Giải thích khái niệm người già, người già yếu, người quá già yếu ở BLHS

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật Giải thích khái niệm người già, người già yếu, người quá già yếu ở BLHS

Trong những văn bản QPPL hiện hành hiện nay ở nước ta chỉ có nhắc đến khái niệm “người cao tuổi”. Tại Điều 2 Luât Người cao tuổi 2009, tại Luật này, “người cao tuổi” là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Ở Bộ luật lao động 2012 thì có quy định riêng đối với “người lao động cao tuổi”. Còn với khái niệm “người già”, “người già yếu”, “người già quá yếu” chỉ được nhắc đến trong các quy định của Bộ luật hình sự, tuy nhiên không có một định nghĩa nào giải thích các trường hợp này cũng như cũng không hề có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về các khái niệm này một cách đầy đủ và triệt để.

 

Tại quy định tại phần chung của Bộ luật hình sự 1999 có quy định “người phạm tội là người già” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và “phạm tội với người già” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Và “người già quá yếu” là điều kiện để xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong các trường hợp đặc biệt.

 

Chính vì việc không có định nghĩa, giải thích cụ thể đối với từng đối tượng này nên Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP để quy định “người già” là người từ 70 tuổi trở lên. Và theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP thì “người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. Riêng đối tượng “người già yếu” thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Hai Nghị quyết trên lại đặt ra một vấn đề nữa là “người từ 70 tuổi trở lên” thì xác định là người già hay là người quá già yếu? Ngoài ra việc xác định người 60 tuổi trở lên thường xuyên đau ốm như thế nào? “Thường xuyên đau ốm” là bao nhiêu lần và được xác định trong khoảng thời gian nào?

 

Chúng ta có thể thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có sự thống nhất chung giữa các khái niệm, quy định, các văn bản hướng dẫn cũng chưa đầy đủ và triệt để. Ngoài ra, để luật hóa các quy định như thế nào là người già, người già yếu và người quá già yếu cũng cần phải có những cơ sở khoa học, cụ thể là về y học. Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn chưa làm được điều đó. Các văn bản hướng dẫn vẫn còn chưa đầy đủ, trong tương lai cần phải có những hướng dẫn đầy đủ, theo hệ thống và có sự thống nhất chung giữa các văn bản QPPL với nhau.

 

Đôi dòng chia sẻ với các bạn, mong nhận được sự góp ý.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Khi đọc những quy định thường ít ai chú ý đến việc người giàm người già yếu và người quá già yếu theo pháp luật là như thế nàochỉ khi xảy ra một trường hợp cụ thể, buộc phải phân biệt được những đối tượng để áp dụng quy định cho phù hợp thì mới tìm hiểu, phân tích. Phát hiện của bạn rất hay, bổ ích, cung cấp thêm thông tin và cũng như giúp mọi người có thể hiểu hơn về những khái niện trên.

  2. Trước giờ mình không biết là có sự phân biệt giữa người già, người già yếu và người già quá yếu mà chỉ quan tâm các đối tượng là người già thì chính là người cao tuổi. Thực sự là rất khó để phân biệt những đối tượng trên. Bất cập nữa là pháp luật lại không có quy định cụ thể cũng như khái niệm rõ ràng để phân biệt giữa 03 đối tượng này. Phải chăng có cần thiết phải phân biệt như vậy không? Theo mình là không. Cứ xếp họ vào nhóm đối tượng là người già hoặc người cao tuổi là được rồi. Theo đó, các chính sách pháp luật hay các chế tài xử phạt đối với các đối tượng này cũng không cần quá cứng nhắc, vì họ đều là những người đã có tuổi!

  3. Quả thật vấn đề bạn phát hiện rất hay. Dựa trên những hướng dẫn trên thì cũng thật khó xác định trường hợp nào là người già, người già yếu và người quá già yếu. Tất cả thông tin chỉ mang tính định tính (trừ số tuổi là định lượng).

    Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mỗi người có 2 loại tuổi (1 số nước có phân biệt 2 loại tuổi này) đó là tuổi đời (tuổi theo giấy khai sinh, căn cứ vào ngày tháng năm sinh) và loại tuổi thứ 2 là tuổi sức khỏe (độ tuổi của theo sức khỏe của tế bào, cơ quan trong cơ thể). Hai loại tuổi này thông thường sẽ là khác nhau. Có thể có những người mà chúng ta gọi là già trước tuổi hoặc trẻ hơn tuổi. Cái đó phản ánh tuổi sức khỏe. Một ông cụ 70 nhưng có thể tuổi sức khỏe là 50 và ngược lại một người tuổi đôi mươi cũng có thể tuổi sức khỏe đã 60 – 70.

    Theo xu hướng lập pháp của các nước trên thể giới thì tuổi trong giấy khai sinh sẽ dần nhường chỗ cho loại tuổi sức khỏe khi xác định các vấn đề liên quan đến người cao tuổi như chính sách an sinh xã hội cho họ hoặc các tình tiết giảm nhẹ khi thực hiện tội phạm v.v… Có thể quy định trong BLHS trên cũng phần nào đó thể hiện độ tuổi sức khỏe khi có đề cập người 70 nhưng hay ốm đau bệnh tật thì gọi là quá già yếu. Tuy cách diễn đạt có lủng củng và không rõ ý nhưng đại ý là nhà lập pháp muốn đề cập đến độ tuổi sức khỏe. Phần nào cho thấy các nhà lập pháp VN cũng muốn học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới, tuy nhiên những gì đang thể hiện là chưa ổn, gây nhiều rắc rối.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền