Mở tivi… bị thu tác quyền âm nhạc – lổ hổng của PL sở hữu trí tuệ

Chuyên mụcThảo luận pháp luật, Tin tức pháp luật Công văn đòi thu tác quyền âm nhạc 25 ngàn đồng/phòng/năm đối với khách sạn sử dụng tivi
Công văn đòi thu tác quyền âm nhạc 25 ngàn đồng/phòng/năm đối với khách sạn sử dụng tivi - Ảnh Báo Tuổi trẻ

Vừa qua, hàng trăm khách sạn ở Thành phố Đà Nẵng bất ngờ nhận được công văn yêu cầu trả tiền tác quyền âm nhạc mới mức thu 25.000 đồng/phòng/năm.

 

Giải thích vấn đề này, người ban hành công văn thuộc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chi nhánh phía Nam nói rằng ở các khách sạn, phòng nào cũng có tivi, mà trên các kênh tivi thì có sử dụng các sản phẩm âm nhạc để phát cho người thuê phòng xem. Chính vì vậy các khách sạn phải trả tiền tác quyền cho các tác giả.

 

Và người ban hành Công văn cũng có viện dẫn hai căn cứ pháp lý là Điểm b Khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Khoản 1 Điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP và nói rằng các khách sạn đã sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng nên việc trả tiền tác quyền là điều phải làm.

 

Tuy nhiên hai căn cứ pháp lý của người này đưa ra cũng chỉ ra việc như thế nào là quyền tài sản trong pháp luật sở hữu trí tuệ chứ không có thêm một giá trị pháp lý nào khác.

 

Ông cũng giải thích thêm, việc các khách sạn mua dịch vụ của các nhà cung cấp truyền hình cáp không bao gồm quyền tác giả các sản phẩm âm nhạc ở trong đó. Chính vì vậy đó là một lý do để các khách sạn phải trả thêm tiền tác quyền. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định 85/2011/NĐ-CP thì việc trả tiền tác quyền, cũng như việc sử dụng tác quyền phải thông qua hợp đồng bằng văn bản, ở đây các chủ khách sạn không kí kết một hợp đồng nào với tác giả, hoặc đại diện của tác giả mà bắt họ trả tiền tác quyền là điều vô lý.

 

Sau vụ việc này mới dẫn đến một vấn đề, pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã phát hiện thêm một lỗ hổng nữa. Hiện tại vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể những trường hợp như thế này thì đối tượng nào phải trả tiền tác quyền. Xét về mặt cảm tính, ở trường hợp này các khách sạn đã mua dịch vụ của nhà đài, nhà đài sử dụng các sản phẩm âm nhạc để cung cấp cho khách hàng, từ những sản phẩm dịch vụ của mình, các nhà đài sẽ có thêm các hợp đồng quảng cáo để kiếm lợi nhuận. Có thể thấy, chính các nhà đài mới là đơn vị hưởng lợi từ các sản phẩm âm nhạc đầu tiên, cho nên trong trường hợp này nên hiểu, tiền tác quyền phải do các nhà đài trả. Người dụng dịch vụ truyền hình họ chỉ mua dịch vụ truyền hình chứ đâu có mua hay yêu cầu cung cấp các sản phẩm âm nhạc đâu mà bắt họ phải trả tiền. Việc làm này cứ như kiểu, “tôi chạy tới trước mặt anh, hát anh nghe thì anh phải trả tiền cho tôi”, điều này là hết sức vô lý.

 

Khi đã có quy định xác định đối tượng phải trả tiền tác quyền thì trong hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình cho khách hàng cũng cần phải có thêm khoản này, phải ghi rõ ai là người phải trả tiền để tránh những sự suy đoán pháp luật, hiểu sai pháp luật một cách đáng tiếc như trường hợp này tại TP Đà Nẵng.

 

Hóng các tổ chức liên quan giải quyết vấn đề này như thế nào khi chưa có văn bản điều chỉnh.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Theo mình, tại khoản 1 ĐIều 23 Nghị đinh 100 có nêu biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình nên mới có việc viện vào căn cứ này để thu tiền tác quyền (khách sạn thì có phải là gia đình đâu nên việc ti vi ở khách sạn có chiếu thì thu tiền là đúng rồi)

    • Đâu có căn cứ để thu tiền các khách sạn bạn ơi. Họ đâu có chủ động phát các chương trình này, lỡ như họ muốn xem đá banh hoặc khách thuê phòng muốn xem gì đó, mở tivi lên chuyển kênh vô tình trúng kênh âm nhạc… lúc đó bảo họ phát nhạc là không đúng rồi.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền