Khi nào được xem là Công dân Việt Nam?

Chuyên mụcLuật quốc tịch, Thảo luận pháp luật Khi nào được xem là công dân Việt Nam

Vừa qua báo chí lùm xùm về việc một “công dân Việt Nam” bị cấm nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều người thắc mắc tại sao công dân Việt Nam lại không được nhập cảnh đi cùng với đó là thắc mắc là khi nào thì một người được xem là “Công dân Việt Nam”.

 

Để giải đáp thắc mắc này, tôi xin trích những quy định về Quốc tịch trong Luật quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:

 

Theo quy định tại Điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam 2008, thì một người được xem là công dân Việt Nam khi có một quốc tịch Việt Nam.

 

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 13 của Luật này có quy định về Quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

 

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 01/7/2009) thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam”

 

Và trong thời hạn 05 năm (hạn cuối là ngày 30/6/2014) thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài đó phải tới cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài để đăng ký tiếp tục giữ Quốc tịch nếu không sẽ bị mất Quốc tịch Việt Nam.

 

Việc dùng khái niệm “Công dân Việt Nam” trên các mặt báo  là một sự “mập mờ” và không rõ ràng. Để biết người đó có phải là công dân Việt Nam hay không thì rõ nhất là nhìn vào Hộ chiếu. Mà đọc hết các báo mạng đưa tin việc này thì tôi chả thấy tấm hình nào chụp cái hộ chiếu của người kia cả. Như vậy thì đâu kết luận được điều gì mà dám dùng từ “Công dân Việt Nam”.

 

Theo quan điểm của tôi, việc cấm nhập cảnh một ai đó thì Hải quan cũng phải làm việc và suy xét dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành, không thể có chuyện muốn cấm là cấm được. Cho nên rất có thể, người được báo chí cho là “Công dân Việt Nam” kia có thể đã không Quốc tịch Việt Nam nữa (vì đã định cư ở nước ngoài và rất có thể là không đăng ký giữ Quốc tịch trong thời hạn 05 năm như luật định).

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền