Học luật ra trường làm gì? Cơ hội việc làm của ngành luật?

Chuyên mụcCafe Dân Luật, Tin tức pháp luật Học luật ra trường làm gì?
(Ảnh minh họa - Nguồn: Hocluat.vn)

Học luật ra làm gì?”, “cơ hội việc làm của ngành luật?”, “nên học luật gì?”, “học luật thi khối nào?”, “học luật ở đâu?”,… là những câu hỏi thường xuyên nhận được rất nhiều sự quan tâm của những bạn trẻ đang có ý định thi tuyển vào trường luật và cả những bạn đã đang là những sinh viên luật.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Nói đến học luật đại đa số chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một người mặc áo choàng dài hiên ngang ngồi trên một bục cao xét xử người phạm tội (thẩm phán), hoặc một luật sư đứng trước tòa để bào chữa cho thân chủ…

Luật sư Việt Nam

Nhưng không phải cứ học luật ra trường sẽ trở thành luật sư, khi tốt nghiệp đại học, cầm trong tay tấm bằng, khi ấy bạn sẽ được gọi là Cử nhân Luật trên thực tế, để trở thành luật sư còn phải qua một quá trình học tập, rèn luyện nữa. Hiện nay chỉ có khoảng 30% sinh viên ngành luật ra trường tiếp tục học lên luật sư và công tác trong tòa án còn lại đa phần đều công tác trong các cơ quan như: Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, phòng công chứng nhà nước, bộ tư pháp …

Học luật ra trường làm gì?

Tùy theo điều kiện cuộc sống, sở thích, trình độ, kỹ năng cử nhân luật ra trường có thể làm việc tại một số đơn vị sau:

  • Tòa án Nhân dân;
  • Viện Kiểm sát;
  • Ủy ban Nhân dân;
  • Văn phòng Luật sư; văn phòng Công chứng;
  • Công an;
  • Giảng viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp;
  • Cán bộ pháp chế của một số cơ quan, doanh nghiệp;
  • Cơ quan thanh tra các Bộ, ngành,..

>>> Xem thêm: Ngành luật rất rộng lớn và nhiều tiềm năng

Ngoài ra, nếu học ngành luật kinh tế, bạn cũng có thể làm việc ở doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh, có thể phụ trách các công việc liên quan đến pháp luật và kinh tế trong các cơ quan Nhà nước (các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp), trong các tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội, có thể làm việc tại các trung tâm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật kinh tế.

Cùng [Hocluat.vn] tìm hiểu một số nghề luật phổ biến nhé:

Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên

Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này. Những công việc, chức danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.

Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước

Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng rất ít. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển đấy.

Pháp chế doanh nghiệp

Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro về pháp lý trong kinh doanh là rất lớn nếu các doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa. Tuy nhiên, việc có thể tiên liệu và phòng tránh rủi ro pháp lý không phải ai cũng làm được mà cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật. Vì vậy, ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp có hẳn một phòng/ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra.

Công chứng viên

Công chứng viên

Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ. Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.

Giảng viên luật

Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Các trường có nhu cầu sẽ tổ chức các kỳ thi tuyển giảng viên để tuyển dụng. Làm giảng viên, bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để nghiên cứu Luật chuyên sâu, đóng góp cho sự phát triển luật pháp của nước nhà.

Trợ giúp viên pháp lý

Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.

Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…

Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu, chuẩn, điều kiện không.

Thư ký phiên tòa

Ngoài những công việc trên, vài năm trở lại đây còn một ngành mới đó là Thừa phát lại. Đây là cơ quan có chức năng tống đạt, lập vi bằng, tổ chức thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án…Hoạt động của Thừa phát lại vừa là độc lập vừa là giúp việc cho các Cơ quan tố tụng như Tòa án, Cơ quan thi hành án nhưng lại không phụ thuộc vào các cơ quan này. Để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, bạn cần phải có bằng cử nhân luật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật pháp là 5 năm trở lên, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về Thừa phát lại…

Nên học luật gì?

Có rất nhiều ngành luật mà sinh viên có thể chọn lựa khi theo học các trường đào tạo chuyên sâu về Luật. Nên học luật gì thì tùy vào sở thích, thế mạnh cũng như định hướng của mỗi người. Ví dụ như: Có người thích làm pháp chế tại những tập đoàn, doanh nghiệp chọn học ngành luật kinh tế. Có người thích trở lại một luật sư tranh tụng thì chọn ngành luật học (luật chung) và sau này theo chuyên ngành hẹp (chuyên sâu) là dân sự, hình sự,… Các ngành luật phổ biến có thể kể đến như:

  1. Luật Nhà nước (còn gọi là luật hiến pháp)
  2. Luật hành chính
  3. Luật tài chính
  4. Luật đất đai
  5. Luật dân sự
  6. Luật lao động
  7. Luật hôn nhân và gia đình
  8. Luật hình sự
  9. Luật tố tụng hình sự
  10. Luật tố tụng dân sự
  11. Luật kinh tế
  12. Luật quốc tế

Mỗi ngành lại có một đặc thù riêng, ngành nào cũng có cái hay cái dở, tùy thuộc vào sở thích, năng lực, điều kiện mà mỗi người đều có thể lựa chọn học một hoặc nhiều ngành. Không riêng ngành luật nói chung mà tất cả các ngành trên mọi lĩnh vực, một khi đã đam mê và thực sự hạ quyết tâm kiên trì, theo đuổi đến cùng khi thành công cũng chỉ là vấn đề sớm hay muộn.

Cho dù bạn không thích tất cả những công việc kể trên thì vẫn còn một cơ hội nữa cho bạn. Đó là, bạn hoàn toàn có thể tự mình kinh doanh và kiến thức luật không bao giờ thừa. Có rất nhiều sinh viên luật sau khi tốt nghiệp đã tự mình gây dựng cơ sở kinh doanh và rất tự tin với kiến thức của mình, có thể đứng vững được trên thương trường và thành đạt.

Học luật ở đâu?

Trường ĐH luật TP. Hồ Chí Minh
(Ảnh: dantri.vn)

Có rất nhiều cơ sở đào tạo luật xuyên suốt từ Bắc vào Nam, hiện nay cả nước có 32 trường Đại học đào tạo ngành luật bao gồm các trường Đại học chính quy và Đại học dân lập. Trong đó có những trường tên tuổi phải kế đến như:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
  • Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh tế – Luật – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
  • Học viện Tòa án
  • Trường Đại học Luật Huế
  • Khoa luật – Trường Đại học Công đoàn
  • Khoa luật – Trường Đại học Vinh
  • Khoa Luật – Trường ĐH Ngoại Thương
  • Khoa luật – Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
  • Khoa luật – Trường Đại học Cần Thơ
  • Khoa Luật – Trường Đại học Sài Gòn
  • Và rất rất nhiều cơ sở đào tạo khác bạn có thể tham khảo trên internet!

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết đang cập nhật…

Các tìm kiếm liên quan đến Học luật ra trường làm gì, học luật ra làm công an được không, học luật dân sự ra làm gì, ngành luật thi khối nào, học luật hình sự ra làm gì, quản trị luật ra làm gì, học tòa án ra làm gì, học luật có làm ngân hàng được không, các ngành luật

3.6/5 - (11 bình chọn)

Phản hồi

  1. Chào các bạn, mình xin giới thiệu website: viecnganhluat.com/ – Đây là 1 website Chuyên về tin tuyển dụng và tìm việc làm ngành luật như: tuyển dụng pháp chế, tuyển thực tập sinh pháp lý, tuyển dụng công chứng viên, tuyển dụng thừa phát lại…. Rất nhiều việc làm pháp lý, tin tuyển dụng pháp chế hữu ích

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền