Các kỹ năng cần có để trở thành công chứng viên

Chuyên mụcCafe Dân Luật Công chứng viên

Công chứng viên là một chức danh tư pháp, một nghề nghiệp chuyên môn luật dành cho các bạn sinh viên luật có thể lựa chọn bên cạnh các chức danh Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thừa phát lại, Quản tài viên,...

 

Xem thêm: Điều kiện để trở thành công chứng viên

 

Từ năm 2007, khi nhà nước thực hiện chủ trương xã hội hóa với sự thành lập và hoạt động của các văn phòng công chứng (công chứng tư) thì cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên trong nghề này càng nhiều hơn. Qua một số tài liệu tham khảo, mình xin mạn phép đề cập một số điều cần thiết cho các bạn sinh viên luật để trở thành Công chứng viên.

1. Kiến thức chuyên môn

Cũng như bất kỳ ngành nghề khác, các bạn hành nghề luật thì kiến thức chuyên môn về luật trong quá trình học tập là điều căn bản và quan trọng để từ đó các bạn có nền tảng pháp lý vững vàng.

Có quá trình và kết quả học tập tốt luôn là một lợi thế cho việc được tuyển dụng vào vị trí làm việc cũng như giúp ích trong quá trình làm việc.

2. Kinh nghiệm làm việc

Các bạn sinh viên nếu có định hướng theo nghề công chứng thì lời khuyên là các bạn nên đăng ký tuyển dụng và làm việc tại một tổ chức hành nghề công chứng ngay từ khi ra trường. Điều này có ích cho quá trình tích lũy kinh nhiệm hành nghề, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp trong nghề công chứng cũng như thuận lợi trong việc xác định thời gian công tác pháp luật 5 năm đủ điều kiện bổ nhiệm vì hồ sơ chứng minh thời gian công tác của các bạn là đầy đủ, xuyên suốt.

3. Kỹ năng cần thiết

– Tìm kiếm, tra cứu văn bản pháp luật, xác định quan hệ pháp luật trong yêu cầu công chứng của khách hàng được điều chỉnh bởi luật nào.

– Kỹ năng đánh máy, soạn thảo văn bản (đánh máy và xử lý văn bản tốt là một ưu thế).

– Kỹ năng tư vấn, làm việc với khách hàng, trao đổi hồ sơ, chuyên môn với công chứng viên, …..

– Ngoại ngữ cũng là một lợi thế không thể thiếu giúp các bạn có thể trao đổi, làm việc với khách hàng cũng như kiểm tra các bản dịch trong việc chứng thực.

– Khả năng ngôn ngữ bao gồm kỹ năng nói (để trao đổi, tư vấn với khách hàng, công chứng viên), kỹ năng viết (để soạn thảo văn bản, chuyển tải yêu cầu của khách hàng từ ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ văn bản). Mình nhấn mạnh về khả năng này vì Công chứng viên nói riêng và người hành nghề luật nói chung không thể hành nghề hiệu quả nếu khả năng ngôn ngữ (nói, viết) kém. Do đó, trong quá trình học tập cũng như hành nghề luật các bạn nên không ngừng nâng cao kỹ năng này.

Để nói và viết được tốt các bạn cần:

a. Học tập, rèn luyện chính tả, ngữ pháp tiếng việt, sử dụng dấu câu, tách đoạn, … thật tốt.
b. Tăng cường vốn từ vựng cho bản thân.
c. Tăng cường khả năng sáng tạo trong sử dụng ngôn từ để có thể chuyển tải nội dung mình được nghe, được yêu cầu thành ngôn ngữ văn bản trong nội dung hợp đồng.

Đối với phần kỹ năng này không chỉ là cần thiết với nghề Công chứng viên mà nó được xem như các kỹ năng căn bản đối với tất cả nghề nghiệp chuyên môn luật khác. Chúc các bạn thành công!

 

Nguồn: Công chứng viên Trịnh Minh Hoài.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Các kỹ năng cần thiết để trở thành công chứng viên, kỹ năng cần có của công chứng viên, đề thi kỹ năng công chứng, kỹ năng giao tiếp của công chứng viên, những điều cần biết về nghề công chứng viên, kỹ năng giao tiếp cơ bản của công chứng viên, sổ tay công chứng viên, tổng quan về nghề công chứng, nghiệp vụ công chứng
đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền