Người đại điện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Chuyên mụcLuật tố tụng dân sự Luật sư

So sánh người đại điện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để làm rõ sự giống và khác nhau cơ bản giữa hai tư cách tham gia tố tụng này.

Mặc dù người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cùng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác với người đại diện theo uỷ quyền.

So sánh người đại điện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Tiêu chí Người đại diện theo ủy quyền Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Khái niệm Người đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Như vậy, người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia tố tụng cũng nhằm mục đích chính là nhân danh và thay mặt đương sự bảo vệ quyền và lợi ích của chính đương sự, tất nhiên, là thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong phạm vi ủy quyền Còn người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng song song cùng với đương sự. Khi tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với đương sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như người đại diện.
Hình thức Hợp đồng ủy quyền bằng văn bản. Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản.
Chủ thể – Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– Có lợi ích trong tố tụng dân sự , có yêu cầu TTDS

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như luật sư, trợ giúp viên pháp lý. (khoản 2 Điều 63)

– Được tòa án chấp nhận tham gia

Phạm vi quyền và nghĩa vụ Người đại diện theo ủy quyền của đương sự sẽ nhân danh, thay mặt đương sự mà mình đại diện thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự đó. (*)

Theo đó, khi tham gia tố tụng dân sự, người đại diện theo ủy quyền sẽ sử dụng tất cả các quyền của đương sự để bảo vệ lợi ích của đương sự, cũng như sẽ thay mặt đương sự thực hiện nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự

– Tham gia tất, trừ vụ ly hôn.

Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chủ yếu bằng việc hỗ trợ, giúp đỡ đương sự về nhận thức pháp luật và bằng việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình

Các quyền này của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hẹp hơn (hay nói cách khác là hạn chế hơn) các quyền của đương sự

Số lượng Trong 1 HĐ ủy quyền cho 1 người Có thể có nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích cho 1 đương sự.

(*) Đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự hoàn toàn có thể thực hiện đầy đủ các quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Sở dĩ có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là bởi vì đương sự (hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự) không đủ kiến thức, hiểu biết cũng như trình độ để tự bảo vệ quyền và lợi ích cho mình (hoặc cho Người mà họ đại diện) và họ phải nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.

Tuyệt nhiên không phải vì đương sự (hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự) không có hoặc không thể thực hiện được các quyền mà tố tụng dân sự đã quy định cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền