt. Hậu quả: người phạm tội giật được tài sản.

 

 

Thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định từ lúc người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm.
Hình phạt Quy định tại Điều 168, BLHS 2015 Quy định tại Điều 171, BLHS 2015
đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền