Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước

Chuyên mụcLuật tài chính Ngân sách

Quan hệ pháp luật Ngân sách nhà nước là gì? Trình bày các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật Ngân sách nhà nước?

 

1. Quan hệ pháp luật Ngân sách nhà nước là gì?

Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ khác của nhà nước được các quy phạm pháp luật ngân sách nhà nước điều chỉnh.

2. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước?

a) Chủ thể:

Nhà nước: tham gia với 2 tư cách:

+ Chủ thể có quyền lực được nhân dân trao cho.

+ Chủ thể thường: chi mua sắm, đấu thầu.

Các tổ chức kinh tế ( trong và ngoài nước):

+ Chủ thể đóng thuế.

+ Chủ thể thụ hưởng: nhận tiền góp vốn của nhà nước.

Các tổ chức phi kinh doanh

+ Đảng cộng sản, công đòan, Đòan thanh niên: được cấp kinh phí

+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp ( chỉ khi được nhà nước giao nhiệm vụ và cấp kinh phí).

Các cá nhân

b) Khách thể:

Khách thể của quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là tiền và các giấy tờ có giá trị có thể chuyển đổi thành tiền nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước.

c) Nội dung:

Nội dung của quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là tổng hợp quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước do các quy phạm pháp luật ngân sách nhà nước quy định hay thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

* Xét về bản chất do phát sinh trong một lĩnh vực đặc thù là lĩnh vực tài chính công nên quan hệ pháp luật NS thuộc loại quan hệ có tính chất hành chính và được điều chỉnh bới các quy phạm pháp luật thuộc ngành luật công. Tính chất hành chính, quyền lực công của quan hệ pháp luật NS thể hiện:

– Chủ thể: thành phần tham gia quan hệ pháp luật NS có ít nhất 1 bên là cơ quan công quyền, thậm chí hầu hết các quan hệ pháp luật NS đều có hai bên tham gia là các cơ quan công quyền.

– Khách thể: Mục đích của việc xác lập và thực hiện qhpl NS là thỏa mãn nhu cầu thực hiện các chức năng cơ bản của nhà nước (vì lợi ích công cộng).

– Nội dung: Hầu hết các quyền và nghĩ vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật NS đếu đc thiết lập nhằm hướng tới việc thỏa mãn lợi ích chung.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền