3 điều kiện để Luật sư tiến hành tố giác thân chủ

Chuyên mụcLuật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Thảo luận pháp luật Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa chia sẻ với phóng viên (Ảnh: infonet)

Phát biểu với phóng viên, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa có chia sẻ, Liên Hợp Quốc có một Nghị quyết về mối quan hệ giữa Luật sư và người được bào chữa. Trong Nghị quyết này, có nội dung nhắc đến việc các quốc gia thành viên phải tạo điều kiện để Luật sư có thể giữ bí mật cho thân chủ của mình. Ở một số nước trên thế giới, nếu như Luật sư tiết lộ bí mật của thân chủ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

Pháp luật Việt Nam có quy định về vai trò của Luật sư, đó là Luật luật sưBộ luật tố tụng hình sự 2015, cùng với đó là quy định về việc thông tin người bào chữa và người được bào chữa đều được bảo mật.

 

Điểm này là điểm nhiều người không thấy: Quyền bảo mật này là quyền của bị can, bị cáo vì thông tin là của cá nhân họ. Khi họ làm việc với các cơ quan tố tụng, họ có quyền không phải khai những điều làm bất lợi cho mình và không bị buộc phải nhận tội. Nếu mà bị buộc phải nhận tội thì dễ xảy ra oan sai, đó cũng là quyền được quy định theo Hiến Pháp.

 

Khi bị cáo làm việc với Luật sư hay người bào chữa của mình, họ đem thông tin đó trao đổi với Luật sư rồi Luật sư lại đi tiết lộ thông tin? Ở đây mới chỉ nhắc đến việc tiết lộ thông tin chứ chưa nói đến việc tố giác trước pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, quyền bảo mật của các luật sư kể cả trên thế giới cũng không phải là tuyệt đối. Không riêng gì ở Việt Nam mà ở các nước khác cũng vậy.

 

Như vậy, chúng ta phải hiểu rằng trong một số trường hợp nhất định thì Luật sư phải có nghĩa vụ tiết lộ hay thâm chí là tố giác. Tôi xin đưa ra 03 điều kiện như sau:

 

1. Theo Điều 19 BLHS 2015 quy định thì nếu phát hiện những thông tin cho thấy có một hành vi phạm tội đang hoặc sắp được hiện thì mọi công dân, bao gồm cả Luật sư sẽ không được miễn trách nhiệm hình sự nếu không tố giác.

 

2. Đối với những với những hành vi đã xảy ra rồi nhưng nếu không tố giác thì gây nguy hiểm cho xã hội.

 

Ví dụ: Như tội phạm có tổ chức, người cầm đầu bị giam giữ nhưng bên ngoài bộ máy vẫn diễn ra các hành vi vi phạm pháp luật. Với trường hợp này rõ ràng Luật sư phải có nghĩa vụ tố giác, đề ngăn chặn hành vi đó của thân chủ.

 

3. Nắm được chứng cứ rõ ràng. Xin nhấn mạnh là Luật sư phải nắm trong tay chứng cứ rõ ràng mới được tố giác.

 

“Khi có 3 điều kiện này, thì luật quy định LS phải có nghĩa vụ tố giác đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hay tội đặc biệt nghiêm trọng thì tôi đồng ý.” Ông Trương Trọng Nghĩa phát biểu.

 

Việc tố giác thân chủ hay không là cuộc đấu tranh nội tâm của Luật sư. Một bên là lương tâm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Một bên là trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Rõ ràng, trường hợp này Luật sư phải chọn trách nhiệm với xã hội và đất nước trên hết.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Vụ Luật sư tố giác thân chủ lùm bùm mấy bữa nay và nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Gọi là tố giác giống như kiểu phản bội lại sự trung thành đối với thân chủ của mình – cái vốn được gọi là đạo đức khi hành nghề Luật sư. Dường như mọi người đã “tạm quên” đi chức năng và vai trò của Luật sư trong tố tụng thì phải? Người ra có tội hay không có tội đều cần đếnLuật sư để tìm ra giải pháp giảm nhẹ tội cho mình hay cách khác là tìm ra sự thật để chứng mình mình không có tội. Vậy nên theo mình Luật sư vẫn cứ hành nghề Luật sư và làm công việc vốn là của họ, vẫn cứ trung thành bảo vệ thân chủ của mình đến cùng, chỉ khi nào họ không thể “đảm nhiệm” được nữa thì hãy từ chối chứ đừng “phản chủ”.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền