Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Chuyên mụcLưu trữ nghệ thuật bắt tay

Bắt tay là một hành động trong giao tiếp, chắc hẳn ai cũng biết điều này. Tuy nhiên đằng sau cái bắt tay là rất rất nhiều điều mang tính nghệ thuật giao tiếp. Điều này không phải ai cũng biết. Trong quan hệ ngoại giao, trong công việc, trong giao tiếp hằng ngày… không thể thiếu những cái bắt tay. Nhưng để có một cái bắt tay “đúng”, cái bắt tay “hay” thì mỗi chúng ta cần phải học hỏi nhiều.

 

Mình có đọc nhiều trên mạng cũng như những cuốn sách dạy giao tiếp, xin trích và tóm tắt những điều cơ bản trong việc bắt tay ở bài viết này để mọi người thao khảo. Mọi người ai có thêm thông tin gì thì bổ sung để tất cả cùng học hỏi nhé.

 

Để có một cái bắt tay đúng, bạn phải trả lời được 03 câu hỏi:

 

1. Bắt tay như thế nào?

 

– Một cái bắt tay nên diễn ra khi hai người cùng đứng hoặc cùng ngồi, phụ nữ có thể ngồi khi bắt tay với đàn ông. Khoảng cách “đẹp” nhất để bắt tay là khi hai người cách nhau khoảng 1m.

– Bắt tay bằng tay phải, ngón cái xòe ra, bốn ngón còn lại khép chặt.

– Cái bắt tay vừa đủ chặt, không nên chặt quá.Rung giật lên xuống khoảng 3 lần, cái bắt tay nên chỉ diễn ra trong vòng 3 – 4 giây. Khi bắt tay với phụ nữ thì chỉ nên nắm ở phần ngón tay.

– Cái bắt tay không nên úp xuống dưới và đè tay người đối diện, điều này thể hiện sự ngạo mạn của kẻ “bề trên”, nên tuyệt đối tránh trong giao tiếp thông thường (trong quan hệ bang giao thì không tránh khỏi điều này ở các nguyên thủ nước lớn, để “để khắc chế” điều này thì phụ thuộc vào sự tài tình của các chính trị gia)

– Ngược lại, cái bắt tay với lòng bàn tay ngửa lên trên là thái độ khiêm nhường, trọng lễ tiết của người bắt tay.

 

2. Bắt tay khi nào?

 

– Khi đàn ông bắt tay với phụ nữ thì phụ nữ nên chủ động đưa tay ra trước.

– Khi bắt tay với người lớn tuổi hoặc vị thế cao hơn (Sếp, cấp trên), thì người lớn tuổi hơn, vị trí cao đưa ra ra trước.

– Nếu bắt tay với nhiều người thì phải phân biệt thứ tự ưu tiên, bắt tay theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.

– Giữa chủ và khách thì người chủ nên đưa tay ra trước.

Quân nhân bắt tay nếu đang đội mũ thì phải đưa tay chào theo điều lệnh mới tiến hành bắt tay.

– Nếu đang đứng trên bậc thang với hai vị trí đứng chênh lệch về độ cao thì không được bắt tay, phải đợi người khác đi lên ngang bằng hoặc chủ động bước xuống cho ngang bằng mới tiến hành bắt tay.

 

3. Bắt tay ở đâu?

 

Cái bắt tay là hành động đẹp ở bất kì đâu. Và trong những dịp đặc biệt như đám cưới, sinh nhật, tết, lễ tất niên, tiệc mừng… thì những cái bắt tay nên diễn ra giữa mọi người.

 

4. Những trường hợp tối kị cần tránh trong bắt tay:

 

– Những người theo Đạo Hồi có quan niệm, tay trái là bàn tay không sạch sẽ nên tuyệt đối không bắt tay bằng tay trái đối với họ.
– Tránh bắt tay chéo nhau đối với người công giáo, vì hình tượng khi bắt chéo tạo nên hình chữ thập. Đối với người Công giáo thì chữ thập là biểu tượng xui xẻo.
– Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
– Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
– Khi bắt tay không nên giữ vẻ mặt quá nghiêm trọng, nên niềm nở và nói đôi lời (tuyệ đối không nói nhiều).
– Không nên bắt tay quá hờ hửng (lỏng lẻo)
– Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên suống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
– Không nên từ chối bắt tay trong bất kì hoàn cảnh nào.

đánh giá bài viết

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền