Hòa giải trong ly hôn là gì? Có thể bỏ qua bước này?

Chuyên mụcLuật hôn nhân và gia đình Hòa giải trong ly hôn

Hòa giải trong ly hôn là gì?

Là một trong những thủ tục quan trọng trước khi tòa án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (không ly hôn nữa) hoặc công nhận thuận tình ly hôn (đồng ý ly hôn) được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

 

Ly hôn không cần hòa giải có được không?

Hòa giải được chia làm 2 giai đoạn là hòa giải cơ sở và hòa giải tại Tòa án

Việc hòa giải cơ sở chỉ được khuyến khích chứ không phải bắt buộc còn hòa giải tại Tòa án là bắt buộc

 

Quy trình hòa giải ly hôn như thế nào?

 

– Thông thường với những vụ ly hôn đơn giản, không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho tòa án.

 

Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác.

 

Hòa giải ở cơ sở với hòa giải viên là những người gần gũi, gắn bó với vợ, chồng nên hiểu rõ nhất về con người, tính cách của mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết nhất cho những người trong cuộc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa đạt được hiệu quả, hầu như chỉ mang tính “hình thức”, tỷ lệ các cặp vợ chồng quay lại với nhau sau khi được hòa giải ở cơ sở là không nhiều.

 

 

– Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở thì hoạt động hòa giải tại Tòa án lại là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Vấn đề này được quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2000:

 

     + Nếu việc hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Đồng thời, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

     + Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, tòa sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung… Nếu các bên thỏa thuận được, Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn. Sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Việc hòa giải thuận tình ly hôn sẽ giúp cho thời gian giải quyết ly hôn được nhanh chóng, thuận lợi; các bên sẽ không mất nhiều thời gian tới lui để “hầu” tòa, nếu có tranh chấp về tài sản mà hòa giải thành, các bên chỉ phải mất 50% án phí.

 

Ly hôn hòa giải mấy lần?

Theo pháp luật tố tụng dân sự không quy định số lần hòa giải, việc không giới hạn số lần hòa giải như vậy giúp cho tòa án có thể linh hoạt để tổ chức các buổi hòa giải sao cho phù hợp với tính chất khác nhau của từng vụ việc.

Theo kinh nghiệm thực tiễn cho thấy việc hòa giải tại tòa thường được tiến hành ít nhất 2 lần, ngoài ra việc hòa giải còn phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của 2 bên. Nếu đến ngày triệu tập mà đương sự không lên tòa thì tất nhiên không thể tổ chức buổi hòa giải, vì hòa giải là việc 2 bên thỏa thuận với sự tham gia của bên thứ 3 là tòa án.

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền